Lái xe ô tô qua hầm đường bộ cần lưu ý những gì?
Khi lái xe ô tô qua hầm đường bộ, tài xế cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn cũng như tránh bị phạt do phạm lỗi.
Hầm đường bộ được xây dựng nhằm gỡ nút thắt về ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn đồng thời hỗ trợ người lái di chuyển an toàn, giảm tải rủi ro, tai nạn giao thông. Tuy nhiên, khi di chuyển trên đoạn đường này đòi hỏi những lưu ý, kinh nghiệm để không vi phạm Luật an toàn giao thông.
Hệ thống đèn chiếu sáng trên ô tô bao gồm đèn pha và đèn cốt có chức năng giúp người lái cải thiện tầm nhìn, tăng khả năng quan sát chướng ngại vật trên đường. Trong đó, đèn pha có tác dụng chiếu sáng xa, đèn cốt đóng vai trò chiếu sáng gần.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần. Bên cạnh đó, đèn cốt có góc chiếu thấp, giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi hẹp, đồng thời tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông đối diện.
Khi tham gia giao thông trong hầm đường bộ, người lái nên bật đèn cốt chiếu sáng gần
Hầm đường bộ đều được trang bị hệ thống đèn đường. Tuy nhiên do thiết kế hầm ở dưới lòng đất nên bóng đèn không cấp đủ ánh sáng để người lái nhìn rõ mọi chướng ngại vật. Vì vậy, người lái cần tích hợp thêm đèn cho xe để tăng khả năng chiếu sáng. Đồng thời khi di chuyển trong hầm bộ, người lái cần duy trì đèn chiếu sáng để đảm bảo tầm nhìn tối ưu.
Người lái lưu ý, ngay cả khi hầm đường bộ có đủ sáng, người lái vẫn cần bật đèn chiếu sáng như một cách báo hiệu cho các phương tiện cùng di chuyển. Với lỗi không bật đèn trong hầm đường bộ chủ xe ô tô có thể bị phạt tối đa 2 triệu đồng theo khoản 1 Điều 27 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Ngoài ra, Điểm a Khoản 4, Điểm c Khoản 11, Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt quy định: khi qua hầm đường bộ xe ô tô cần bật đèn chiếu sáng gần. Tuy nhiên, người lái cần chú ý không bật đèn định vị, đèn pha hay đèn sương mù nhằm hạn chế tình trạng người di chuyển phía đối diện bị ngợp, chói mắt, không thể điều khiển phương tiện như ý muốn, dễ xảy ra sự cố ngay trong hầm đường bộ.
Video đang HOT
Chạy đúng tốc độ cho phép
Theo điều 5, điều 7 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông, xe ô tô phải giảm tốc độ, đồng thời bị giới hạn tốc độ trên và tốc độ dưới khi di chuyển qua hầm đường bộ. Cụ thể, tốc độ tối đa trong đường hầm bộ là 60km/h và tối thiểu là 30km/h. Tuân thủ tốc độ này giúp người lái dễ dàng kiểm soát và xử lý kịp thời tình huống trong hầm. Việc đi quá nhanh có thể dẫn tới va chạm hoặc quá chậm gây tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng đến các phương tiện đang lưu thông tại thời điểm đó.
Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm
Giữ khoảng cách an toàn
Khoảng cách giữa hai xe trước sau cũng như hai xe lưu thông cạnh nhau cũng gây ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và khả năng an toàn. Việc giữ khoảng cách giữa các xe trong hầm đường bộ sẽ giúp giảm nguy cơ va chạm, tai nạn trong trường hợp xe phanh gấp hoặc có sự cố xảy ra bất ngờ. Thông thường, khoảng cách được yêu cầu giữa 2 xe di chuyển liên tiếp tối thiểu là 30m. Đây là khoảng cách vừa đủ để người lái xe có thể bao quát được tầm nhìn xung quanh và kịp thời ứng phó với tình huống bất ngờ.
Không sử dụng còi xe
Còi xe là bộ phận có nhiệm vụ phát ra âm thanh thông báo cho các phương tiện đang cùng tham gia giao thông trên 1 tuyến đường biết về sự tồn tại và ý định di chuyển của xe.
Tuy nhiên, thiết kế đặc thù của hầm đường bộ là có không gian lớn, được xây ngầm dưới lòng đường và thông ra hai đầu hầm, vậy nên sử dụng còi trong khu vực này sẽ khiến âm thanh bị khuếch đại, tạo ra tiếng ồn lớn gây ảnh hưởng đến toàn bộ người đang di chuyển trong hầm. Như vậy, khi đi trong hầm, chủ xe cần tuyệt đối tránh sử dụng còi để gây ảnh hưởng đến chính bản thân và những người khác.
Trong trường hợp muốn báo hiệu cho phương tiện khác, chủ xe có thể nháy đèn, nhưng cần chú ý không sử dụng đèn ưu tiên ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên dựa theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Cách xử lý kính mờ khi lái xe trời mưa
Việc lái xe ô tô dưới trời mưa đôi khi không thể nào tránh khỏi, chính vì vậy người lái cần trang bị cho mình một số kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể lái xe an toàn dưới mưa.
