Lái xe khi trời sương mù dày đặc, tài xế phải biết những kinh nghiệm này
Khi lái xe trong điều kiện thời tiết sương mù dày đặc, tài xế nên kiểm tra xe thật kỹ trước khi vận hành. Đáng chú ý, không nên bật đèn pha khi di chuyển.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Trung ương, trong những ngày gần đây, ở miền Bắc thường xuyên xảy ra hiện tượng sương mù dày đặc.
Ở các thành phố, hiện tượng sương mù thường xảy ra vào sáng sớm và có thể là cả chiều tối. Còn ở các vùng núi cao như Tam Đảo, Sapa, Mẫu Sơn… hiện tượng sương mù xuất hiện cả ngày. Do đó, việc điều khiển xe rất khó khăn, dễ va chạm với xe phía trước, xe đi ngược chiều. Một số thông tin dưới đây có thể sẽ giúp các bác tài lái xe an toàn hơn trong thời tiết mù sương.
Kiểm tra xe trước khi khởi hành
Trước khi “xách” xe ra đường, tài xế cần xem các bản tin dự báo thời tiết, hoặc quan sát xem cung đường di chuyển của mình có bị ảnh hưởng bởi sương mù hay không, nếu có, tài xế cần kiểm tra xe thật kỹ lưỡng trước khi xuất phát.
Tài xế nên kiểm tra kỹ hệ thống đèn, xi nhan, đèn cảnh báo, động cơ, phanh, lốp, cần gạt nước, điều hoà…
Những phương tiện được trang bị đèn gầm với ánh sáng trắng gần như “bất lực” khi di chuyển trong điều kiện thời tiết sương mù. Có một kinh nghiệm được cánh tài xế đúc rút ra, đó là nên giữ trên xe vài mảnh ni-lông màu vàng hoặc đỏ để dán vào đèn pha khi cần thiết.
Lái xe trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù, tài xế cần kiểm tra xe thật kỹ. Ảnh: Phạm Đông
Sử dụng đèn hợp lý
Theo kinh nghiệp lái xe, bác tài chú ý không sử dụng đèn pha (đèn chiếu xa) để đi trong sương mù. Bởi, khi sử dụng đèn chiếu xa sẽ khiến màn sương mù tạo thành một lớp tường ánh sáng ngay trước mặt, làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nên sử dụng đèn chiếu thấp để di chuyển trong sương mù. Bật thêm đèn sương mù và nếu sương mù dày đặc hay sử dụng đèn khẩn cấp để cảnh báo các xe đi sau.
Di chuyển với tốc độ chậm, tập trung quan sát
Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết sương mù, tài xế nên giữ tốc độ chậm, ổn định và giữ khoảng cách với các xe phía trước ít nhất 2 mét.
Một kinh nghiệm lái xe trời sương mù đó là không được xao nhãng đồng hồ đo tốc độ. Màn sương dày đặc phía trước có thể khiến người lái có ảo giác mình đang đi chậm trong khi thực tế thì ngược lại. Vì vậy quan sát đồng hồ là cách đúng đắn nhất để kiểm soát tốc độ của xe.
Tắt nhạc hoặc radio
Việc nghe đài, nhạc có thể làm người lái mất tập trung. Vì vậy, nếu nghe đài hoặc nhạc thì người lái không thể lắng nghe âm thanh trên đường, có thể xảy ra va chạm. Người lái nên hạ cửa sổ để tiện cho việc nghe ngóng âm thanh hơn, đồng thời tắt hết các thiết bị âm thanh trên xe.
Kích hoạt chức năng sấy kính lái ôtô
Bao giờ cũng thế, khi trời sương mù thường kèm nhiệt độ bên ngoài xuống thấp, điều này sẽ tác động trực tiếp đến kính lái ôtô. Mặt trong kính lái sẽ nhanh chóng mờ đi do lượng hơi nước bắt đầu ngưng tụ.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, tài xế nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm để không bị hạn chế tầm nhìn.
Để tránh mất 'núi tiền' sửa chữa ô tô, tài xế không nên bỏ qua 10 kỹ năng này
Sở hữu một chiếc ô tô chưa đủ, mỗi tài xế đều cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sữa chữa cơ bản để tự xử lý sự cố ngang đường.
Dù đã là tài xế lâu năm hay mới điều khiển ô tô cũng cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ thuật điều khiển ô tô một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng sửa chữa hư hỏng liên quan đến chiếc ô tô cũng là điều mà tài xế hay chủ xe luôn cần trang bị cho mình để sử dụng trong những tình huống cần thiết.
