Lái xe đường đèo, dốc và những điều cần ghi nhớ
Dưới đây là một vài kinh nghiệm giúp tài xế đảm bảo an toàn khi lái xe đường đèo, dốc.
Chuẩn bị kỹ trước khi xuất phát
Những lưu ý không thể bỏ qua khi lái xe đường đèo, dốc. Ảnh: TT
Để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra xe và chuẩn bị trước khi lên đường. Đầu tiên hãy kiểm tra toàn bộ các chi tiết quan trọng như hệ thống phanh (mực dầu phanh, độ mòn má phanh…), áp suất và tình trạng lốp, dầu trợ lực lái… Việc này sẽ mang lại cho bạn sự tự tin trước khi lên xe, từ đó đảm bảo an toàn hơn.
Đặc biệt, việc bố trí thời gian và địa điểm dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp bạn và xe nghỉ ngơi trước những cung đường khó.
Lưu ý quan trọng khi điều khiển xe trên đèo
Khi lên dốc
Video đang HOT
Với xe số sàn, bạn nên đi ở số thấp (1, 2, 3) để tối ưu lực kéo từ động cơ giúp xe leo dốc dễ dàng hơn.
Với xe số tự động (AT, CVT hay DCT), bạn nên để cần số ở vị trí D, tùy tốc độ và điều kiện vận hành thực tế mà hộp số sẽ chuyển tới số thích hợp.
Khi xuống dốc, đổ đèo
Khi đổ đèo, bên cạnh lực kéo từ động cơ thì trọng lực và lực quán tính cũng góp phần giúp xe đi nhanh hơn. Do đó, sai lầm của nhiều lái xe là rà phanh liên tục khi đổ dốc để ghìm xe lại. Việc này có thể gây quá nhiệt trong hệ thống phanh, làm cháy má phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng tạm thời, cực kỳ nguy hiểm.
Vì vậy, khi lái xe xuống dốc nên hạn chế tối đa việc dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết.
Sử dụng hộp số đúng cách khi đi đường đèo, dốc
Nếu sử dụng xe số sàn, người lái cần nhả ga, đệm phanh, đạp côn về số thấp (1, 2, 3) là có thể tận dụng phanh động cơ để hãm xe lại một cách hiệu quả.
Đối với các dòng xe số tự động (AT), còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số.
Đặc biệt, tuyệt đối không được đi bằng số N (số mo, số 0) vì việc này sẽ làm giảm độ bám với mặt đường, cộng thêm tốc độ cao sẽ rất khó xử lý khi đến khúc cua hoặc có sự cố bất ngờ.
Bí kíp giúp xe số tự động lướt nhanh, chạy khỏe
Xe số tự động chạy "lừ lừ", khả năng vượt kém, yếu hơn xe số sàn là nhận định của không ít lái x
Dùng chế độ chuyển số bằng tay giới hạn
Xe số tự động đời cũ, hoặc giá rẻ thường có loại chuyển số tay giới hạn. Ngoài số D bình thường thì còn có thêm ký hiệu xe số tự động khác như D3, 2, 1 hoặc 2, 1.
Khi muốn tăng tốc, lái xe có thể cài sang D3 (tương tự chức năng như O/D) trong hầu hết các phương tiện, nó còn tiết kiệm xăng. Khi lái xe ở chế độ này, bạn có thể tiết kiệm ít nhất 15% xăng.
Cách giúp xe số tự động chạy nhanh, êm. Đồ họa: M.H
Dùng lẫy chuyển số trên vô lăng
Một số dòng xe hạng B có lẫy chuyển số trên vô lăng như Honda City, Toyota Vios GR-S mới, Mazda 2.
Lái xe dùng tay để khẩy vào ký hiệu nếu muốn lên số hoặc ký hiệu - nếu muốn giảm số. Những cấp số người lái chọn sẽ được hiển thị trên màn hình ở cụm đồng hồ. Động thái trên giúp tài xế có thể chuyển số mà không cần rời tay ra khỏi vô lăng.
Dùng D /- trên cần số
Các dòng xe số tự động đời mới, nhà sản xuất ô tô thường sử dụng ký hiệu dấu /- trên cần số để biểu thị chế độ chuyển số tay hay chế độ số tay bán tự động.
Với chế độ này, người lái có thể hoàn toàn kiểm soát xe như trên xe số sàn. Khi không muốn dùng nữa, tài xế chỉ cần gạt cần về vị trí D, xe trở về chế độ số tự động bình thường.
Đạp thốc chân ga, hoặc dùng lẫy chuyển số vô lăng giúp xe số tự động chạy nhanh hơn. Đồ họa: M.H
Đạp thốc chân ga
Đạp thốc chân ga là cách đơn giản giúp bạn cảm nhận được sức mạnh chiếc xe của mình dưới sự kiểm soát của người lái. Cách này được dùng phổ biến khi muốn tăng tốc hoặc vượt xe khác.
Những sai lầm thường mắc khi lái xe số tự động Bỏ quên số tay, đặt đồ lung tung dưới sàn xe,... là một số lỗi cơ bản mà các tài xế thường mắc phải khi lái xe số tự động. Trong khi lái xe số sàn đòi hỏi người lái phải kết hợp chân ga - chân côn - chân phanh một cách nhuần nhuyễn thì lái xe số tự động lại đơn...