Hiện tượng kính lái bị mờ khi di chuyển dưới trời mưa khiến người lái khó khăn trong quan sát hoặc xử lý tình huống. Để khắc phục tình trạng kính, gương xe bị mờ hiệu quả, người lái có thể thực hiện cân bằng nhiệt, sử dụng hệ thống điều hòa, bật chế độ quạt gió hoặc khởi động tính năng sấy kính.
Hạ kính xe giúp cân bằng nhiệt độ
Hạ kính xe là giải pháp dễ thực hiện, hiệu quả cao được nhiều người lái lựa chọn khi di chuyển dưới trời mưa. Thực tế, khi cửa kính được hạ, không khí giữa trong và ngoài xe lưu thông dễ dàng hơn, tạo sự cân bằng nhiệt độ giúp giảm tình trạng kính ô tô bị mờ đáng kể.
Tuy nhiên người lái chỉ nên áp dụng khi thời tiết ngoài trời mưa nhỏ hoặc không quá lạnh. Khi mở kính cần quan sát, không để nước mưa hắt vào làm ảnh hưởng nội thất cũng như sức khỏe người ngồi trong xe.
Sử dụng hệ thống điều hòa
Ngoài công dụng làm mát, hệ thống điều hòa cũng là "bảo bối" giúp giảm tình trạng mờ kính khi trời mưa hiệu quả. Người lái nên bật điều hòa gió to và chọn chế độ hất gió lên kính. Khi nhận thấy kính đã giảm mờ đáng kể, người điều khiển có thể điều chỉnh hất gió về phía cabin.
Ngoài công dụng làm mát, hệ thống điều hòa cũng là "bảo bối" giúp giảm tình trạng mờ kính khi trời mưa hiệu quả
Lưu ý khi sử dụng điều hòa, người lái nên chọn chế độ lấy gió trong bởi gió ngoài sẽ mang theo hơi nước khiến kính càng mờ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này sẽ hạn chế nếu trên kính chắn gió hoặc kính hậu đã xuất hiện nhiều hơi nước.
Sử dụng hệ thống sấy kính
Sấy kính ô tô là thiết bị cần thiết để trả lại mặt kính trong suốt giúp việc quan sát trở nên dễ dàng hơn khi lái xe dưới trời mưa. Hiện nay, hầu hết những dòng xe hiện đại đều được trang bị đầy đủ hệ thống sấy kính trước và sau. Với những dòng ô tô đời cũ, chủ xe có thể độ thêm hệ thống này mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc kết cấu của xe.
Nút bấm hệ thống sưởi kính chắn gió trước và sau nằm tại trung tâm của bảng điều khiển và được thiết kế để gần với hệ thống điều hòa ô tô. Khi kích hoạt, kính sẽ được làm khô bề mặt và đảm bảo tầm quan sát cho người lái. Hệ thống sấy kính để xử lý kính mờ khi lái xe trời mưa sẽ phát huy hiệu quả hơn khi người dùng kết hợp với điều hòa lạnh.
Tuy nhiên, khi sử dụng chức năng sấy kính, người lái cần lưu ý đóng cửa kín, vì nếu có khe hở hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn.
Bật quạt gió ở chế độ lấy gió ngoài
Chế độ lấy gió trong chỉ giúp tuần hoàn lượng không khí có sẵn bên trong khoang cabin mà không lấy thêm không khí mới từ bên ngoài. Do đó, hơi ẩm không thể được thay thế và thoát ra khiến kính ô tô bị hấp hơi nhiều hơn. Lúc này, người lái nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để cải thiện tầm quan sát.
Quạt gió đóng vai trò hút không khí ngoài trời vào trong cabin, đem lại sự cân bằng về nhiệt độ. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này không quá cao nếu trên kính chắn gió hoặc kính hậu đã xuất hiện nhiều hơi nước.
Sử dụng các đồ dùng có chức năng chống bám nước
Đối với trường hợp mưa lớn và kéo dài, các cách xử lý thông thường có thể không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Lúc này, người lái nên tìm tới các vật dụng có chức năng chống bám nước như phun nano, miếng dán nano, sáp nến,... để hạn chế tình trạng mờ kính.
Phun dung dịch nano: Dung dịch này được tạo thành từ những hạt có kích thước siêu nhỏ cỡ nanomet, giúp bảo vệ kính xe khỏi bụi bẩn, trầy xước và giảm tải hoạt động cho cần gạt nước.Miếng dán nano: Miếng dán này thường sử dụng cho 2 gương chiếu hậu, giúp chống bám nước và đảm bảo tầm quan sát phía sau cho người điều khiển.Sáp nến: Có công dụng tạo ra lớp bảo vệ và chống dính nước cho bề mặt kính. Người dùng cần rửa sạch kính trước khi bôi sáp nến, sau đó dùng khăn lau để làm đều bề mặt đã sử dụng sáp.
Khi nào cần thay nước làm mát động cơ ô tô? Nước làm mát động cơ ô tô kém chất lượng sẽ làm giảm hiệu quả làm mát và gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ. Nước làm mát là hỗn hợp giữa 50% khối lượng nước và 50% khối lượng ethylene glycol nguyên chất có đặc tính chống đông và chống gỉ. Đặc tính này sẽ giảm dần theo thời gian,...