Lại thêm cháu bé 4 tuổi bị chó nhà cắn thương tâm
Một cháu bé 4 tuổi, ở Hà Nam, bị chó nhà cắn thương tâm với nhiều vết thương giập nát vùng mặt, đã được cấp cứu và phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức
Tin từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) ngày 23-4 cho biết bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhi T.H.K (4 tuổi, ở Hà Nam) trước đó 1 ngày do bị chó nhà tấn công. Gia đình bệnh nhi cho biết con chó cắn cháu bé là chó đẻ, chưa tiêm phòng dại.
Bệnh nhi T.H.K vào viện trong tình trạng vết thương giập nát vùng má từ góc mép đến sát tai, kiểm tra vết thương tương đối giập nát, may mắn vết thương chỉ ở phần da và tổ chức dưới da, không ảnh hưởng đến gân cơ, thần kinh và các tuyến nước bọt vùng mặt.
Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt lọc và khâu đính lại các vạt da cho cháu bé. Sau đó, bệnh nhi cũng được đưa đi tiêm phòng dại. Sau 1 ngày, vết thương của cháu K. do bị chó cắn đã khô, sức khỏe bệnh nhi ổn định, dự kiến ra viện trong vài ngày tới.
Cháu bé 7 tuổi ở Thái Nguyên bị chó cắn đến mức tử vong
Trước đó, ngày 19-4, Bệnh viện Việt Đức cũng tiếp nhận bé trai 7 tuổi, ở Thái Nguyên, bị chó nhà cắn. Con chó cắn bé trai là giống chó dữ Pitbull nặng 17 kg, nuôi được 2 năm. Bé trai vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử 2 bên dãn, đa vết thương vùng đầu, mặt, cổ, ngực, vết thương cánh tay 2 bên, vết thương tầng sinh môn nhiều. Mặc dù đã được các bác sĩ cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng do tình trạng quá nặng nên bé trai đã không qua khỏi.
Theo Người lao động
Trẻ em liên tục bị chó cắn gây thương vong: Hình thức xử lý ra sao?
Gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục đưa ra những tai nạn rùng mình về nhiều trường hợp, phần lớn là trẻ em bị chó tấn công để lại hậu quả tang thương, thậm chí đổi bằng tính mạng... Theo nhiều chuyên gia, khi bị chó cắn nếu lúng túng trong cách ứng phó, sơ cứu ban đầu có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Video đang HOT
Báo động tình trạng trẻ em bị chó tấn công
Mới đây, vào sáng 4/4/2019, nhiều người dân tại khu vực sân vận động của huyện Kim Động (Hưng Yên) vẫn chưa hết bàng hoàng về sự việc cháu Đào Đức Nguyên (SN 2002) bị đàn chó thuộc gia đình bà Lê Thị An (ở thị trấn Lương Bằng) cắn tử vong.
Nhiều con trong đàn chó của gia đình bà An khá to. Hàng xóm cho biết chúng tự do kiếm ăn tại chợ gần đó.
Theo lời kể của một số người dân địa phương, bố mẹ cháu Nguyên quê Bắc Ninh, sang Kim Động thuê nhà của bà An đã gần 10 năm nay để làm đậu. "Nguyên là con út trong gia đình, trên còn 2 chị gái.Gia đình cháu ở khu nhà cấp 4 cũ lợp tôn, cách căn nhà bà An một khoảng sân nhỏ. Nguyên khá sợ chó nhưng lại sống cùng với chủ nhà nuôi 10 con chó lai, trong đó nhiều con khá to. Sau khi sự việc đau lòng xảy ra, gia đình đã đưa Nguyên về quê để lo hậu sự", một người dân cho biết.
Cũng theo một số người dân sống gần nhà bà An thì đàn chó này rất hung dữ. Gia đình bà An từng làm nghề giết mổ nên thường cho chó ăn bằng thịt sống; đàn chó cũng được thả rông, kiếm ăn quanh khu chợ với nhiều phế phẩm từ động vật. Chúng cũng thường cắn người, trâu bò quanh khu vực, có những con bê bị chúng cắn cụt đuôi, rách chân...
