Lại thêm một công dân bị oan
Người thanh niên là bí thư chi đoàn đang trên đường đi đón vợ thì bị nhầm tưởng là cướp, bị bắt giữ và truy tố và kết tội oan về tội cướp giật tài sản
Sáng 17-9, anh Bùi Minh Lý (sinh năm 1989, ngụ Cần Giuộc, Long An) cho biết vừa qua sau ba năm điều tra lại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM đã chính thức thừa nhận làm oan đối với anh.
Các quyết định đình chỉ do Thương tá Dương Ngọc Danh – Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh ký ngày 31-7.
Theo quyết định, do đã hết thời hạn điều tra nhưng vẫn không đủ chứng cứ chứng minh anh Lý có tội nên CQĐT đình chỉ theo khoản 2 Điều 157 BLTTHS 2015 vì hành vi không cấu thành tôi phạm.
Anh Lý là người đã bị CQĐT, VKS quận Bình Thạnh khởi tố, bắt tạm giam và truy tố tôi cướp giât tài sản. TAND quận Bình Thạnh cũng đã kết án ba năm tù đối với anh về tội danh này. Bản án này sau đó đã bị TAND TP.HCM huỷ.
Từ tháng 6-2016, VKSND quận Bình Thạnh đã cho anh tại ngoại sau hơn 28 tháng bắt tạm giam.
Hiện anh Lý đang làm phụ hồ cùng cha vợ ở quê nhà, ấp Trung, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, Long An. Anh cũng đã làm đơn yêu cầu các cơ quan tố tụng quận xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại cho mình.
Bùi Minh Lý vừa chính thức được tự do sau 55 tháng vướng vòng lao lý.
Anh Lý là nhân vật bị cáo buộc đã cướp giật sợi dây chuyền trong vụ án “Cướp giữa đàng bị quàng vào cổ” mà Pháp Luật TP.HCM từng nhiều lần phản ánh.
Theo đó, 9 giờ tối 19-1-2014, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tâm đãi tiệc tất niên tại tổ dân phố ở phường 25, quận Bình Thạnh. Bàn tiệc đặt hai bên đường hẻm, chừa lối đi nhỏ ở giữa. Trong lúc chị Tâm bưng thức ăn ra bàn thì bị một nam thanh niên chạy xe máy áp sát giật sợi dây chuyền rồi rồ ga chạy. Chị Tâm chụp lại không được.
Đang ngồi trong bữa tiệc, chồng chị Tâm và một người bạn lấy xe máy đuổi theo. Lúc hai người chạy đến chùa Bảo Minh trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì thấy một thanh niên (là anh Lý) đang chạy xe tà tà phía trước. Cả hai ép xe Lý rồi xông vào đánh.
Video đang HOT
Bị đánh tới tấp, Lý lấy cây roi điện mang theo đánh trả thì bị chồng chị Tâm giật lại đánh vào đầu làm chiếc roi điện bị gãy. Sau đó, hai người này khống chế đưa Lý về nhà rồi gọi tổ trưởng dân phố và công an đến làm việc. Lý kêu oan từ đầu rằng mình bị bắt nhầm khi đang đi đón vợ.
Đây là vụ án được coi là “bị bắt quả tang, chứng cứ rõ ràng” nhưng biên bản phạm tội quả tang không thu tang vật là sợi dây chuyền, không thu những vật dụng của người bị bắt như mũ bảo hiểm, chiếc khẩu trang, không trưng cầu giám định dây chuyền. Đặc biệt, biên bản này không đọc lại cho Lý nghe. Chứng cứ quan trọng như vậy lại được lập không tuân thủ các quy định của BLTTHS. VKS và HĐXX cấp sơ thẩm đều thừa nhận là biên bản có vi phạm thủ tục nhưng “Không làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án”!
TAND quận Bình Thạnh đã phạt Lý ba năm tù với nhận định: “Dù là bí thư đoàn, có nhiều giấy khen nhưng không chí thú làm ăn lương thiện và dù có tiền hay làm chức vụ gì đi nữa, khi gặp tài sản của người khác cũng sẽ nảy sinh lòng tham mà cướp giật. Do lần đầu đi cướp, không rành đường ở TP nên khi gặp các khúc cua, Lý không thể tăng ga được và bị bắt là điều hiển nhiên”.
