Lại tranh cãi ai sẽ tiêm thuốc độc khi thi hành án tử hình
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm?
Nên để bác sĩ pháp y thay bác sĩ?
Cuối năm 2013, dư luận xã hội và trong ngành y tế xôn xao trước vụ việc bác sĩ và điều dưỡng viên của bệnh viện Đa khoa Phú Yên bị Hội đồng thi hành án (THA) tử hình yêu cầu đưa kim tiêm vào người phạm nhân để truyền thuốc độc. Điều này đi ngược với lời thề chữa bệnh cứu người trong ngành nên không những bản thân người bác sĩ và điều dưỡng viên này bị ám ảnh vì lần đầu tiên trong đời họ buộc phải làm một việc trái với đạo đức nghề nghiệp, mà lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cũng phản ứng với thái độ đầy bức xúc.
Được biết, khi biết việc cử bác sĩ đi hỗ trợ đội THA, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên – bác sĩ Phan Vũ Nhân đã đề nghị cử bác sĩ pháp y nhưng không được đồng ý.
Ảnh minh họa
Sau khi vụ việc xảy ra, quan điểm cử bác sĩ pháp y đi thực thi nhiệm vụ theo yêu cầu của cơ quan tòa án, thi hành án của ông Phan Vũ Nhân không phải là duy nhất, bởi sau đó đã có nhiều bài báo đặt câu hỏi: “Phải chăng nên để bác sĩ pháp y làm nhiệm vụ trảm phạm nhân?”.
Cũng có nhiều ý kiến của chuyên gia cho rằng cần phải quy định rõ những đối tượng, ngành nào làm nhiệm vụ này, có thể là đội ngũ pháp y của Bộ Y tế, Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, nếu trong văn bản chưa quy định về việc này thì nên bổ sung vào, chứ không nên để những bác sĩ không làm nhiệm vụ pháp y đi tiêm thuốc độc cho phạm nhân.
Như vậy, có không ít quan điểm tán thành việc cử bác sĩ pháp y đi làm nhiệm vụ hỗ trợ thi hành án tử hình bằng thuốc độc thay cho bác sĩ. Theo thông tư liên tịch, vai trò của bác sĩ chỉ là hỗ trợ việc xác định tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết. đều khẳng định bác sĩ pháp y chỉ có nhiệm vụ xác định tình trạng của người đã bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả với Hội đồng thi hành án. Mặt khác, theo TS Vũ Dương, việc thực hiện tiêm truyền vào tĩnh mạch không phải là thủ thuật dễ đối với bác sĩ pháp y.
Hiện nay, thi hành án bằng tiêm thuốc độc là phương pháp đã được Nhà nước lựa chọn và đang bắt đầu áp dụng, thế nhưng cả bác sĩ và bác sĩ pháp y đều từ chối thì ai sẽ làm? Đó là câu hỏi đang được đặt ra. Đứng trước vụ việc bác sĩ Bệnh viện Phú Yên bị yêu cầu buộc đưa kim tiêm vào người phạm nhân, bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc – Giám đốc BV nêu quan điểm rằng, trong đoàn công tác đã có một số bác sĩ, nhân viên của ngành công an thì nên giao họ làm, không cần bác sĩ của ngành y tế. Ngành công an, tòa án nên có lực lượng chuyên trách để làm việc đó.
Các bác sĩ nói chung và bác sĩ công an nói riêng đang đứng trước sự giằng co giữa y đức cứu người và thực thi công vụ mà Nhà nước yêu cầu. Thiết nghĩ, trong tình huống bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ thì bên cạnh luật cần quy định rõ ràng hơn, các cơ quan chức năng cũng phải giải thích rõ cho người thực hiện, đừng để xảy ra tình trạng tranh cãi, đùn đẩy như hiện nay.
Theo Pháp luật Việt Nam
Video đang HOT
Nỗi niềm người vợ từ chối nhận xác tử tù
Sau thời gian dài chờ thi hành án, gia đình tử tù từ chối "ân huệ" được đón người thân của mình trở về, đưa vào lòng đất mẹ.
