Lái xe ngày Tết: Vui nhưng phải an toàn
Du Têt la vui nhưng ngươi tham gia giao thông phai đê cao y thưc an toan thi niêm vui mơi tron ven.
Khac vơi moi năm, Têt năm nay co sư xuât hiên cua Nghi đinh 100 vê han chê uông rươu bia, ngươi đi xe may, ô tô vi pham nông đô côn bi phat rât năng kem theo cac chê tai câm điêu khiên trong thơi gian dai. Thâm chi, ca ngươi đi xe đap hay xe đap điên cung chiu nhưng mưc phat tiên rât cao nêu bi vi pham.
Măc du vây, vi tâm ly vui hêt minh ngay Têt, công vơi sư nơi long cua lưc lương chưc năng thương thây trong cac dip Têt nên nhiêu ngươi vân co thê qua chen, dân tơi nguy cơ mât an toan cho chinh minh va nhưng ngươi tham gia giaoo thông.
Lai xe an toan la yêu câu sô 1
Để việc lái xe đường trường ngày Tết được an toàn và thuận lợi, người lái cần co sưc khoe tôt, kiểm tra xe, lên kế hoạch di chuyển và lái xe cẩn thận.
1- Sưc khoe tôt, không rươu bia
Lái xe trong nhưng ngay Têt, đăc biêt la đi chơi xa đòi hỏi tài xế có sức khoẻ tốt để tập trung xử lý chính xác những tình huống giao thông, từ cao tốc, quốc lộ cho đến đường đèo, đồi núi. Người lái nên ngủ đủ giấc trước chuyến đi để có được tinh thần thoải mái và sáng suốt. Sẽ tốt hơn nếu trong chuyến đi có nhiều hơn một người lái để luân phiên đổi tài khi mệt mỏi.
Bên cạnh đó, cần chia nhỏ lộ trình và nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 giờ lái xe, hạn chế việc lạm dụng các loại cà phê hay nước tăng lực để tạo sự tỉnh táo. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên tìm nơi dừng chân và ngủ nghỉ để lấy lại sức chứ không nên cố gắng tiếp tục điều khiển xe, dễ gây tai nạn.
Lai xe cung tuyêt đôi không nên uông rươu bia, đa uông thi không lai.
Nên kiểm tra tổng thể xe trước khi bắt đầu chuyến đi, tránh để rơi vào những tình huống bị động do xe bị hư hỏng dọc đường cũng như đảm bảo an toàn khi lưu thông. Sáng dậy, đi vòng quanh xe, nhìn 4 cái lốp xem có căng không (nếu chưa quen thì nên nhờ ai đó hoặc chỗ thuê xe), ta-lông lốp ở mức độ nào, 4 bánh có mòn ta-lông đều nhau không. Sau đó mở nắp ca-pô đằng trước, kiểm tra đổ nước mát và nước rửa kính đầy đủ nhé.
Tốt nhất nên tự chạy một đoạn và thử phanh. Từ việc thử rà phanh cho đến phanh gấp để biết phanh xe ở mức độ nào, sâu hay nông, có tốt hay không tốt và có trục trặc gì không. Nếu không biết được điều đó, đi đường phanh không theo ý muốn sẽ làm bạn bối rối.
Kết hợp thử phanh thì thử côn (ly hợp) luôn (nếu là xe số sàn). Xem côn có “ngọt”? Có dắt số khó vào không. Làm thế để dọc đường bạn chủ động và “biết” về tật của “vợ hai”.
Kiểm tra vật dụng. Bộ phụ tùng, lốp dự phòng, có thể có thêm mấy đoạn dây điện và đèn pin. Bạn nên biết cách thay lốp dự phòng. Vật dụng cá nhân như nước, đĩa nhạc, giấy vệ sinh, túi nilon…đồ ăn dọc đường.