Tại phiên phúc thẩm hồi tháng 9-2015, VKSND TP.HCM và TAND TP.HCM cùng chung nhận định: Tòa sơ thẩm tuyên bị cáo có tội chỉ căn cứ vào các chứng cứ gián tiếp, chưa khách quan. Lời khai của người bị hại và người làm chứng có rất nhiều mâu thuẫn nên chưa đủ cơ sở chứng minh. Tòa sơ thẩm kết án mang tính quy chụp, vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Thế nhưng thay vì tuyên Lý không phạm tội, tòa này lại thận trọng quá mức nên chỉ tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại. Đến nay, sau ba năm điều tra lại, CQĐT mới chính thức thừa nhận đã làm oan đối với anh Lý.
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Cô giáo 9X sẵn sàng chia sẻ với học trò chuyện tình bạn, tình yêu
Cô giáo Phan Hồng Anh chia sẻ, facebook, zalo là một trong những tiện ích để cô kết nối, nắm bắt thông tin và làm bạn với học sinh hiệu quả.
Cô giáo trẻ Phan Hồng Anh - giáo viên dạy môn Toán trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội Amsterdam đã thu hút được nhiều sự chú ý khi được đứng cạnh các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục kỳ cựu để nhận bằng khen trong buổi lễ Tuyên dương các nhà giáo Thủ đô có nhiều đổi mới, sáng tạo và tâm huyết trong dạy học.
Tôi có dịp được trò chuyện cùng cô Hồng Anh - một cô giáo hiền dịu, xinh đẹp, thân thiện. Nói chuyện, tôi mới biết cô sinh năm 1991, là cựu học sinh chuyên Toán trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội Amsterdam.
Ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cử nhân Hồng Anh trở về với ngôi trường mình từng học và vun đắp ước mơ cho cô trở thành cô giáo.
Tại đây, ngoài công tác giảng dạy, cô còn là bí thư chi đoàn giáo viên đồng thời là giáo viên chủ nhiệm.
Cô giáo Phan Hồng Anh chia sẻ, facebook, zalo là một trong những tiện ích để cô kết nối, nắm bắt thông tin và làm bạn với học sinh hiệu quả. (Ảnh: Thùy Linh)
Vì không muốn học trò sợ mình, mà muốn học trò xem mình là người bạn, gần gũi với học trò do vậy, cô Hồng Anh đã biến mỗi giờ sinh hoạt theo hình thức nhìn nhận, đánh giá những tổng kết một tuần qua bằng những hoạt động trải nghiệm, những chủ đề riêng kích thích sự sáng tạo của học sinh.
"Thực sự như vậy tiết sinh hoạt sẽ trở thành một tiết hoạt động có thể là ngoại khóa diễn ra ở trong lớp hoặc có thể là ngoài lớp.
Các hoạt động ấy phải thực sự có tham vấn của học sinh không đơn thuần chỉ là nghe một chiều từ giáo viên", cô Hồng Anh nói.
Chia sẻ về những ấn tượng trong buổi sinh hoạt của mình, cô giáo trẻ Hồng Anh nói:
"Buổi sinh hoạt mình tâm đắc nhất là buổi sinh hoạt về áo dài. Bởi hiện nay đang thời đại hội nhập, các em có rất nhiều cơ hội để đi khắp nơi trên thế giới, giao tiếp rất nhiều với người nước ngoài, trang phục truyền thống sẽ là cái ấn tượng đầu tiên của bất kỳ ai khi nhìn vào mỗi người.
Chính vì vậy, chủ đề áo dài mình đưa ra sẽ giúp các em hiểu biết thêm về kiến thức về trang phục truyền thống đặc biệt là nét đẹp truyền thống của dân tộc".
Để tạo không khí sôi nổi, cô giáo trẻ Hồng Anh đã chia lớp mình thành nhiều nhóm, mỗi nhóm một phần việc để tìm hiểu và sau đó thuyết trình.
"Ban đầu tôi cũng khá suy nghĩ khi đưa ra cách sinh hoạt lớp mới này. Bởi để có giờ sinh hoạt như thế này, các em sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn đặc biệt tôi cũng lo các em sẽ không hào hứng.
Thế nhưng, ngay buổi đầu tiên thay đổi các em lại thích những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần như vậy, đặc biệt là những bạn ngày trước có thành tích không được lý tưởng lắm", Hồng Anh nói.
