Lái xe gặp phải sương mù cần chú ý điều gì để đảm bảo an toàn?
Khi điều khiển xe trên đường nhiều sương mù, người lái ô tô nên trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng đầy đủ để đảm bảo an toàn
Kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn trước khi khởi hành
Khi tham gia giao thông, phải lái xe trên đường nhiều sương mù sẽ gây ra một số khó khăn, bất lợi đối với người điều khiển phương tiện như: tầm nhìn phía trước bị hạn chế do sương mù bao phủ, đường đất thì thường rất ướt, dễ trơn trượt và nhiệt độ không khí xuống thấp. Nếu như không muốn những yếu tố bất lợi trở thành nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn, trước khi khởi hành bạn nên kiểm tra kỹ các bộ phận an toàn trên xe như lốp xe ô tô, đèn pha, đèn chiếu hậu, phanh xe…
Đi chậm, giữ khoảng cách
Khi tầm nhìn bị hạn chế, cách tốt nhất là di chuyển chậm lại để có thể phản ứng nếu có vật cản bất ngờ xuất hiện trong màn sương mù dày đặc.
Hãy giữ khoảng cách gấp đôi so với xe phía trước để có thể xử lý kịp thời. Việc nối đuôi nhau khi đi trong sương rất khiến tai nạn liên hoàn xảy ra, vì bạn không thể quan sát được xe phía trước đang gặp vấn đề gì.
Sử dụng đèn hợp lý
Khi đi đường sương mù bao phủ không được sử dụng đèn pha dạng chiếu xa, mà phải chuyển sang chiếu gần. Bởi sương mù là tập hợp của hơi nước như những tấm gương phản xạ ánh sáng, bật chế độ chiếu xa chỉ làm cho ánh sáng đập ngược trở lại mắt tài xế, không thể quan sát thấy đường. Chùm chiếu gần giúp ánh đèn bám xuống lòng đường, tạo chỉ dấu di chuyển.
Video đang HOT
Mở hé cửa, tắt nhạc trong xe
Hãy lắng nghe âm thanh của xe cộ lưu thông trên đường khi bạn không thể nhìn được. Hãy mở hé cửa kính xe một chút, để bạn có thể nghe được tốt hơn những gì đang diễn ra bên ngoài chiếc xe.
Đi bám đúng vạch kẻ đường
Trên đường thường có những vạch kẻ sơn, các biển cảnh báo giao thông để giúp cảnh báo cũng như định hướng cho những người tham gia giao thông. Vì vậy mà người tham gia giao thông hãy tận dụng và thực hiện đúng theo những cảnh báo ấy đặc biệt là đối với trường hợp thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, đường sá nguy hiểm.
Người điều khiển xe không nên dừng xe đột ngột giữa đường. Nếu như bắt buộc cần dừng đỗ xe thì hãy tìm một địa điểm rộng rãi, an toàn để đỗ lại để tránh gây ảnh hưởng đến tuyến đường. Lưu ý khi dừng hãy bật đèn cảnh báo nguy hiểm lên để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người điều khiển xe khác.
Nên bật sưởi kính lái
Thời tiết nhiều sương mù do độ ẩm không khí cao, nhiều hơi nước nên nhiệt độ ngoài trời thường xuống thấp. Chính vì thế mà nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt kính lại khiến cho mặt kính lái sẽ bị mờ dần đi do hơi nước bên ngoài ngưng tụ, đọng lại. Nếu như không kịp thời xử lý thì sẽ khiến cho tầm nhìn của người lái bị mờ đi. Hiện nay thì hầu hết các loại xe ô tô đều được trang bị hệ thống sưởi (sấy) kính lái. Do đó, người điều khiển xe hãy bật sưởi kính lái lên, để không bị điều kiện thời tiết sương mù làm hạn chế tầm nhìn khi đang lái xe.
