Lái xe hoảng hốt vì nạn ném đá xe ô tô trên tuyến cao tốc TP.HCM-Dầu Giây
Từ ngày khánh thành, cơ quan quản lý đã ghi nhận có 8 trường hợp ném đá lên xe ô tô khi đang lưu thông trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Bà Nguyễn Thị Hoài Phương – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VEC E) vừa cho biết, từ ngày khánh thành đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cho đến nay, các cơ quan chức năng đã ghi nhận 8 trường hợp ném đá lên xe ô tô khi đang lưu thông trên đường cao tốc này.
Các vị trí xảy ra nạn ném đá là: km21 800 (hướng Long Thành về TP.HCM) trong ngày 11/9/2015 ghi nhận đến 3 vụ xảy ra trong cùng thời điểm, cấu vượt km34, cầu vượt tỉnh lộ 25A, cầu vượt km41, cầu vượt km49 50, 1 vụ xảy ra tại cầu Long Thành, gần trạm thu phí Long Phước.
Khi nhận được thông báo từ phía tài xế, cơ quan quản lý đường cao tốc đã ngay lập tức liên hệ với cơ quan công an địa phương, lấy lời khai của tài xế để tiến hành ghi nhận, điều tra vụ việc.
Một xe khách bị ném đá vỡ kính trên cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu giây – ảnh: VEC E
Thông thường, xe ô tô đi trên đường cao tốc sẽ được phép di chuyển với vận tốc tối đa là 120km/h, tối thiểu là 60km/h, chỉ cần một cục đá nhỏ bị ném lên xe khi đang di chuyển với tốc độ cao, sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn rất lớn cho tài xế và hành khách.
Video đang HOT
Cũng theo bà Phương, các trường hợp ném đá hầu hết là do bộc phát, không được hưởng lợi gì từ việc này, không phải là hành động có tổ chức để nhắm vào một cá nhân, tổ chức nào, nhiều hãng xe khác nhau bị ném đá nên không thể kết luận nguyên nhân là do cạnh tranh không lành mạnh giữa các hãng xe.
Từ ngày chính thức đưa vào khai thác là năm 2014 cho đến nay, cơ quan quản lý đường cao tốc này đã ký qui chế phối hợp hoạt động với công an địa phương mà cao tốc đi qua, nhưng vụ việc ném đá này thường xảy ra trong thời gian rất ngắn, nên các lực lượng chức năng vẫn chưa điều tra có kết quả như mong muốn.
Chính vì vậy, để hạn chế tối đa nhất việc ném đá vào xe ô tô khi đang đi trên đường cao tốc, hiện cơ quan quản lý đường cao tốc này sẽ đưa vào hoạt động camera giám sát trên toàn tuyến cao tốc, giúp ghi nhận tình hình xảy ra trên toàn tuyến. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng sẽ lắp đặt hàng rào chống vật rơi.
Theo_Vietq
Cấm xe quá tải vào cao tốc Long Thành
Từ 23-7, hai đầu của tuyến cao tốc Long Thành có trạm cân tự động để phát hiện và ngăn xe quá tải lưu thông.
"Từ 5 giờ ngày 23-7, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E - đơn vị quản lý, khai thác tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) sẽ từ chối cho các xe quá tải lưu thông vào đường cao tốc. Các xe bị xác định quá tải sẽ được yêu cầu quay đầu tại các trạm thu phí của tuyến cao tốc này" - chiều 22-7, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc VEC E, khẳng định.
Cân "tàng hàng" điểm danh xe quá tải
Theo bà Phương, hiện hệ thống cân đã được lắp đặt tại Trạm thu phí Long Phước (TP.HCM, trên làn đường hướng từ TP.HCM đi Dầu Giây) và Trạm thu phí Dầu Giây (Đồng Nai, trên làn đường hướng từ Dầu Giây đi TP.HCM).
Hệ thống cân tải trọng bao gồm hai thanh cảm biến thạch anh (theo công nghệ Thụy Sĩ), được gắn chặt phía dưới nền đường. Khi hai bánh cuối cùng của xe đi qua các thanh cảm biến, các dữ liệu như hình ảnh, biển số và tải trọng xe sẽ được hiện lên màn hình. Hệ thống máy tính của trạm cũng tự truy cập vào dữ liệu của cơ quan đăng kiểm để đối chiếu và kết luận xe có quá tải hay không, mức độ ra sao.
"Các thanh cảm biến thạch anh được chôn dưới mặt đường nên xe đi qua không nhận ra. Ưu điểm của cân này là không sợ các tài xế phá hoại. Ngoài ra, công nghệ thạch anh còn không bị phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên mức sai số luôn ổn định" - đại diện VEC E cho hay.
