Lái tàu vụ tai nạn cầu Ghềnh được nâng mức tiền bồi thường oan sai
TAND Bình Dương chấp nhận một phần bản kháng cáo của lái tàu bị bắt oan 9 tháng trong vụ tai nạn cầu Ghềnh năm 2011, buộc VKSND TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bồi thường thêm 48 triệu đồng.
Ngày 22.2, TAND Bình Dương đã tuyên chấp nhận một phần bản kháng cáo của ông Nguyễn Văn Túy (lái tàu trong vụ tai nạn cầu Ghềnh năm 2011), buộc VKSND TP.Biên Hòa (Đồng Nai) bồi thường 322 triệu đồng, tăng 48 triệu đồng so với bản án sơ thẩm. Ngoài ra, cơ quan gây oan sai này phải xin lỗi công khai ông Túy.
Lái tàu Nguyễn Văn Túy (áo trắng) tại phiên tòa. Ảnh: Nguyệt Triều
Tại phiên tòa phúc thẩm, ông Túy cho rằng mức bồi thường ở cấp sơ thẩm không thỏa đáng với những tổn thất mà VKSND TP.Biên Hòa gây ra cho ông và gia đình. Trong khi đó, VKSND TP.Biên Hòa vẫn giữ quan điểm khi chỉ đồng ý bồi thường các khoản như tòa sơ thẩm đã tuyên như: tổn thất tinh thần, chi phí thuê luật sư, tiền thuê người nuôi vợ của nguyên đơn khi sinh con.
Theo đơn khởi kiện của ông Túy, tối 6.2.2011, ông lái tàu SE2 từ TP.HCM – Bình Thuận. Khi đến gần cầu Ghềnh (Đồng Nai), thấy đèn tín hiệu cho phép nên ông cho tàu chạy qua. Tuy nhiên, khi tàu vào đến thì ông phát hiện ôtô kẹt trong cầu nên hãm phanh nhưng không kịp. Tai nạn xảy ra khiến 2 người chết, 22 người bị thương.
Video đang HOT
Ngay trong đêm, ông Túy và phụ tàu Nguyễn Xuân Phú cùng 4 nhân viên gác chắn, một nhân viên thông tin tín hiệu, một tài xế taxi bị bắt tạm giam để điều tra. Trong đó, ông Túy và phụ tàu bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. Sau 278 ngày bị giam, ông Túy được tại ngoại điều tra.
Tháng 2.2015, VKSND Biên Hòa đã miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho ông Túy do “chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội”. Sau khi ông Túy kêu oan nhiều nơi, VKSND Biên Hòa ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông, với lý do hành vi chưa cấu thành tội phạm.
Sau nhiều lần hòa giải không thành, ông Túy kiện ra TAND thị xã Thuận An (Bình Dương, nơi ông cư ngụ) để đòi VSKND Biên Hòa bồi thường 2,4 tỷ đồng tiền tổn thất tinh thần, mất thu nhập trong thời gian tạm giam, gia đình thăm nuôi, chi phí ra Hà Nội kêu oan, đơn thư, tiền thuê nuôi vợ sinh trong lúc bị tạm giam…
Ngày 28.9, TAND thị xã Thuận An (Bình Dương) đã tuyên yêu cầu VKSND TP.Biên Hòa, Đồng Nai bồi thường cho ông 274 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần, chi phí kêu oan, tiền lương trong mấy tháng bị tạm giam… đồng thời công khai xin lỗi oan sai cho ông. Không chấp nhận bản án, ông Túy kháng cáo lên TAND Bình Dương, yêu cầu tăng mức bồi thường lên gần một tỷ đồng.
Liên quan đến vụ tai nạn, cuối năm ngoái, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 4 nhân viên gác chắn cầu Ghềnh từ 2 đến 5 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tài xế ôtô gây kẹt xe bị phạt 5 năm tù về tội Cản trở giao thông đường sắt.
Theo Nguyệt Triều (VNE)
Ngày mai xét xử bị cáo giết người khiến ông Nén ngồi tù oan
Dự kiến ngày mai (20/2), tại TAND tỉnh Bình Thuận, TAND tối cao TPHCM sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án "giết người" và "cướp tài sản" đối với bị cáo Nguyễn Thọ (41 tuổi), người sát hại bà Lê Thị Bông xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Theo nội dung vụ án, ngày 23/5/1998, Thọ và Hồ Thanh Việt (ngụ cùng địa phương) ngồi nhậu với nhau đến tối và bàn nhau đi cướp dây chuyền của con gái bà Lê Thị Bông sống cùng thôn.
Rạng sáng 24/5/1998, trong lúc 2 thanh niên này đang cạy tủ để lấy đồ thì bị bà Bông nhìn thấy. Thọ và Việt đã khống chế bà Bông, dùng dây mang theo siết cổ nạn nhân đến chết.
Nguyễn Thọ tại phiên tòa sơ thẩm
Sau khi gây án, Nguyễn Thọ đã bỏ trốn khỏi địa phương, còn Hồ Thanh Việt sau đó cũng đã chết. Trong quá trình điều tra vụ án này, Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt giữ một người dân địa phương là ông Huỳnh Văn Nén vì cho rằng ông đã giết bà Bông. Ông Nén bị kết án tù chung thân về các tội giết người, cướp tài sản và dẫn đến việc ngồi tù oan hơn 17 năm.
Đến tháng 12/2015, cơ quan điều tra đã bắt giữ Nguyễn Thọ (lúc đó đang trốn ở Đồng Tháp) và bị can này khai nhận là hung thủ sát hại bà Bông chứ không phải ông Huỳnh Văn Nén.
Trước đó, ngày 26/8/2016, TAND tỉnh Bình Thuận đã đưa Nguyễn Thọ ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án 20 năm tù về tội giết người, 3 năm tù tội Cướp tài sản; tổng hình phạt 20 năm tù, và phải bồi thường cho gia đình bị hại 140 triệu đồng về chi phí mai táng, tổn thất tinh thần và chiếc nhẫn cướp được.
Sau phiên tòa sơ thẩm, gia đình nạn nhân không chấp nhận bản án nói trên và đã kháng cáo lên cấp phúc thẩm đề nghị tăng hình phạt với Nguyễn Thọ.
Liên quan đến vụ án này, ông Huỳnh Văn Nén bị kết án oan là hung thủ. Sau hơn 17 năm thụ án, đến tháng 12/2015, ông Nén đã được xác định là người bị truy tố, xét xử oan sai. Sau 7 lần thương lượng, ngày 12/1/2017, TAND tỉnh Bình Thuận đã thống nhất bồi thường oan sai cho ông Nén hơn 10 tỷ đồng.
Trúc Hà
Theo Dantri
Vì sao ông Huỳnh Văn Nén không dự họp báo công bố bồi thường? Giữa TAND tỉnh Bình Thuận và "người tù thế kỷ" Huỳnh Văn Nén có cam kết bằng văn bản không tiết lộ các điều khoản trong thỏa thuận bồi thường hơn 10 tỷ đồng. Trao đổi với Zing.vn sau khi TAND tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo công bố khoản tiền bồi thường cho ông Huỳnh Văn Nén, đại diện gia đình...