Chú ý khi chuyển hướng
Khi chuyển hướng, tài xế phải có đèn báo hiệu từ xa, tốc độ chậm lại, từ từ dừng sát bên đường hoặc từ từ rẽ hướng, không được đột ngột thay đổi vận tốc hay hướng đi trong tình huống này. Chú ý không nên phanh gấp, vì nếu làm như vậy, xe chạy phía sau không làm chủ tốc độ có thể lao tới gây tai nạn đáng tiếc.
Nhìn bên phải đường
Nhìn vào bên phải đường sẽ giúp cho bạn không bị chói mắt bởi ánh đèn của các xe đi hướng ngược lại; dựa vào bên phải đường để canh làn đường sẽ an toàn hơn là bên trái như thông thường.
Không dừng xe giữa đường
Hãy luôn nhớ, khi bạn chỉ nhìn được 5 – 7m tức là xe khác cũng chỉ có tầm nhìn 5 – 7m. Và họ sẽ không thể xử lý kịp nếu bạn dừng xe trên đường. Nếu thật sự cần thiết để dừng xe, hãy tấp sát vào lề, chú ý luôn luôn giữ đèn xi nhan và đèn hậu để báo hiệu và rời khỏi xe.
Theo Giaothong
Kỹ năng lên dốc và xuống dốc dành cho lái mới
Muốn lái xe an toàn trên những cung đường dốc cao và dài, quanh co, gấp khúc cần tập luyện thành thục các thao tác phanh, ga, côn, số.
Địa hình Việt Nam với 3/4 là đồi núi nên cánh tài xế không khó để bắt gặp những con dốc lớn
Lái xe ô tô lên dốc
Khi lên dốc, người lái xe cần quan sát độ cao và độ dài của dốc để phán đoán vị trí phải đổi số. Đối với dốc thấp cần tăng tốc độ trước khi đến chân dốc để lấy đà vượt dốc.
Đối với những con dốc thấp thì việc lên dốc của tài xế không quá khó khăn
Đối với dốc lên trung bình, cần tăng tốc lấy đà, tới giữa dốc thì về số. Chú ý không để động cơ có tiếng gõ, thao tác về số đúng kỹ thuật.
Đối với dốc lên cao, cần về các số thấp từ chân và ngang dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc (đang lên dốc cao khó về số, nên cần phải thao tác nhanh). Chú ý khi gần đến đỉnh dốc phải đi chậm, sát về phía bên phải đường, phát tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.
Lái xe ô tô xuống dốc
Khi xuống dốc, tuỳ theo độ dốc và tình trạng mặt đường để gài số phù hợp.
Với độ dốc thấp có thể dùng số cao, ga nhẹ.
Với độ dốc cao, lái xe về số thấp, kết hợp phanh động cơ với phanh chân để khống chế tốc độ.
Đối với những con dốc cao, tài xế cần kết hợp về số thấp và phanh để tránh trường hợp xe bị tuột dốc
Khi xuống dốc dài, tuỳ theo độ dốc để về số cho phù hợp, sử dụng phanh động cơ là chủ yếu, phanh chân dùng để hỗ trợ. Nếu đạp phanh chân lâu dài, má phanh sẽ bị nóng, cháy.
Dù lên dốc hay xuống dốc thì tài xế luôn phải tuân thủ quy tắc về khoảng cách giữa các xe
Chú ý, khi chạy trên đường dốc phải giữ khoảng cách giữa các xe đủ an toàn. Khi lên dốc đề phòng xe đi trước tụt dốc, xuống dốc đề phòng xe sau mất phanh nguy hiểm.
Nếu dốc quá dài, nên chọn vị trí dừng xe, tắt động cơ để nghỉ nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ và cơ cấu phanh.
Theo Giaothong
Những lỗi phổ biến mà tài xế nào cũng từng mắc phải Dưới đây là một số thói quen tưởng đơn giản nhưng có thể gây hại cho xe và đe dọa tới sự an toàn của chính họ và những người xung quanh. Dữ liệu thực tế được VoucherCodesPro thu thập từ 2.831 tài xế sau khi ghi nhận được số lượng xe phải vào xưởng sửa chữa tăng cao trong vòng 12 tháng...