Không thể nhận xác chồng vì quá nghèo
Hơn hai tuần sau khi phải lên bàn tiêm thuốc độc, tử tù Nguyễn Toàn đã được Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế lo mồ yên mả đẹp, nhưng một cán bộ TAND tỉnh, là thành viên của Hội đồng thi hành án, người trực tiếp hai lần gặp gỡ trao đổi, thuyết phục vợ tử tù nhận xác về mai táng, vẫn còn nguyên cảm xúc "khó tả".
Tử tù Nguyễn Toàn phút giây cuối đời trước khi lên bàn tiêm.
"Một tháng trước ngày thi hành án, tôi có nhiệm vụ gặp gỡ, làm việc với người thân tử tù, để hỏi họ có nhận xác Toàn không? Trong lòng tôi là cảm xúc bị xáo động.
Bởi lẽ, dù Toàn là người phải đền tội, nhưng hỏi vợ anh ta có "nhận xác" chồng, khi người chồng đang sống, là một việc hết sức khó khăn, nghiệt ngã. Người vợ tội nghiệp sẽ đối diện với thực tế cay đắng đó như thế nào?
Tại UBND phường Thủy Châu, ngồi trước người phụ nữ gầy gò khắc khổ, là vợ của bị án Nguyễn Toàn. Tôi phải nhẹ nhàng "loanh quanh", làm công tác tư tưởng cho chị ấy mãi, mới đi đến vấn đề chính", cán bộ này thổ lộ.
Theo quan sát của ông, mặt người phụ nữ khốn khổ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc. Dường như có những cuộc đấu tranh cam go trong tình cảm và lý trí của chị. Nhưng cuối cùng, sau cả hai lần được thuyết phục, người phụ nữ này cho rằng, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên từ chối nhận xác chồng.
Buổi trưa chiều cuối năm nắng nhàn nhạt, phải đi qua rất nhiều khúc quanh nhỏ, qua cả bãi tha ma, mới đến được ngôi nhà của vợ tử tù. Ngôi nhà bé xíu lụp xụp, rách nát ba năm trước khi Toàn gây ra vụ án chấn động dư luận sát hại cùng lúc hai người đàn bà, ngôi nhà ấy nay không còn ở được nữa.
Trên miếng đất chưa có "sổ đỏ", chính quyền địa phương hai lần hỗ trợ, giúp đỡ gia đình xây được căn nhà mới. Không biết do những bức tường chưa có tiền tô trét và cánh cửa tạm bợ; hay vì những nét mặt ảm đạm của vợ con Toàn; mà không khí ngôi nhà u ám, thê lương dù sắc nắng Xuân đã hửng lên ngoài trời.
Nước mắt nhạt nhòa, người vợ tâm sự: "Tui xấu số gặp trúng "bến nước" quá đục. Nhưng đã là vợ chồng thì sao mà dứt tình dứt nghĩa được. Một mình tui nuôi ba đứa con ăn học. Gia tài của cả nhà chỉ có chiếc xe đạp rách, hàng ngày tui đi mua ve chai đồng nát bán.
Bản thân tui áo quần cũng chỉ đi xin đồ thải ra của người ta để mặc. Cơm thì bữa rau bữa mắm, bữa đói nhiều hơn bữa no. Con gái đầu của tui nay đang học đại học y khoa cũng chẳng có nổi cái xe mà đi, hàng ngày phải đi về bằng xe bus. Buổi trưa, cháu tìm một gốc cây trong khuôn viên trường, ăn phần cơm đạm bạc mang theo từ nhà.
Con gái thứ hai của tui đang học lớp mười một, cũng học rất giỏi. Cháu có mơ ước được như chị, thi vào đại học y khoa. Nhưng tui chỉ sợ mình không gồng lên nổi để lo cho con, sợ con phải bỏ học giữa chừng". Đứa út học lớp bốn, giỏi không kém hai chị. Nhưng tương lai của các cháu không biết sẽ ra sao, khi đến một ngày mẹ chúng nó không còn "gánh" nổi.
