Lái xe an toàn dưới trời mưa: Những lưu ý lái mới không nên bỏ qua
Điều khiển ô tô trong điều kiện trời mưa trở nên phức tạp hơn do tầm nhìn bị hạn chế, mặt đường trơn trượt, dễ xảy ra xung đột với các phương tiện khác… nên cần xử lý khéo léo.
Sử dụng gạt mưa hiệu quả
Việc tưởng như đơn giản nhưng có thể chẳng dễ với những lái mới đó là điều chỉnh cần gạt mưa một cách phù hợp. Thông thường, cần gạt mưa trên ô tô sẽ có nhiều chế độ nhanh chậm khác nhau, thậm chí ở mỗi chế độ lại cho phép điều khiển theo từng mức.
Hãy học cách sử dụng thuần thục để đảm bảo chọn được chế độ gạt mưa giúp kính lái luôn nhìn rõ ràng, phù hợp với điều kiện thời tiết. Một số dòng xe, đặc biệt là hatchback hay CUV/SUV sẽ có gạt mưa phía sau và đừng quên sử dụng nó để tăng tầm quan sát.
Sấy gương, bật đèn cảnh báo, vặn nhỏ âm thanh
Quan sát tình hình xung quanh bằng gương chiếu hậu thường xuyên để chủ động tránh va chạm với các phương tiện khác, nhất là với xe máy đi cùng chiều. Tuy nhiên, trời mưa dễ làm đọng nước nên cần bật nút sấy gương. Tính năng này sẽ không phát huy ngay mà cần có thời gian để mặt gương được làm nóng và cũng tùy vào điều kiện.
Bật đèn khi trời mưa vừa giúp tăng khả năng quan sát, đồng thời cảnh báo xe khác trên đường. Nên vặn nhỏ âm thanh trong xe để cảm nhận tốt tình hình thực tế và tập trung vào việc lái xe. Nếu cần thiết, thậm chí còn phải hạ kính lái xuống một chút.
Điều chỉnh điều hòa để tránh mờ kính
Video đang HOT
Lái xe trong điều kiện mưa, ẩm ướt có thể gặp hiện tượng kính lái và kính bên bị mờ do chênh lệch nhiệt độ cao giữa trong và ngoài xe. Điều này làm giảm khả năng quan sát của lái xe và cần khắc phục bằng cách chuyển gió sang chế độ hắt lên kính. Trong một số trường hợp còn phải thay đổi nhiệt độ để giảm nhanh hiện tượng mờ kính.
Đi chậm hơn, hạn chế phanh gấp
Khi trời mưa, không ít người lái xe với tâm thế “đi nhanh, về nhanh” để thoát khỏi điều kiện thời tiết xấu. Sự vội vàng của nhiều “cái đầu” cộng hưởng với nhau kèm thêm trời mưa làm tầm nhìn bị hạn chế sẽ tăng nguy cơ gây tai nạn.
Hãy điều khiển xe với tốc độ chậm hơn bình thường và hạn chế tối đa phanh gấp để tránh trơn trượt cho bản thân đồng thời các phương tiện xung quanh kịp phản ứng. Khi cần, nên chủ động phanh sớm và nhẹ, “mớm phanh” từ từ vừa giúp giảm tốc độ một cách êm ái cũng như cảnh báo cho các xe đi phía sau.
Khi trời đang mưa, không nên sử dụng tính năng ga tự động Cruise Control. Chủ động kiểm soát phương tiện, luôn sẵn sàng chân ga, chân phanh cho mọi tình huống.
Đi ở làn giữa
Nước mưa thường đọng lại ở hai bên mép đường nên đi vào đây thường dễ mất lực bám, dẫn đến trượt bánh. Do đó nên cho xe đi vào giữa làn, phần đường ráo nước nhưng phải chú ý đi đúng làn dành cho phương tiện của mình.
Đi ở làn giữa cũng tránh hay hạn chế được tình trạng xe đi ngược chiều tạt nước lên xe mình.
Để xe trước dẫn đường, duy trì khoảng cách
Mưa xuống, lượng nước trên đường chưa thể thoát nhanh nên một số đoạn có thể ngập úng tạm thời. Nếu không thể quan sát chướng ngại vật trên đường ngập nước, hãy bám theo vệt bánh xe phía trước để tránh rủi ro.
Ngoài ra, phải duy trì khoảng cách an toàn với xe các phương tiện xung quanh để kịp xử lý khi gặp tình huống xấu. Khoảng cách này phải lớn hơn so với khi đi trong điều kiện thời tiết bình thường.
Tránh xa xe lớn
Chạy gần xe lớn như xe buýt, xe tải, container… dễ bị nước bẩn bắn văng lên làm mờ kính, chưa kể những tình huống phát sinh khác. Do đó nếu có thể, nên tránh giữ khoảng cách an toàn với các xe lớn, thậm chí tránh các phương tiện này để tăng độ an toàn.
Khi phương tiện bên cạnh đi nhanh hơn hay muốn vượt, chủ động đi chậm lại để tách ra. Lúc này nước có thể văng lên xe mình cũng như các xe khác nên cần chủ động xử lý tình huống.
Những trường hợp người lái xe phải giảm tốc độ khi lưu thông
Dưới đây là 12 trường hợp mà người điều khiển phương tiện giao thông phải giảm tốc độ xe khi lưu thông.
Khi gặp các trường hợp cụ thể như: có biển cảnh báo, qua nơi đường bộ giao nhau, qua cầu, cống... người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép. Ảnh minh họa: IIHS
Hiện nay, tốc độ tối đa của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đã được quy định rõ tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT (Từ tốc độ tối đa cho phép trong khu đông dân cư, tốc độ tối đa cho phép ngoài khu đông dân cư đến tốc độ tối đa trên đường cao tốc).
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 5 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép hoặc có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
1. Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường.
2. Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế.
3. Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận.
4. Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc.
5. Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.
6. Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
7. Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường.
8. Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước.
9. Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe.
10. Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ.
11. Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi.
12. Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Bỏ thói quen đánh lái chết nếu không muốn ô tô thành "sắt vụn" Đánh lái chết là một trong những thói quen không ít lái xe mắc phải. Nếu cứ duy trì thói quen này, chiếc ôtô của bạn nhanh chóng xập xệ, hỏng hóc... Đánh lái chết là việc quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe không quay. Xe nằm im nhưng bánh vẫn lia sang phải - sang trái. Nếu lái xe...