"Từ khi thay đổi cách thức sinh hoạt dường như buổi sinh hoạt cuối tuần đó không còn cảm giác nặng nề, học sinh cảm thấy các bạn yêu thích hơn, thậm chí những tiết sinh hoạt như vậy còn hơn cả những tiết học chuyên môn", cô Hồng Anh vui vẻ trải lòng.
Nhận xét về học sinh thời nay, cô giáo 9x cho rằng, thời cô còn ngồi trên ghế nhà trường, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh có phần xa hơn, phần do hoàn cảnh chung, phần do học sinh thời đó khá rụt rè.
Thế hệ học sinh thời nay đã chủ động, sáng tạo, các em luôn mong muốn được chia sẻ cùng thầy cô không chỉ những vấn đề trong học tập mà cả những vấn đề khác trong cuộc sống, tình yêu, tình bạn.
Chủ nhiệm học sinh khối trung học phổ thông, cô giáo Hồng Anh cho biết, do những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, các em sẽ có những rung động đầu đời, đây là điều rất nhiên, các em có thể cảm mến nhau qua những tiếng hát, nụ cười đẹp...
"Tôi không có quan niệm cần cấm đoán chuyện tình yêu tuổi học trò, mà sẵn sàng chia sẻ thẳng thắn với các em trong chuyện tình bạn, tình yêu.
Khi các em cảm nhận được sự đồng cảm, và tôn trọng, các em sẽ mở lòng để nói ra những suy nghĩ thật của mình với cô. Như vậy mình sẽ dễ dàng định hướng và tư vấn cho các em hơn", Hồng Anh chia sẻ.
Tâm lý, gần gũi là thế, nhưng cô giáo trẻ Phan Hồng Anh cũng khẳng định rằng, kỷ luật, quy tắc chung là điều không thể thiếu trong môi trường giáo dục.
"Tôi không chủ trương để các em phải sợ, hay khiến các em cảm thấy mình là một nhà độc tài. Khi cô giáo có thể quan tâm, gần gũi các em như người mẹ, người chị, người bạn, thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng", cô Hồng Anh cho hay.
Ngoài ra, cô giáo 9x cũng chia sẻ, facebook, zalo là một trong những tiện ích để cô kết nối, nắm bắt thông tin và làm bạn với học sinh hiệu quả. Thông qua các kênh này, nhiều học sinh có thể nhắn tin hỏi bài khi cần hoặc tâm sự cả những điều khó nói trực tiếp.
Được biết, năm học 2016-2017, cô giáo 9X đã hệ thống và hoàn thiện chuyên đề: "Nâng cao chất lượng trong buổi sinh hoạt lớp bằng các giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích cực hóa học sinh".
Với sự sáng tạo, thay đổi cách tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần cô giáo Hồng Anh đã gây ấn tượng về chuyên môn và đạt danh hiệu "Cô giáo tài năng duyên dáng" cấp toàn quốc, nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hào hứng khi chia sẻ về tiết sinh hoạt lớp, cô Hồng Anh cho biết, bản thân từng là học sinh, cô hiểu cảm giác căng thẳng khi đa phần các thầy cô giáo hay tập trung vào những hoạt động như sơ kết tuần, phê bình, nhận xét những ưu nhược điểm của học sinh trong tuần.
Do đó, khi đứng trên vị trí của người thầy, cô Hồng Anh luôn trăn trở với việc tìm cách đổi mới những tiết sinh hoạt khiến học sinh mệt mỏi, sợ hãi thành những giờ sinh hoạt, buổi ngoại khóa bồi đắp kỹ năng sống cho các em học sinh.
Từ đó, cô giáo trẻ đã đưa ra ý tưởng, tổ chức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Tùy theo nội dung, cô trò có thể tiến hành tiết sinh hoạt ngay trong lớp hoặc đi dã ngoại.
Theo GDVN
Một lần đến đón vợ, chồng kinh hãi hiểu vì sao con 3 tuổi vợ vẫn không cai sữa Chị chẳng nói gì, anh lên giường, chị lại lấy nước ấm lau mặt cho anh. Những giọt nước mắt bắt đầu rơi xuống trong năm đầu tiên anh chị kết hôn. Lấy được chị, ai cũng nói anh thật may mắn. Chị là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, nhanh nhẹn còn vô cùng dịu dàng, hiền hậu nữa. Trước khi...