Người phụ nữ hình hài tàn tạ bưng mặt, đau khổ tiếp lời: "Khổ cực như thế, chạy ăn từng bữa như thế, lấy đâu ra tiền mà lo chôn cất chồng? Ngay như hôm nay là giỗ ba tui mà tui đâu có tiền đi xe về quê ở Quảng Trị được. Thương chồng lắm chứ, nhưng tui đành bất lực, phải nhờ Nhà nước lo liệu giúp thôi.
Hôm hay tin chồng tui đã được chôn cất tại nghĩa trang phía Bắc TP. Huế, tui gắng lo chút hương hoa cùng con gái đầu tìm lên mộ, làm lễ mở cửa mả cho chồng. Nhà không có xe máy, cũng không có tiền đi xe thồ, may đứa cháu chở hai mẹ con bằng xe máy.
Giữa đường gặp cảnh sát giao thông, biết mình vi phạm luật, con gái tui xuống xe. Chắc thấy mặt mũi mấy mẹ con tội nghiệp, không phải là người cố tình vi phạm nên "họ" linh động tha cho. Tui như càng được an ủi và cảm động hơn, khi tại nấm mồ, tui gặp cán bộ công an đưa hương hoa đến thăm".
Như có dịp để trải những cơ cực trong lòng, chị tâm sự: "Giận thì giận, nhưng tui vẫn thương chồng. Các con tui vẫn thương cha. Mấy năm chồng tui ở trong trại tạm giam, phải mấy tháng tui và con mới đến thăm được một lần.
Không có tiền nên cũng chẳng mua được thức ăn gửi vô, chỉ động viên chồng về tinh thần. Cha chồng tui mất lâu rồi, chỉ còn mẹ già. Mỗi lần tui vô thăm, chồng lại hỏi han sức khỏe mẹ. Lần thăm cuối cùng là một tháng trước ngày phải tiêm thuốc độc, chồng tui cũng bảo tui, cho anh gửi lời thăm mẹ.
Anh Toàn đâu có biết, sau sự việc anh gây ra, mẹ đã buồn phiền mà mất mấy năm nay rồi. Có điều tui không nỡ nói, sợ chồng càng tuyệt vọng thêm".
Chị ngồi gục mặt thật lâu, dường như cố nén những cảm xúc thương thân, thương mẹ chồng tội nghiệp và người chồng tội lỗi. Kể từ khi Toàn bị bắt, dù chưa cách trở âm dương nhưng cũng là lúc mẹ con ly biệt. Đến lúc chết, mẹ không thấy mặt con một lần.
Quá nghèo khó, vợ con Nguyễn Toàn không dám nhận xác chồng về mai táng.
Ngày cuối của tử tù
Lúc sau, chị ngước ánh mắt ủ rủ hỏi: "Không biết chồng tui có ăn bữa cơm cuối cùng mà Nhà nước lo cho không?". Biết chồng không ăn nổi, bữa cơm cuối cùng Toàn không hề đụng đũa, ánh mắt người vợ bạc phận đờ đẫn.
Chúng tôi kể lại câu chuyện nghe được hôm Nguyễn Toàn "dừng chân" tại trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An. Chiều hôm đó, biết nơi đây có nhà tiêm thuốc độc, Toàn lờ mờ đoán rằng đây là chuyến đi cuối cùng của cuộc đời. Lại biết trong trại tạm giam này cũng có một tù nhân quê Thừa Thiên - Huế mang án tử hình vì phạm tội mua bán ma túy, suốt đêm họ không hề ngủ, "bắt chuyện" để nói những lời động viên nhau.
Buổi sáng ngày 30/12/2013, trước khi ra khỏi khu vực giam giữ, đến phòng làm thủ tục, lên bàn tiêm thuốc độc, Toàn xin phép được đứng ngoài "chào vọng" vào phòng giam tử tù đồng hương với mình. Và chấp nhận thỉnh cầu cuối cùng của Nguyễn Toàn, một quản giáo trại tạm giam Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, người ba năm qua gần gũi, động viên Toàn sống tốt những ngày còn lại, đã chủ động đưa tay ra, thực hiện một cái ôm siết chặt, đem đến cho Toàn chút tình người ấm áp, điểm tựa tinh thần trước lúc bị thi hành án tử.