Video đang HOT
3 Lên kế hoạch và chọn lộ trình
Bước tiếp theo để có một chuyến về quê hoặc đi du xuân nhẹ nhàng, thoải mái là chọn lộ trình và thời điểm xuất phát hợp lý. Trong lúc di chuyển có thể nghe ngóng thêm các thông tin về tình hình giao thông và thời tiết qua radio để ứng biến, chuyển hướng nếu cần thiết để tránh ùn tắc hoặc thời tiết xấu.
Có thể lựa chọn đi từ rạng sáng hoặc bắt đầu lăn bánh vào tối hôm trước để tranh thủ đường thoáng và vắng xe. Tuy nhiên, lái xe ban đêm sẽ đòi hỏi sự tập trung cao hơn bởi tầm nhìn bị hạn chế. Dù đường vắng, người lái cũng cần tuân thủ tốc độ quy định trên mỗi đoạn đường.
4- Lên đương
Ngồi lên cabin, trước mặt là vô-lăng rồi. Thở một hơi thật sâu, chỉnh ghế và gương ở vị trí hợp lý nhất. Thắt dây an toàn, nhắc vợ kiểm tra lại lần cuối còn thiếu gì không (vì nếu thiếu, dọc đường cứ hay lăn tăn nghĩ đến thứ thiếu đó sẽ mất tập trung). Có thể buông một câu đùa vui với ngươi thân.
Nổ máy và để xe tự nhiên khoảng 15-30 giây nhé. Tai lắng nghe, xem tiếng máy có gì lạ? Mắt quan sát hệ thống đèn báo động cơ, đèn báo cửa chưa đóng kín, đồng hồ báo xăng…thử luôn hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu. Nếu có bất thường thì phải khắc phục ngay.
Bạn hãy nhớ cho mình câu này thôi: Mười vụ tai nạn chín vụ nhanh, Xe nhanh anh hùng không được lái. Bình tĩnh mà đi nhé bạn, không vội vã, không lấn đường, không bực tức, không cản đường xe khác. Nhanh chóng nhớ lại những gì học ở trường dạy lái, ở sách vở, báo chí, bạn bè để có chút kiến thức cho cuộc hành trình. Đi đúng tốc độ qui định.
Lễ Tết các “anh ý” không làm anh hùng núp đâu, nhưng tập thói quen chạy đúng luật. Đường có đông nhưng đừng lạm dùng còi nhé. Còi inh ỏi làm kinh động đến các cậu gà trống choai choai, lỡ ăn phải mấy hạt cơm ủ rượu, húng lên là hỏng hết Tết của gia đình bạn đấy.
Lai xe phai binh tinh, nhương nhin va tâp trung
Hãy thư thả, “chú nhất, anh bét chứ không cần làm nhì”. Anh cứ cho chú đi trước còn anh thư thả anh đi. Anh đi thì anh đến, chú chạy thì chú cũng đến nhưng coi chừng đến bệnh viện! Một điều nữa, hãy nhớ xe mình là “vỏ trứng”. Dễ “vỡ” lắm đấy nên xử lý non đi (ở đây không phải là non tay) mà là xử lý sớm chút. Đừng đến đít rồi mới phanh dúi phanh dụi, nhất là trời mưa đường trơn. Bạn có nguy cơ hôn đít xe khác. Chán lắm! Xe sau hôn đít bạn thì bạn cũng không vui tí nào.
Cố gắng côn số hợp lý, đừng để xe chết máy, đừng chạy quá chậm hoặc giật cục. Đừng có thói quen hơi một chút là phanh đỏ đít lên, xe sau khó chịu lắm và nó sẽ cố vượt, dễ gây chuyện đó. Phóng tầm mắt quan sát rộng và xa ra, tiên đoán tình huống. Có thể vượt khi được phép hoặc an toàn. Xe yếu đừng cố quá nhé.
Quan sát kỹ xe chạy trước hoặc ngược chiều. Và điều nữa là đừng bao giờ xa rời gương chiếu hậu!
