Lãi vay hạ nhiệt, sắp có làn sóng cắt giảm lãi suất?
Một số ngân hàng đã công bố giảm lãi suất cho vay trong 2 tháng cuối năm. Động thái trên có tạo động lực cạnh tranh, lan tỏa tới nhiều ngân hàng khác trong thời gian tới hay không khi cuộc chạy đua lãi suất đầu vào vẫn tiếp tục?
Giảm từ 1-3,5%/năm cho doanh nghiệp vay kinh doanh
Hơn 175.000 khách hàng đang vay vốn tại Vietcombank sẽ được giảm tới 1% lãi suất cho vay dịp cuối năm. Đây là đợt giảm lãi suất với quy mô dư nợ lớn nhất của Vietcombank, nhằm chia sẻ khó khăn cùng người vay vốn.
HDBank – 1 trong 3 ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay.
“Rất nhiều đối tượng khách hàng được giảm trong đợt này, trong đó là nhóm sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, hoạt động nông nghiệp, môi trường… Quy mô dư nợ khoảng 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% danh mục tín dụng của chúng tôi”, Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường cho biết.
HDBank cũng vừa công bố sẽ giảm lãi vay cho khoảng 43.000 khách hàng từ nay đến cuối năm. Mức giảm 0,5 – 3,5%/năm cho cá nhân và doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh, thuộc các lĩnh vực ưu tiên như: xuất nhập khẩu, nông nghiệp, chế biến chế tạo… ước tính, số lãi giảm khoảng 120 tỷ đồng.
Sau Vietcombank và HDBank, Agribank cuối tuần qua thông báo giảm lãi suất 20% so với lãi suất hiện hành để hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh. Thời gian áp dụng từ ngày 1-31/12/2022.
Cụ thể, với dư nợ phát sinh trong tháng 12/2022, Agribank sẽ giảm tối đa 20% so với mặt bằng lãi suất đang áp dụng với từng đối tượng, lĩnh vực nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Ngoài ra, khách hàng DN, cá nhân có dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01, hoặc có mục đích vay vốn kinh doanh xăng dầu… cũng được áp dụng chính sách giảm lãi suất này.
Như vậy, đến nay đã có 3 ngân hàng công bố giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế với mức giảm từ 1-3,5%/năm. Đối tượng khách hàng được giảm lãi suất tập trung ở nhóm sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, mức giảm lãi suất cho vay càng có ý nghĩa hơn khi được áp dụng trong 2 tháng cuối năm, vốn được xem là cao điểm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của DN.
Video đang HOT
Những ngày qua, NHNN cũng đề nghị các ngân hàng thương mại tăng cường cung ứng vốn, tìm cách hỗ trợ về lãi suất như tăng thấp hơn tốc độ huy động hoặc ưu đãi cho một số ngành nghề được khuyến khích; thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của NHNN về triển khai các giải pháp thúc đẩy phục hồi và phát triển nền kinh tế.
“Lãi suất đầu vào không thấp hơn, thậm chí là đang cao hơn. Để giảm lãi suất cho vay không có gì khác hơn là ngân hàng chấp nhận hy sinh một phần thu nhập lãi của mình, làm cho khách hàng có động lực, nguồn lực để kinh doanh tốt hơn. Như vậy sau này ngân hàng sẽ có cơ hội làm việc với khách hàng tốt hơn trong tương lai”, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Khối Khách hàng DN HDBank thông tin.
Doanh nghiệp mong lãi suất cho vay giảm
Việc một số ngân hàng có động thái hạ lãi suất cho vay được ví như “làn gió mát”, từ đó, thị trường kỳ vọng động thái này sẽ tạo nên làn sóng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ DN vượt qua khó khăn hiện nay, góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế. Ngoài lãi suất, các DN cũng mong muốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng thuận lợi, để kịp thời phục vụ cho cao điểm sản xuất kinh doanh cuối năm.
Theo phản ánh của DN, nếu không được hưởng ưu đãi, họ đang phải vay với lãi suất trung bình từ 12-14%/năm, thậm chí có thể hơn. Tuy nhiên, DN vẫn khó tiếp cận vốn do vướng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc giữ mặt bằng lãi suất cho vay ổn định như hiện tại cũng đã rất gian nan. Bởi lẽ, lãi suất huy động có chiều hướng tăng cao trong 2 tháng gần đây, đồng nghĩa chi phí đầu vào của ngân hàng tăng theo, thanh khoản ngân hàng chưa hết khó, nợ xấu, áp lực dự phòng vẫn là những áp lực lớn. Vì thế, việc có thể giảm lãi suất cho vay cho thấy các nhà băng rất nỗ lực chia sẻ với DN.
Việc giảm lãi suất cho vay chưa thể thể thành xu hướng mà chỉ diễn ra ở những ngân hàng có nền tảng tài chính tốt, trong thời gian ngắn và đối tượng cũng chọn lọc. Bởi hiện tại lãi suất huy động vẫn có xu hướng tăng, tạo sức ép chi phí vốn lớn đối với ngân hàng. Do đó, chỉ ngân hàng nào có lợi thế vốn rẻ mới có dư địa giảm lãi suất, hỗ trợ DN.