Tẩy các vết ố trên kính ô tô
Xe đi lâu ngày nhất là vào mùa mưa nếu không vệ sinh thường xuyên thì kính ô tô rất dễ bị ố. Lúc này tài xế chỉ cần một ít kem đánh răng thoa lên và dùng vải sạch lau lại sẽ khiến kính xe mới trở lại.
Biết cách sửa chữa những lỗi cơ bản trên xe ô tô là cách tự cứu tính mạng tài xế không nên bỏ qua. Ảnh minh họa
Thay pin cho chìa khóa ô tô
Chìa khóa smartkey hiện đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, qua nhiều ngày sử dụng nếu cảm thấy tính hiệu chập chờn thì tài xế nên tiến hành thay pin cho chìa khóa. Nếu không sẽ khá tốn kém khi mang tới gara sửa chữa.
Xử lý sự cố chìa khóa bị kẹt
Trường hợp chìa khóa ô tô bị kẹt không phải là hiếm gặp do đó tài xế cần phải trang bị kỹ năng xử lý nếu gặp tình huống này. Nguyên nhân khi chìa khóa bị kẹt là do nhiều ngày sử dụng chìa khóa đã bị hao mòn hay mạc kim loại làm chìa khóa khi tra vào không được trơn tru. Lúc này tài xế chỉ cần xịt một ít dầu bôi trơn vào là đã giải quyết được vấn đề.
Thay lưỡi gạt mưa
Nếu đầy đủ tự tin tài xế hoàn toàn có thể tham khảo các hướng dẫn trên mạng và tự tìm mua lưỡi gạt mưa về và thay cho xe của mình, tránh mang ra gara sửa chữa vì mất thời gian, tốn kém.
Kiểm tra ắc quy
Vì một vài lý do mà bình ắc quy lại chập chờn, nên tự học cách kiểm tra bình ắc quy để có thể sửa chữa hay có kinh nghiệm để mang ra cửa hàng lúc này tài xế sẽ không bi tốn thêm nhiều chi phí hơn so với vấn đề hư hỏng hiện có.
Thay lốp dự phòng
Ô tô khi di chuyển trên đường nếu không cẩn thận rất dễ dẫn đến hiện tượng nổ lốp xe hay những hư hỏng liên quan đến bánh xe lúc này cần thay thế lốp. Tự trang bị cho mình kỹ năng thay lốp dự phòng sẽ giúp ích cho tài xế rất nhiều trong trường hợp này.
Thay lốp xe ô tô khi bị mòn
Đây là một trong số những kỹ năng bắt buộc bất cứ tài xế lái xe ô tô nào cũng phải nắm vững, bởi không phải khi nào bạn cũng ăn may nếu lốp xe ô tô bị mòn, nổ lốp đột ngột, cán phải đinh, nứt lốp.... Việc tự thay lốp xe ô tô vô cũng đơn giản, phụ nữ cũng có thể làm được.
Vệ sinh và thay bình ác-quy
Vệ sinh bình ác quy không hề khó, chỉ cần thực hiện định kỳ, vệ sinh bằng kem và bàn chải đánh răng là sẽ thấy hiệu quả tức tốt. Ngoài xăng thì bình ác-quy còn ảnh hưởng đến hoạt động của xe, bình ác quy hết cũng đồng nghĩa với việc xe cũng tự động dừng lại. Những lúc đó, câu điện cho bình ắc quy là điều nên vận dụng để giúp xe hoạt động trở lại bình thường.
Tự tay thay bộ lọc gió
Thay bộ lọc gió là công việc vô cùng đơn giản mà tài xế nào cũng có thể làm ở bất cứ nơi đâu để giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn, hạn chế sự hao mòn cho các bộ phận của xe. Kỹ thuật này rất đơn giản, chỉ cần quan sát một lần đã có thể thực hiện ngay.
Sửa và lắp bóng đèn cho xe
Đèn xe dù là đèn pha, đèn phanh, đèn hậu cho đến đèn xi nhan, sau quá trình sử dụng lâu dài đều có thể xảy ra chập điện, hư hỏng, đèn không sáng...cần phải thay thế. Mở nắp bóng đèn, vặn bóng ra và thay thế bằng bóng khác, vô cùng đơn giản, không cần đến đàn ông mà phụ nữ cũng có thể tự tay làm được.
Nhược điểm của các loại thảm taplo trên ô tô nên cân nhắc khi lựa chọn Hiện nay, thảm taplo ôtô được rất nhiều chủ xe ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên ở mỗi loại thảm lót lại có nhược điểm cần cân nhắc khi lựa chọn. Taplo là nơi được trang bị rất nhiều máy móc thiết bị liên quan đến hệ thống lái, hệ điều hướng và kiểm soát tính năng vận hành xe...