Có mặt tại Trạm thu phí Long Phước trước giờ "G", PV nhận thấy rất nhiều tài xế tỏ ra bất ngờ khi bị nhân viên của trạm nhắc nhở xe đã chở quá tải. "Ban đầu tôi không tin tưởng vì chẳng thấy họ cân xe. Nhưng khi nhân viên đưa tờ phiếu, trên đó các thông số hiển thị khớp với dữ liệu của xe và số hàng hóa thì tôi phải tin thôi" - ông Nguyễn Thế Lâm, tài xế một xe đầu kéo, nói.
Kết quả cân xe sẽ được hiển thị trên màn hình và in ra phiếu (ảnh nhỏ) để tài xế "tâm phục, khẩu phục". Ảnh: P.TĨNH
Quá tải sẽ bị buộc quay đầu
Theo bà Nguyễn Thị Hoài Phương, hệ thống cân tải trọng tự động đã được vận hành thử nghiệm từ ngày 20-7. Trong những ngày đầu tiên, có khoảng 17% lượng xe được cân cho kết quả quá tải (gần 200 đến hơn 300 xe/ngày đêm - NV) nhưng bước đầu các tài xế chỉ bị nhắc nhở. "Nhưng từ ngày 23-7, chúng tôi sẽ từ chối phục vụ những xe quá tải. Nghĩa là các xe sẽ bị buộc quay đầu, không tiếp tục lưu thông trên tuyến cao tốc này" - bà Phương khẳng định.
Do thẩm quyền xử phạt hay tạm giữ xe quá tải thuộc các cơ quan chức năng nên VEC E đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Cục CSGT (C67) Bộ Công an và công an các địa phương để kiểm soát xe quá tải 24/24 giờ. Các thông tin về xe quá tải sẽ được VEC E cung cấp cho CSGT làm cơ sở xử phạt.
Ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc VEC E, cho biết thêm hiện lưu lượng xe lưu thông qua cao tốc Long Thành - Dầu Giây xấp xỉ mức thiết kế (hơn 30.000 lượt xe/ngày đêm). Trong những ngày cuối tuần hay lễ, tết, lượng xe tăng cao nên việc buộc các xe quá tải quay đầu sẽ gặp khó khăn. "Trường hợp nếu yêu cầu xe quay đầu có thể dẫn đến ùn tắc thì VEC E sẽ thông báo để CSGT đứng ở vị trí thuận lợi, thông thoáng (như tại nút giao với quốc lộ 51) lập biên bản xử phạt" - ông Tân nói.
Đang chờ ý kiến từ Bộ Công an Chiều 22-7, VEC E cùng các đơn vị liên quan đã họp về kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử phạt xe quá tải lưu thông trên tuyến cao tốc Long Thành. Theo Thượng tá Phạm Đăng Đức - Phó Trưởng phòng Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc, Đội trưởng Đội tuần tra số 6 (C67), ở hai đầu của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thực hiện việc kiểm soát tải trọng lâu nay. Việc có thêm trạm cân ở tuyến cao tốc này là rất tốt. Tuy vậy, thông tin từ các phiếu cân này có được xem là cơ sở để phạt nguội hay không thì đội đang chờ thông báo chính thức từ C67. 2 tỉ đồng là giá trị đầu tư của hai trạm cân tự động. Theo VEC E, các cân này đã được Viện Đo lường Việt Nam kiểm định về độ chính xác. Đây được cho là hệ thống cân tải trọng tự động hiện đại nhất của cả nước. Nhiều tài xế đã đối phó Ở mỗi trạm thu phí chỉ có một làn có cân tải trọng nên nhân viên của VEC E sẽ yêu cầu các xe chở hàng có dấu hiệu quá tải đi vào làn này để cân. Sau khi cân, chúng tôi đề nghị tài xế cung cấp sổ đăng kiểm để kiểm tra sự chính xác. Nếu họ từ chối thì chúng tôi căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng kiểm để kết luận xe có quá tải hay không. Trong các ngày thử nghiệm, một số tài xế đã không chấp hành hiệu lệnh của nhân viên, cố tình đánh lái vào các làn đường khác. Chúng tôi cũng dự kiến khi buộc các xe quá tải quay đầu thì có thể một số tài xế phản ứng, chống đối nên đã phối hợp với CSGT, với công an các địa phương để hỗ trợ. Bà NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG, Phó Giám đốc VEC E
PHƯỚC TĨNH - GIA NGHĨA
Theo_PLO
CSGT "được phép" dừng xe vi phạm trên đường cao tốc? Nhiều ý kiến bình luận về video này cho rằng lực lượng CSGT không được dừng xe trên đường cao tốc, bởi như vậy là rất nguy hiểm khi xe đang chạy với tốc độ cao. Ngày 18/3/2015, trên một số trang mạng xã hội và một số báo có đăng tải bài viết, đính kèm video phản ánh CSGT dừng xe trên...