Cách thoát hiểm khi bị chó tấn công
Theo lời khuyên của chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ, nếu thấy con chó chuẩn bị tấn công cần biết:Tránh nhìn thẳng vào mắt hoặc quay lưng lại trước mặt chúng; Không được bỏ chạy vì bản năng của chó là săn mồi nên sẽ đuổi theo và cắn bạn. Đứng im, hai tay buông thõng như một cái cây khi bị chó tấn công.
Đánh lạc hướng con chó bằng các vật dụng mang theo để chúng nhai như chai nước, đồ chơi, khăn, áo...; Không vung tay hoặc đá chân để xua đuổi chó vì chó thường phản ứng nhanh với các chuyển động. Người bị chó tấn công, có thể chống trả bằng cách đá vào các điểm yếu của chó như cổ họng, mũi hoặc gáy. Ngoài ra, có thể sử dụng loại hóa chất dạng xịt như nước hoa, gôm xịt tóc... có trong tay.
Trường hợp bị chó tấn công cần bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể như mặt, ngực và cổ họng của mình. Vì đây là những nơi các loài chó dữ sẽ nhắm đến theo bản năng của chúng. Ngoài ra, cần nắm chặt tay nếu không muốn ngón tay của mình bị cắn nát.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Với trẻ lớn hơn có thể giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, tránh xa những con chó dữ, chó đẻ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ... Ngoài ra, các gia đình có nuôi vật nuôi như chó mèo, cần tiêm phòng bệnh dại cho chúng.
Chị L. sống gần đó cho biết, đàn chó vừa cắn con chị hôm chủ nhật, chị phải đưa con đi tiêm phòng đồng thời đề nghị bà An nhốt đàn chó lại nhưng vẫn xảy ra sự việc đáng tiếc hôm qua. Một phụ nữ khác khẳng định, bà từng bị đàn chó này tấn công và cháu trai của bà phải trốn vào thùng rác vì sợ chúng đuổi theo.
Về sự việc em Nguyên, một số người dân kể lại chiều hôm trước, Nguyên cùng các bạn đi đá bóng tại sân vận động cũ. Sau đó, một mình Nguyên đi tắt qua bãi cỏ để về nhà và bị đàn chó 10 con tấn công. Chị H., người đầu tiên phát hiện sự việc vẫn chưa hết bàng hoàng.
Chị kể: "Khi đó vào khoảng 6h tối, tôi đi tập thể dục thấy một cháu bé bị đàn chó lao vào cắn xé. Chúng như đã bị điên, như những con sói. Tôi vừa khóc, vừa hô hét, cầm gạch dọa nhưng không đuổi được, chúng còn định cắn tôi. Lúc đó, cháu bé bị thương khắp người, chúng cắn nhiều nhất vào đầu, cổ và người. Cháu còn tỉnh táo, đứng dậy được nhưng ngã xuống lập tức, tôi hỏi cháu con nhà ai rồi bảo mọi người gọi bố cháu ra...
Một lát, mẹ cháu ra bế đưa đi viện".Người phụ nữ tiếp lời: "Tôi gào khóc nói 2 cháu bé khác ra đường gọi người lớn vào cứu và được một anh nhà bán tạp hóa ở đây ra. Hai người lớn cũng không làm gì được đàn chó và còn bị đuổi lại nên tôi phải về gọi cậu nhân viên ra cùng. Cả 3 người cầm gạch, gậy đuổi khoảng 5 phút chúng mới đi".