Nếu có thói quen hút thuốc nên nghỉ hút chứ đừng vừa chạy vừa hút. Có điện thoại nên để vợ nghe (nhạy cảm thì cúp ngay) vì nếu chạy chưa quen dễ mất tập trung lắm.
Gặp sự cố, quan trọng là bình tĩnh. Ví dụ như có xe cắt mặt, đánh võng hoặc phanh gấp thì kìm nén hết sức, xử lý tình huống. Hoặc chậm chậm mà đi, hoặc là dừng lại cho nó đi hẳn. Sẵn sàng bấm 113 khi cần. Đừng ngại!
Theo Autobikes.
10 lưu ý cần kiểm tra trên xe ô tô trước khi lái đường xa về quê ăn Tết
Kiểm tra xe kỹ càng là điều cực kỳ cần thiết để đảm bảo an toàn cũng như lộ trình của những chuyến đi xa hay dịp du xuân ngày Tết.
Trước những chuyến đi xa dài ngày trong dịp Tết, du xuân sắp tới, bạn nên ưu kiểm tra và bảo dưỡng kỹ càng cho chiếc xe của mình, để đảm bảo an toàn và tránh rơi vào cảnh trục trặc hỏng hóc giữa đường.
Cùng điểm qua 10 hạng mục nên đặc biệt lưu ý kiểm tra chiếc xe trước những chuyến đi:
1. Đèn
Hệ thống đèn trên chiếc xe ô tô bao gồm khá nhiều loại: Đèn chiếu sáng (pha, cos), đèn xi-nhan, đèn gầm, đèn chiếu hậu, đèn phanh, đèn soi biển số. Hãy bật tất cả các loại đèn và kiểm tra một lượt để chắc chắn rằng chúng còn hoạt động tốt, kể cả đèn phanh và đèn soi biển số. Điều này không chỉ giúp an toàn khi di chuyển vào ban đêm và nơi có thời tiết xấu mà còn khiến bạn đỡ bị "soi" khi gặp CSGT.
2. Phanh
Hệ thống phanh có liên quan trực tiếp đến khả năng xử lý tình huống và đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe. Để đảm bảo phanh hoạt động tốt, việc kiểm tra cần được thực hiện thường xuyên. Nếu thấy bàn đạp phanh có vấn đề, quá mềm hoặc quá cứng; đèn cảnh báo hệ thống phanh bật sáng, có tiếng động lạ phát ra liên tục từ hệ thống phanh... bạn nên đưa xe vào gara để kiểm tra. Ngoài ra, nên kiểm tra cả má phanh và dầu phanh.
3. Lốp xe
Lốp xe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đến trục trặc cho những chuyến đi, nhất là trên những cung đường xấu, đường nông thôn... Do đó, trước khi đi xa, kiểm tra lốp là điều hết sức cần thiết. Nếu lốp của bạn quá mòn hoặc đã hết date, đừng tiếc rẻ nữa, hãy thay ngay những chiếc lốp mới để yên tâm du xuân. Các chuyên gia khuyên rằng, lốp ô tô chỉ nên dùng liên tục dưới 5 năm và không quá 10 năm sau ngày sản xuất.
Bạn cũng cần kiểm tra cả lốp dự phòng và đồ thay lốp, đảm bảo lốp đủ hơi và còn hoạt động tốt. Phòng trường hợp không may bị thủng lốp giữa đường, nhiều người cũng trang bị thêm một chiếc bơm mini để sẵn trong xe, có thể bổ sung hơi khi cần thiết.
4. Dầu máy
Dầu máy cũng là hạng mục cần kiểm tra, bổ sung trước mỗi hành trình dài. Dầu máy được thay mới khoảng 5.000km-10.000km tuỳ vào loại dầu và tình trạng xe. Bạn nên thay dầu định kỳ đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất để máy hoạt động được trơn tru và ổn định nhất.
