Lại thêm người tự khỏi HIV một cách bí ẩn
Các nhà khoa học đã xác định thêm một bệnh nhân tự khỏi HIV mà không cần điều trị, theo một bài báo đăng trên tuần san Annals of Internal Medicine.
Bệnh nhân là một phụ nữ không tiết lộ danh tính, hiện sống tại Argentina. Cô được chẩn đoán nhiễm virus HIV vào năm 2013.
Từ 2017, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét kỹ lưỡng ADN bệnh nhân để tìm kiếm dấu vết virus. Họ thậm chí đã kiểm tra nhau thai của cô sau khi cô sinh con vào tháng 03/2020, theo STAT. Sau khi giải mã hàng tỷ tế bào, các nhà khoa học xác nhận bệnh nhân đã không còn virus HIV trong cơ thể.
Y tế hiện đại đã giúp bệnh nhân HIV có thể chung sống an toàn với virus, nhưng họ thường phải điều trị thường xuyên bằng thuốc kháng virus để ngăn chặn virus nhân bản.
Trong lịch sử đã có bốn bệnh nhân được giới khoa học báo cáo là “ khỏi HIV”, tuy vậy trong đó có hai bệnh nhân – được đặt tên là “bệnh nhân Berlin” và “bệnh nhân London” được trị khỏi nhờ cấy ghép tế bào gốc, một quá trình rủi ro mà các nhà khoa học vẫn chưa thành công khi tiến hành ở các bệnh nhân khác.
Một bệnh nhân khác cũng đã hoàn toàn không còn virus trong cơ thể. Vào năm 2020, các bác sĩ chia sẻ báo cáo về Loreen Willenburg, còn có tên là “bệnh nhân San Francisco”, được xác định là người đầu tiên trên thế giới tự khỏi HIV mà không cần điều trị.
Willenburg và bệnh nhân ở Argentina được mô tả là “bệnh nhân kiểm soát cấp cao”, nghĩa là hệ miễn dịch của họ đã khống chế thành công virus HIV một cách tự nhiên.
Video đang HOT
Theo STAT, bệnh nhân tự khỏi HIV ở Argentina đã có một con gái không mang virus HIV. Cô đang chờ đón đứa con thứ hai.
Lăng mộ nghi của Gia Cát Lượng mở ra lần thứ 2: Không hổ danh thần cơ diệu toán
Đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ khả năng lý giải vì sao Gia Cát Lượng có thể "nhìn trước tương lai" hàng nghìn năm như vậy.
Bí ẩn lăng mộ Gia Cát Lượng
Trong lịch sử Trung Quốc, sự xa hoa của các lăng mộ vương thất nhà Hán được cho là lấy cảm hứng từ hoàng đế Tần Thủy Hoàng; còn người lập nhiều ngôi mộ giả cho mình nhất được cho là Tào Tháo. Trước khi qua đời, Tào Tháo đã sắp xếp cho người mở cổng thành và khiêng quan tài từ nhiều hướng để không ai biết ông thực sự chôn cất ở đâu.
Vậy còn lăng mộ của Gia Cát Lượng, vị quân sư tài danh nhất cùng thời Tam Quốc thì sao? Thì ra, mộ Gia Cát Lượng có nhiều nét tương đồng với Tào Tháo. Cả hai đều chủ trương chôn đơn giản và "ngụy trang" để che mắt thiên hạ.
Gia Cát Lượng mất khi mới 53 tuổi. Có một câu chuyện phổ biến được truyền lại là: Trước khi qua đời, ông biết rằng mình sẽ không sống được bao lâu nên đã sớm tự thu xếp làm lễ tang cho mình. Ông dặn dò những người khiêng rằng đi đến khi sợi dây đứt thì đó là nơi hạ huyệt.
Bốn người lính đi bộ ba ngày ba đêm mà vẫn không thấy dây bị đứt, do đó họ đã đánh liều chôn cất ông giữa đường. Sau đó 4 người này bị phát hiện và thẳng tay xử tử, từ đó về sau không ai biết được Gia Cát Lượng được chôn cất ở đâu.
Hình minh họa. Hình ảnh: Lishiq.
Theo một số tài liệu, mộ của Gia Cát Lượng chỉ xuất hiện 2 lần trong lịch sử kể từ khi chôn cất.
Lần thứ nhất, được cho là liên quan đến Lưu Bá Ôn, người đã giúp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, và ông cũng là người nắm giữ rồi chôn giấu bí mật này.
Lưu Bá Ôn được người đời ca tụng là "thần cơ diệu toán" không kém gì tiền nhân Gia Cát Lượng, xuất hiện sau Gia Cát Lượng hơn 1000 năm. Lưu Bá Ôn đã tìm thấy ngôi mộ của Gia Cát Lượng dựa trên manh mối trong một số cuốn sách lịch sử và âm dương và ngũ hành mà ông đã học được.
Sau khi tự mình vào trong lăng mộ, ông giật mình khi thấy rằng bên trong có dòng chữ: "Chỉ có Bá Ôn ở đây". Ông không ngờ Gia Cát Lượng lại có khả năng tiên đoán trước cả ngàn năm như vậy.
Lưu Bá Ôn thấy vậy vô vùng nể phục nên lập tức phong tỏa lăng mộ và ngày đêm thờ cúng chân dung Gia Cát Lượng tại nhà để bày tỏ lòng thành kính.
Tất nhiên, những ghi chép kiểu như vậy chưa đủ cơ sở cho khoa học ngày nay.
Chiếc quạt "huyền thoại" trong ngôi mộ cổ
Chiếc quạt 'huyền thoại' trong ngôi mộ cổ. Hình ảnh: 163.
Theo các chuyên gia khảo cổ, rất khó để điều tra các sự kiện của triều đại nhà Minh, nhưng chắc chắn rằng Gia Cát Lượng đã được chôn cất ở phía bắc Hán năm xưa, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Cả các nhà khảo cổ đều hy vọng tìm thấy lăng mộ của Gia Cát Lượng để có thể khai quật bảo vệ.
Với sự phát minh của công nghệ hiện đại và công nghệ viễn thám vệ tinh, lăng mộ được cho là của Gia Cát Lượng cuối cùng cũng được tìm thấy.
Nhưng đáng tiếc, khi mở ra, các chuyên gia vẫn không tìm thấy xương cốt của Gia Cát Lượng ở bên trong.
Họ chỉ phát hiện được một chiếc quạt lông, sau khi giám định cho thấy nó đã có hơn một nghìn năm tuổi trong lăng mộ. Ngoài ra các di vật văn hóa khác cũng rất hạn chế.
Sau khi nghiên cứu các tư liệu, các chuyên gia mới phát hiện ra rằng đây thực chất chỉ là một trong số rất nhiều ngôi mộ giả của Gia Cát Lượng!
Trên thực tế, ở khắp Trung Quốc có rất nhiều di tích văn hóa liên quan đến Gia Cát Lượng. Một số bình luận cho rằng, đây rất có thể cũng là một phần trong kế hoạch của ông, nhằm ngăn thiên hạ làm phiền nơi chôn cất sau khi chết.
Tóm gọn thủ phạm gây ra các vụ mất tích ở tam giác quỷ Bermuda? "Tam giác quỷ" Bermuda là nơi xảy ra nhiều vụ mất tích của tàu thuyền, máy bay cùng hàng trăm người. Một số chuyên gia hoài nghi khí metan chính là "thủ phạm". Kể từ những năm 1900, " tam giác quỷ" Bermuda trở thành địa điểm nổi tiếng thế giới khi xảy ra nhiều vụ mất tích bí ẩn. Hàng trăm tàu...