Lái tàu trong tai nạn cầu Ghềnh đòi bồi thường 2,4 tỷ đồng
Xác định có oan sai, TAND thị xã Thuận An, Bình Dương yêu cầu VKSND Biên Hòa (Đồng Nai) xin lỗi, bồi thường cho lái tàu trong tai nạn cầu Ghềnh 5 năm trước.
TAND thị xã ThuậnAn (Bình Dương) ngày 28/9 đã tuyên án, yêu cầu VKSND TP Biên Hòa, Đồng Nai bồi thường cho ông Nguyễn Văn Túy (lái tàu SE2 trong vụ tai nạn cầu Ghềnh năm 2011) 270 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần, chi phí kêu oan, tiền lương trong mấy tháng bị tạm giam… đồng thời công khai xin lỗi oan sai cho ông.
Theo đơn khởi kiện của ông Túy, tối 6/2/2011, ông lái tàu SE2 từ TP HCM – Bình Thuận. Khi đến gần cầu Ghềnh (Đồng Nai), thấy đèn tín hiệu cho phép nên ông cho tàu chạy qua. Tuy nhiên, khi tàu vào đến thì ông phát hiện ôtô kẹt trong cầu nên hãm phanh nhưng không kịp. Tai nạn xảy ra khiến 2 người chết, 22 người bị thương.
Ngay trong đêm, ông Túy và phụ tàu Nguyễn Xuân Phú cùng 4 nhân viên gác chắn, một nhân viên thông tin tín hiệu, một tài xế taxi bị bắt tạm giam để điều tra. Trong đó, ông Túy và phụ tàu bị khởi tố về hành vi Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. Sau 278 ngày bị giam, ông Túy được tại ngoại điều tra.
Tai nạn cầu Ghềnh năm 2011 khiến 2 người chết, 22 người bị thương. Ảnh: Hoàng Thắng
Tháng 2/2015, VKSND Biên Hòa đã miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho ông Túy do “chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn gây nguy hiểm cho xã hội”. Sau khi ông Túy kêu oan nhiều nơi, VKSND Biên Hòa ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông, với lý do hành vi chưa cấu thành tội phạm.
Sau nhiều lần hòa giải không thành, ông Túy kiện ra TAND thị xã Thuận An (Bình Dương, nơi ông cư ngụ) để đòi VSKND Biên Hòa bồi thường 2,4 tỷ đồng tiền tổn thất tinh thần, mất thu nhập trong thời gian tạm giam, gia đình thăm nuôi, chi phí ra Hà Nội kêu oan, đơn thư, tiền thuê nuôi vợ sinh trong lúc bị tạm giam…
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng nguyên đơn không chứng minh rõ một số thiệt hại và có những chi phí yêu cầu quá cao không nằm trong quy định nên chỉ đồng ý mức 270 triệu đồng. “Số tiền quá ít so với thiệt hại trong 5 năm qua của bản thân và gia đình nên tôi sẽ kháng cáo”, ông Túy cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, phụ tàu Nguyễn Xuân Phú cho biết cũng đã nộp đơn kiện VKSND TP Biên Hòa lên TAND quận 9, TP HCM (nơi ông ở) để đòi bồi thường oan sai 2,4 tỷ đồng. Ông cũng được xác định không có tội sau thời gian bị giam như ông Túy.
Liên quan đến vụ tai nạn, cuối năm ngoái, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên phạt 4 nhân viên gác chắn cầu Ghềnh từ 2 đến 5 năm tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tài xế ôtô gây kẹt xe bị phạt 5 năm tù về tội Cản trở giao thông đường sắt.
Hoàng Trường
Theo VNE
Cụ ông 'tử tù' 44 năm gửi đề nghị bồi thường hơn 8 tỷ đồng
Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Ngày 1/9, ông Trần Văn Được, đại diện gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) cho biết đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Cụ Thêm (thứ hai, từ trái qua) trong thời điểm được minh oan.
Gia đình và luật sư được thuê tính toán những ngày tháng oan khuất của cụ Thêm thành hai giai đoạn. Khoảng thời gian cụ Thêm bị giam giữ và thụ án ở trại Phủ Đức là 2.010 ngày. Sau đó, thời gian cụ Thêm được tha tù, tại ngoại nhưng chưa được minh oan là 14.530 ngày.
Tổng cộng các khoản bồi thường cho cả hai giai đoạn được luật sư xác định ban đầu là hơn 12 tỷ đồng, sau đó gia đình "chốt" lại còn hơn 8,3 tỷ đồng.
"Mong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường oan sai, xem xét sớm để giúp cụ Thêm cùng các con cháu phần nào được bù đắp lại những tổn thất trong suốt hơn 40 năm phải sống trong khổ cực", ông Được nói.
Năm 1970, ông Trần Văn Thêm và em họ đang ngủ trong lều thì bị đập búa vào đầu. Em họ ông Thêm mất tại bệnh viện, ông Thêm bị thương. Cơ quan chức năng điều tra, kết luận ông Thêm phạm tội giết người, cướp của. Trong cả hai cấp toà sơ thẩm và phúc thẩm lần lượt vào các năm 1973 và 1974, ông Thêm đều bị kết án tử hình. Ông liên tục kêu oan.
Năm 1976, ông Thêm được thả ra tù khi một đối tượng bị bắt đã khai là thủ phạm của vụ án nêu trên. Tự do sau gần 6 năm ngồi tù, ông Thêm chỉ có duy nhất tờ giấy miễn lao động nặng và không có tài liệu nào khác liên quan đến án oan của mình. Ông Thêm và người nhà đã nhiều lần mang đơn kêu oan gõ cửa các cơ quan chức năng, tuy nhiên đến trước ngày 8/8/2016 thì chưa một cơ quan có thẩm quyền nào kết luận ông vô tội.
- Ngày 23/6/1970, ông Nguyễn Khắc Văn trong lúc cùng ông Trần Văn Thêm đi mua hàng đã bị đánh khiến tử vong. Ông Thêm bị quy kết là thủ phạm.
- Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phúc xử sơ thẩm, tuyên ông Thêm án tử hình về tội Giết người, Cướp tài sản.
- Năm 1974, cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
- Năm 1976, ông Thêm được ra tù khi một người nhận là thủ phạm thực sự.
- Năm 1984, nghi can này tử vong khi vụ án chưa xét xử.
- Năm 1997, ông Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án.
- Ngày 6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng không còn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngoài chứng nhận bị thương mất sức lao động.
- Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan.
- Ngày 13/4, các cơ quan tố tụng họp bàn về vụ án.
- Ngày 8/8, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.
- 11/8, tòa án công khai xin lỗi ông Thêm.
Việt Dũng
Theo VNE
Thoát tội Cướp tài sản, ba thanh niên đòi bồi thường 1,2 tỷ đồng Ba thanh niên ở Cà Mau vừa thoát tội Cướp tài sản đã làm đơn yêu cầu bồi thường oan sai mỗi người 400 triệu đồng cho hơn một năm bị bắt giam. Ngày 21/8, anh Nguyễn Hoàng Khang (22 tuổi), Nguyễn Minh Nhựt (18 tuổi) và Nguyễn Vũ Ca (19 tuổi ở Cà Mau) - ba người bị bắt giam oan trong...