Mức dầu cũng là điều cực kỳ quan trọng. Giống như nước làm mát, mức dầu máy cũng được kiểm tra dễ dàng thông qua que thăm dầu. Nếu dầu máy ở dưới mức min, bạn nên bổ sung dầu ngay lập tức.
5. Ắc quy
Vấn đề về ắc quy có thể dẫn tới những phiền phức bất thình lình khi chiếc xe của bạn khó nổ hoặc không thể nổ được. Trước mỗi chuyến đi dài, bạn nên quan sát bên ngoài ắc quy xem có bị phồng, biến dạng hay sùi ở các cọc ắc quy hay không. Nếu xuất hiện các hiện tượng trên, bạn nên thay ngay một bình ắc quy mới. Thông thường, bình ắc quy được thay mới sau 2-3 năm sử dụng.
6. Các loại dây đai, bu-gi
Khi đứt dây cu-roa, chiếc xe của bạn ngay lập tức "nằm im" và cách duy nhất là gọi cứu hộ. Việc đứt dây cu-roa trên một số dòng xe còn gây nên những hỏng hóc nghiêm trọng khác liên quan đến máy. Do đó, các loại dây đai, bu-gi cũng cần phải được ưu tiên kiểm tra khi vào gara.
7. Hệ thống lọc gió
Khi lọc gió quá cũ hoặc quá bẩn sẽ dẫn tới tình trạng tiêu tốn nhiều năng lượng, nhanh nóng máy. Lọc gió cần được tháo ra và làm sạch thường xuyên. Nếu lọc gió của bạn đã quá cũ, đừng ngại ngần thay mới chúng.
8. Nước làm mát
Nước làm mát là thành phần cực kỳ quan trọng giúp làm mát động cơ. Vì một số nguyên nhân như rò rỉ nước, nắp bình nước phụ không kín khít hay bục đường ống,... khiến chiếc xe của bạn bị hết nước, điều này khiến nhiệt độ động cơ tăng rất cao dẫn đến bó máy và nằm đường, nặng hơn có thể dẫn tới hỏng máy. Để khắc phục tối đa rủi ro này, bạn có thể kiểm tra nước làm mát bằng cách mở nắp bình nước phụ và kiểm tra mức nước xem còn ở mức an toàn hay không? Nếu ít hơn mức min, bạn cần bổ sung nước làm mát đúng chủng loại ngay lập tức.
9. Nước rửa kính
Thường là đến khi hết nước rửa kính thì bạn mới biết và bổ sung. Nước rửa kính đột ngột hết vào lúc mưa phùn nhẹ hoặc đoạn đường bụi bẩn thì thật phiền phức, gạt mưa khô mà không có nước rửa kính cũng có thể làm xước kính lái. Do đó, trước mỗi chuyến đi dài, bạn nên bổ sung đủ nước rửa kính ngay cả khi chưa hết. Ngoài ra cũng cần kiểm tra tình trạng của gạt mưa, nếu gạt mưa của bạn đã quá cũ, đừng ngại ngần thay một đôi gạt mưa mới để bảo vệ kính lái.
10. Giấy tờ xe và đồ đạc thiết yếu
Đặc biệt lưu ý mang theo các loại giấy tờ cần thiết như bằng lái xe, giấy tờ xe và kha khá tiền mặt cho các chuyến đi xa, kèm theo các vật dụng thực sự cần thiết như nước uống, đồ ăn nhẹ và loại bỏ những món đồ cồng kềnh, ít dùng vì chúng sẽ khiến chiếc trở nên chật chội, thêm tải, tốn nhiên liệu hơn.
Theo Danviet
Lái xe đường dài dịp Tết - từ tốn để an toàn Để việc lái xe đường trường ngày Tết được an toàn và thuận lợi, người lái cần kiểm tra xe, chuẩn bị sức khoẻ, lên kế hoạch di chuyển và lái xe cẩn thận. Đối với cánh tài xế, đi xe đường dài vào các dịp lễ Tết luôn là một thử thách khó khăn và dù muốn hay không vẫn phải tìm...