Lái xe ô tô số tự động tưởng dễ nhưng vẫn cần chú ý những mẹo này
Lái xe số tự động tưởng như đơn giản nhưng nếu thiếu hiểu biết, bạn sẽ khiến chiếc xe xuống cấp một cách nhanh chóng.
Dưới đây là một số mẹo lái xe giúp giữ cho hộp số tự động luôn ở trong tình trạng tốt, kéo dài tuổi thọ.
1. Để chân chờ ở bàn đạp ga
Xe số tự động được tích hợp các thao tác điều khiển vào cùng một chân phải, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân. Đặc biệt là không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh, để chân chờ trên bàn đạp ga. Khi sử dụng xe số tự động, ở bất kì thời điểm nào không đạp ga, người lái phải nhanh chóng chuyển mũi chân sang phía bàn đạp phanh.
Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Đây là một trong các nguyên nhân xe ô tô mất kiểm soát phổ biến gần đây, gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Xe số tự động được tích hợp các thao tác điều khiển vào cùng một chân phải, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân
2. Chọn số N để đổ đèo
Người lái xe sẽ khó có thể kiểm soát hoàn toàn xe ô tô của mình nếu để xe về trạng thái N khi đổ đèo. Điều này khiến lái xe không thể xử lý kịp thời khi gặp phải tình huống bất ngờ. Lý do để các lái xe có thói quen này là bởi họ nghĩ nó giúp xe tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên đây là một trong các suy nghĩ sai lầm và nguy hiểm đến tính mạng của người lái cũng như hành khách. Ngày nay các hộp số tự động hầu hết đều có khả năng điều tiết lượng nhiên liệu tiêu thụ dựa theo tình trạng hoạt động của động cơ xe, cũng như cảm biến chân ga để biết bạn đang đổ dốc, đi đèo hay không. Do đó không cần chuyển xe về số N khi đổ đèo, xe vẫn có khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Video đang HOT
Người lái xe sẽ khó có thể kiểm soát hoàn toàn xe ô tô của mình nếu để xe về trạng thái N khi đổ đèo
3. Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng một số người điều khiển phương tiện vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D và quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Nếu xe ở chế độ D, khi xe lao xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần sẽ khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên, phanh sẽ sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ tạo ra cháy má phanh, mất phanh. Trong khi đó, việc sử dụng số tay trên xe số tự động khi di chuyển ở đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển xe về các cấp số thấp, nhờ đó tận dụng lực hãm theo cách phanh động cơ. Người điều khiển xe có thể yên tâm cài số thấp để không phải đạp phanh nhiều.
Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng
4. Chuyển về số P không đúng cách
Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, lái xe sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số. Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi đế khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.
5. Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc
Đây là một trong những cách được nhiều lái xe sử dụng để tăng tốc độ cho xe, họ tin rằng cách này giúp xe nhanh chóng đạt tốc độ cao. Đây là một quan niệm sai lầm. Tất cả hộp số tự động đều có thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “Nâng số và hạ số theo vòng tua được thiết lập sẵn”. Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và đây cũng mẹo đạp ga giúp tiết kiệm xăng ô tô.
6. Không sử dụng chế độ số thể thao
Xe số tự động vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, ký hiệu của chế độ này thường là ” ,-” hoặc “M1, M2, L1, L2″… và được thiết kế ngay trên cần số. Thường các xe sử dụng số tự động có chế độ kick down, khi người lái đạp mạnh chân ga, hộp số sẽ tự động trả số để hỗ trợ tăng tốc những lúc cần tăng tốc vượt xe. Nếu tận dụng chế độ thể thao, người lái sẽ không cần thao tác trên và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu. Ngoài ra, các chế độ này cũng sẽ hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn.
7 mẹo chống buồn ngủ hiệu quả khi lái xe ôtô
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp cánh tài xế tránh được những cơn buồn ngủ khi lái xe ôtô, đảm bảo an toàn cho cá nhân và mọi người.