Sau thời gian ngắn ổn định, lãi suất huy động tiền gửi của các ngân hàng lại có những bước tăng đáng chú ý trong tuần vừa qua. Theo đó, mốc 10%/năm không chỉ đã quay trở lại mà còn đang ngày càng trở nên phổ biến, khi các ngân hàng tiếp tục cạnh tranh quyết liệt ở mặt trận huy động vốn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.
TS Cấn Văn Lực cho rằng, vai trò của ngân hàng thương mại là khá quan trọng. Đó là xem xét, cố gắng tiết giảm chi phí hơn nữa để bình ổn lãi suất cho vay hoặc chỉ tăng ở mức thấp.
Để việc giảm lãi suất cho vay có thể lan tỏa tới nhiều ngân hàng khác trong thời gian tới không dễ dàng, trong bối cảnh áp lực tăng lãi suất vẫn tiếp diễn trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng cũng chia sẻ việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để NHNN xem xét, cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong năm sau.
Chủ cụm công nghiệp nói mùi hôi ô nhiễm, còn chủ trại chăn nuôi nói bị thiệt hại
Chủ đầu tư cụm công nghiệp cho rằng mùi hôi từ các trại nuôi heo, gà bốc ra nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường.
Trong khi đó, chủ các trang trại phản pháo chính hoạt động công nghiệp làm nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Trang trại nuôi gà nằm sát cụm công nghiệp và khu dân cư Nam Hà ở huyện Đức Linh, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Mâu thuẫn này xảy ra tại khu vực giáp ranh giữa cụm công nghiệp và khu dân cư Nam Hà với các trang trại chăn nuôi heo, gà thuộc xã Đông Hà, huyện Đức Linh, Bình Thuận.
Theo Công ty TNHH Nam Hà - Đức Linh (chủ đầu tư cụm công nghiệp và khu dân cư Nam Hà), cứ sáng và tối là mùi hôi thối nồng nặc kéo dài mấy cây số, cùng ruồi nhặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của các cán bộ, công nhân viên, người dân địa phương.
"Nếu tình trạng này tiếp diễn thì các công ty thứ cấp không thể tiếp tục đầu tư và sản xuất tại các cụm công nghiệp, mà phải di dời đi nơi khác. Thiệt hại này địa phương có hỗ trợ được không?" - chủ đầu tư chất vấn địa phương.
Chủ đầu tư mong địa phương sớm có biện pháp hữu hiệu để việc xả thải và mùi hôi thối đặc trưng từ các trang trại sớm chấm dứt, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân.
Trong khi đó, một số chủ trang trại cho rằng chính hoạt động xây dựng công nghiệp này đang có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sinh học trong việc nuôi heo và gà của mình.
Một trại nuôi heo sát với cụm công nghiệp và khu dân cư Nam Hà ở huyện Đức Linh, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phạm Duy Kiều - chủ tịch UBND xã Đông Hà - cho biết trước đây khu vực này hoang vắng, chủ yếu là hoạt động nông nghiệp nên địa phương kêu gọi các chủ đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi được hình thành từ đó, trước khi xây dựng các cụm công nghiệp và dân cư.
Ông thừa nhận mùi hôi đặc trưng từ các trang trại này là không thể tránh khỏi. Và trước đây, một trại heo đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
"Khi kêu gọi đầu tư công nghiệp và dân cư ở gần với các trang trại, địa phương đã định hướng, khuyến khích ngành chăn nuôi sẽ di dời sang vị trí mới. Hiện đã có một trang trại nuôi heo lên lộ trình di dời đi nơi khác và địa phương đang hỗ trợ tối đa", ông Kiều nói. Còn các trang trại khác, ông Kiều cho biết địa phương sẽ tăng cường giám sát và kêu gọi sử dụng chế phẩm giảm thiểu phát tán mùi hôi.
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Linh, xung quanh cụm công nghiệp và khu dân cư này có khoảng năm trang trại chăn nuôi heo, gà. Các trang trại này hoạt động trước khi có cụm công nghiệp và khu dân cư. Qua kiểm tra, phòng nhận thấy hai trang trại chăn nuôi có khả năng phát tán mùi hôi ảnh hưởng đến cụm công nghiêp và khu dân cư.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Linh đề nghị các trang trại trên nhanh chóng gia cố hệ thống che chắn kho lưu chứa phân, tăng cường hóa chất phun xịt nhằm hạn chế phát tán mùi hôi và ruồi nhặng.
Đồng thời, chủ trang trại phải đẩy nhanh tiến độ di dời nhằm đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi và không gây ảnh hưởng tới môi trường khu dân cư xung quanh trang trại.
Lãi suất có thể tăng sớm hơn dự kiến trong những tháng cuối năm Trong bối cảnh đồng VND chịu áp lực mất giá và mục tiêu kiểm soát lạm phát được đặt lên cao, giới phân tích nhận định, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ và điều chỉnh tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất sẽ chưa quá lớn...