Trước đó, cũng đã xảy ra rất nhiều vụ việc đau lòng do bị chó cắn. Cụ thể, vào ngày 19/11/ 2018, cháu Nguyễn Đình Đồng (SN 2012), trú tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa cũng bị chó cắn. Hậu quả, cháu Đồng bị nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ. Ngày 12/10/ 2018, bé trai 2 tuổi ở Cao Bằng, sau khi bị chó béc-giê 40kg cắn dã phải nhập viện trong tình trạng tổn thương nhiều vùng má và da đỉnh đầu trái, rạn sọ. Đáng lưu ý, toàn bộ nhãn cầu trái bị trật ra khỏi hốc mắt, nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 6/10/2018, tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cũng đã tiếp nhận cấp cứu cho một bệnh nhân nhi 31 tháng tuổi trong tình trạng tổn thương rất nặng vùng mặt do bị chó cắn, với nhiều vết thương hở, chảy máu nhiều ở đầu, mặt. Vùng quanh mí mắt trái sâu, mất hết tổ chức. Ở trán cháu bé có vết thương sâu sát xương.
Kinh hoàng hơn, chỉ trong vòng 5 ngày (18-25/3/2018), Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 cháu bé (13 tuổi và 9 tuổi) mắc bệnh dại, hậu quả từ việc bị chó tấn công. Đáng tiếc là cả 2 cháu đều tử vong do bệnh quá nặng... Được biết, cả 2 trường hợp khi bị chó cắn đều không thông báo cho bố mẹ biết, để khi biểu hiện bệnh trên cơ thể thì mới được phát hiện. Lúc đó, các bác sĩ không thể cứu chữa được nữa.
Cách nào để phòng tránh và xử lý kịp thời khi bị chó cắn?
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, người bị động vật như chó, mèo tấn công bên cạnh tổn thương ngoài da còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, có tỷ lệ tử vong gần 100%. Khi bị chó cắn, việc tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ tính mạng.
Hiện nay có tình trạng nhiều người dân chủ quan sau khi bị chó cắn không chịu đi tiêm phòng vì nghĩ "chó nhà nuôi cắn không sao" hoặc tìm đến các thầy lang điều trị. Đây là điều sai lầm bởi mắt thường chúng ta không thể phân biệt được con chó cắn người có mang virus dại hay không. Và việc điều trị bằng thuốc nam đến nay chưa có biện pháp nào khẳng định được hiệu quả trong phòng, chữa bệnh dại.
Theo bác sĩ Cấp, không phải tất cả trường hợp chó cắn người đều là động vật đang mang bệnh nhưng mọi người cần theo dõi chặt chẽ con chó. Sau khoảng 10 ngày nếu con chó đó ốm rồi chết, bị giết hoặc chạy mất, người bị cắn cần ngay lập tức đi tiêm phòng. Trường hợp "thủ phạm" vẫn sống khỏe mạnh thì người bị cắn không bị mắc bệnh.
Ngoài ra, mọi người cũng cần tiêm phòng ngay trong trường hợp bị chó tấn công vào vùng nhiều dây thần kinh như đầu mặt cổ vì ở những vị trí này, virus dại phát tán rất nhanh. Hoặc bị tấn công ở bộ phận sinh dục, lòng bàn tay hay mức độ tổn thương nhiều, dập nát. Ngay cả những trường hợp bị chó con cắn cũng nên lưu ý tiêm phòng ngay vì chó con ít khi chủ động tấn công người và chó con cũng khó theo dõi.
Trường hợp chẳng may bị chó cắn, mọi người cần phải biết cách xử lý. Lúng túng trong cách sơ cứu ban đầu có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, nếu chẳng may bị vật nuôi (chó, mèo) cắn, kể cả con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc với nước sạch trong vòng 15 phút nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại.
Sau đó cần rửa sạch vết thương với cồn 70%, cồn i-ôt hoặc povidone - iodine nếu có. Khi rửa lưu ý nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương. Nếu rửa vết thương sâu, lớn, chảy máu cần rửa nhanh, tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Ngay sau đó đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét và có chỉ định thích hợp.
H. Phong - H. Sơn
Theo Lao động Thủ đô
Đề phòng chó dữ: Những bộ phận nào ở người hay bị tấn công nhất? Với nhiều người, chó được nuôi để giữ nhà, để làm bạn. Nhưng trong một số tình huống không mong muốn, chúng lại cắn người. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị chó tấn công nhất. Trẻ em là đối tượng dễ bị chó tấn công nhất - SHUTTERSTOCK Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học ở Nam...