Người vợ tử tù dường như phần nào được an ủi. Chị tâm sự vì hoàn cảnh quá khó khăn ngặt nghèo, chị phải từ chối nhận xác chồng, nhưng trong giây phút cuối trước giờ đền tội, người chồng tội lỗi ấy vẫn nhận được tình người ấm áp, vậy là chị đôi chút yên lòng.
"Ai làm sai thì phải trả giá trước pháp luật, nhưng người thân ruột thịt thì không bao giờ bỏ nhau. Con gái lớn của tui nói, chờ nó học xong kiếm được việc làm, sẽ xin chuyển mộ cha về nghĩa trang gần nhà, để tiện gần gũi, đi lại chăm nom mộ phần", người vợ nói.
Từ cuối tháng 2/2010, chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1964, ngụ xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) về quê chăm sóc bố bị bệnh nặng ở khu phố Phù Nam 2 (phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Do có mối quan hệ họ hàng nên trong khoảng thời gian này Nguyễn Toàn (SN 1971) thường xuyên tiếp xúc với chị Hiền.
Khoảng 18h30' ngày 15/5/2010, Toàn biết chị Hiền có đeo một số nữ trang trên người nên tìm cách chiếm đoạt, gọi điện thoại di động cho chị Hiền hẹn tối đi uống cà phê. Chị Hiền đồng ý và rủ thêm cháu Dương Thị Thúy (SN 10/2/1993, người cùng địa phương) đi cùng.
Khoảng 19h30' cùng ngày, Toàn dùng xe đạp chở chị Hiền và cháu Thúy đi ra bờ sông Đại Giang, sát hại cả hai người, cướp tài sản, dìm xác xuống sông. Ngày 23/8/2010, Toàn bị tuyên phạt mức án tử hình.
Con đường đến cái chết của Nguyễn Toàn có lẽ lận đận bậc nhất lịch sử thi hành án Việt Nam. Ba năm nằm trong trại giam chờ thi hành án, Thừa Thiên - Huế chưa có phòng tiêm thuốc độc nên phải nhờ tỉnh Nghệ An. Toàn có vợ và ba người con.
Vợ Toàn dứt khoát từ chối, không nhận xác chồng vì cho rằng gia đình quá khó khăn. Tỉnh Nghệ An cũng không chấp nhận cho chôn xác tử tù, nên sau khi thi hành xong, công an đưa xác tử tù quay lại Huế chôn cất.
Nghĩa tử là nghĩa tận, nên sau khi thi hành án và khâm liệm tử tù chu đáo, cán bộ chiến sĩ phải thực hiện hành trình vượt 400 km trở về Huế, không được phép ngừng nghỉ, để kịp mai táng cho Toàn "mồ yên mả đẹp" ngay trong buổi chiều hôm đó.
Từ 10h đến 16h ngày 30/12/2013, trên quốc lộ 1A có một đám tang "đặc biệt". Ba chiếc xe của công an đi ra từ nhà thi hành án Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An (trong đó một xe chở thi thể Nguyễn Toàn) chạy gấp rút vào hướng phía Nam làm lễ tang cho Toàn ở nghĩa trang TP.Huế. Tấm bia trên mộ Toàn trắng trơn, không một dòng chữ.
Theo Pháp luật Việt Nam
Tử tù xin uống ly cà phê trước khi thi hành án Sau khi ăn sáng bằng bánh bao, tử tù 36 tuổi xin uống ly cà phê cuối đời rồi nhờ một cán bộ viết thư để lại cho người thân. Đâm chết người vì chạy xe văng nước lên mình Đặng Văn Thương (SN 1977) là con thứ 8 trong một gia đình nghèo ở H.Nhà Bè, TP.HCM. Lớn lên anh ta lấy...