Ngủ đủ giấc trước khi cầm lái
Với lái xe đường dài, giấc ngủ cực kỳ quan trọng giúp bạn lái xe an toàn. Theo các chuyên gia khuyến cáo tài xế nên ngủ đủ giấc hoặc ít nhất là 6 tiếng để giữ được sự tỉnh táo khi cầm lái.
Thêm vào đó, tài xế cũng không nên lái xe ôtô đường dài liên tục trong nhiều ngày bởi sẽ dẫn đến kiệt sức, không đảm bảo sức khỏe.
Chợp mắt vài phút khi cảm thấy quá buồn ngủ
Trong trường hợp tài xế quá buồn ngủ và không thực sự tỉnh táo để kiểm soát tay lái cũng không nên cố lái xe. Điều này dễ dẫn tới tình huống tài xế ngủ gật, buông tay lái, chệch làn đường và gây tai nạn đáng tiếc.
Vì vậy, tài xế có thể dừng lại bên đường, chợp mắt khoảng 15-20 phút trước khi tiếp tục hành trình.
Không lái xe liên tục suốt 4 tiếng
Nếu lái xe suốt 4 tiếng, khả năng tập trung của tài xế sẽ giảm sút do bộ não phải làm việc quá tải và hao tốn nhiều năng lượng. Do đó, khi lái xe đường dài, đặc biệt là xe tải, hầu hết các lái xe đều cần người lái thay phiên.
Vì vậy, nếu hành trình của bạn dài hơn 4 tiếng hãy có quãng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và lấy lại sức thay vì chạy xe liên tục.
Không nên lái xe ôtô khi quá buồn ngủ (Ảnh: SFM)
Hạ cửa kính xe để gió lưu thông
Trên thực tế, lái xe trên một quãng đường dài dễ khiến tài xế nhàm chán và buồn ngủ. Những lúc như vậy, tài xế có thể hạ một phần cửa sổ xuống để không khí lưu thông trong xe, tăng sự tỉnh táo và tập trung.
Tuy nhiên, nên hạ 1/3 cửa kính để tránh các tác động xấu của ngoại cảnh và tuyệt đối không được để tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể ra ngoài cửa kính khi đang lái xe.
Mang theo kẹo cao su yêu thích
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẹo cao su có thể khiến tài xế tỉnh táo hơn bởi hương bị mát lạnh, thông thoáng đầu óc. Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su, cơ miệng hoạt động liên tục cũng giúp người nhai không bị nhàm chán, không dễ lịm theo cơn buồn ngủ.
Mặc dù không hẳn là một phương pháp triệt tiêu hẳn cơn buồn ngủ nhưng nhai kẹo cao su cũng góp một phần nhỏ giúp tài xế tỉnh táo trong trường hợp không thể dừng hành trình ngay lập tức.
Bật nhạc hoặc radio
Thực hiện điều này sẽ giúp tài xế có thể thư giãn đầu óc hơn thay vì chỉ lái xe trong sự yên lặng và buồn tẻ. Đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm, khung cảnh tối xung quanh sẽ làm cho tài xế có cảm giác buồn ngủ nhiều hơn, do đó, đây cũng là một mẹo nên cân nhắc.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên bật nhạc hoặc radio quá to vì điều này có thể khiến tài xế không nghe được tín hiệu cảnh báo của phương tiện xung quanh hoặc tín hiệu cảnh báo từ hệ thống trong trường hợp xe xảy ra sự cố hoặc trục trặc kỹ thuật.
Những lời khuyên "vàng" dành cho các "tài mới" khi lái xe ô tô Có nhiều "tài mới" hay ngoái đầu ra sau mỗi khi lùi và quay đầu xe, thói quen này đúng hay sai? Nên sử dụng những mẫu xe cỡ nhỏ Trên thực tế, có không ít các tài xế đã "mạnh tay" lựa chọn các mẫu xe có động cơ dung tích lớn, công suất cao hoặc những chiếc xe sang có sức...