Lái tàu Dìn Ký là nhân viên tạp vụ
Về thông tin người lái chiếc tàu gặp nạn không có bằng lái, ông Tâm – chủ DNTN Dìn Ký xác nhận là đúng. Người này là Lê Văn Đức được Dìn Ký nhận vào làm nhân viên tạp vụ. Vào chiều 20/5, quản lý tàu Lao Văn Quang đã tự ý điều động Đức lái tàu.
Chiều tối 23/5, ông Châu Hoàn Tâm, chủ DNTN Dìn Ký Bình Dương, đã trao đổi về vụ đắm tàu nhà hàng nổi của mình khiến 16 người thiệt mạng. Ông Tâm thừa nhận một số sai phạm đã được báo chí nêu ra trước đó và sẵn sàng nhận trách nhiệm nếu bị khép tội. Tuy nhiên, ông cho rằng đến thời điểm xảy ra tai nạn, ông không nhận được văn bản cảnh báo nào từ phía cơ quan chức năng.
Thừa nhận những sai phạm
Cơ quan chức năng đang tìm cách trục vớt tàu. Ảnh nhỏ: Ông Châu Hoàn Tâm đang giãi bày vụ việc
Về thông tin người lái chiếc tàu gặp nạn không có bằng lái, ông Tâm xác nhận là đúng. Người này là Lê Văn Đức được Dìn Ký nhận vào làm nhân viên tạp vụ. Vào chiều 20/5, quản lý tàu Lao Văn Quang đã tự ý điều động Đức lái tàu.
Ngày 23/5, UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản báo cáo vụ việc với Thủ tướng Chính phủ. Cùng ngày, Công an tỉnh Bình Dương cho biết Viện Khoa học Hình sự phía Nam (Bộ Công an) đã cử chuyên viên điều tra đến hiện trường hỗ trợ Công an tỉnh Bình Dương.
Theo ông Tâm, dù Đức không có bằng lái nhưng là một lái tàu giỏi, có nhiều kinh nghiệm. Dìn Ký có 2 lái tàu có bằng lái nhưng vào thời điểm trên, một người không có ở hiện trường, một người bị bệnh nên Đức vào thế chỗ.
Ông Tâm cũng thừa nhận tàu của nhà hàng đã hết hạn đăng kiểm cách đây 3 tháng. Tuy nhiên, ông cho rằng mình không “trốn” đăng kiểm mà là do người quản lý cơ sở Dìn Ký chi nhánh Cầu Ngang “quên”.
Về thông tin bến tàu Dìn Ký là bến chưa được cấp phép, ông Tâm cũng thừa nhận đúng. “Tôi đang làm thủ tục để được cấp phép, gần xong thì xảy ra tai nạn” – ông nói.
Video đang HOT
Trả lời về việc vì sao bến tàu chưa được cấp phép nhưng vẫn hoạt động, ông Tâm cho rằng cơ quan chức năng yêu cầu làm thủ tục để được cấp phép thì ông sẽ tuân thủ. Suốt quá trình hoạt động, ông không hề nhận được văn bản nào cấm hoặc đình chỉ hoạt động nhà hàng nổi.
Ông Tâm nói rằng ông cũng không được cảnh báo là đoạn sông mà ông cho tàu nhà hàng nổi neo đậu có luồng nước sâu và xoáy.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập những lần cơ quan chức năng xử phạt, nhắc nhở, ông Tâm cho rằng mình không trực tiếp quản lý nhà hàng nên chưa nắm thông tin này.
Bất chấp đoàn kiểm tra
Chiều 23/5, có thông tin cho rằng nhà hàng nổi gặp nạn có xuất xứ là một chiếc thuyền, đăng ký ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó, Dìn Ký mua về thiết kế lại thành du thuyền và được Sở GTVT tỉnh Bình Dương cấp giấy chủ quyền. Ban đầu, du thuyền này chỉ có một tầng, về sau Dìn Ký tự cơi nới thêm tầng nữa làm tàu dễ mất thăng bằng.
Ông Tâm khẳng định, tàu này ông tự tổ chức đóng chứ không phải mua về. “Tàu của tôi từ ngày khai trương đã là 2 tầng, đăng ký đàng hoàng chứ có cơi nới đâu”- ông Tâm nói.
Để làm bằng chứng, ông trưng ra bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa của chiếc tàu BD. 0394 (tàu gặp nạn). Theo đó, chiều dài lớn nhất của tàu là 23,5 m, chiều rộng lớn nhất là 4,6 m, vỏ bằng gỗ, ngày cấp chủ quyền là 25/2/2008. Mặt sau của giấy này có in hình chiếc tàu Dìn Ký 2 tầng. Tuy nhiên, hiện chưa rõ đây là hình nguyên gốc trên giấy chứng nhận hay được ép vào lúc photocopy.
Ông Đàm Trọng Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Dương, khẳng định đến nay, bến du thuyền khu du lịch Dìn Ký vẫn chưa được Cảng vụ 3 (Cục Đường sông) cấp phép do thiếu bảng thiết kế.
Về lý do bến tàu không phép này vẫn hoạt động, ông Cường khẳng định sở đã nhiều lần lập biên bản xử lý nhưng khi đoàn kiểm tra về thì Dìn Ký cho hoạt động trở lại.
Chiều 23/5, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết tỉnh đã ra quyết định đình chỉ hoạt động bến tàu “lậu” của Dìn Ký. UBND tỉnh yêu cầu chủ cơ sở chấm dứt mọi hoạt động hệ thống nhà hàng – khách sạn nổi.
Theo NLĐ
Tàu chìm, trách nhiệm có "nổi"?
16 người chết tức tưởi trên con tàu của Công ty du lịch xanh Dìn Ký đến thời điểm này vấn đề trách nhiệm là chuyện phải... bàn cãi.
Trong ngày 23/5, PV VietNamNet đã cố gắng liên hệ với phía Công ty du lịch xanh Dìn Ký, đơn vị kinh doanh và có liên quan trực tiếp đến con tàu BD-0394 gặp nạn đêm 20/5 làm 16 người chết.
Tuy nhiên, việc liên lạc này không thành vì các nhân viên ở những chi nhánh của Dìn Ký xác nhận, giám đốc, quản lý (người được ủy quyền trong vụ tàu chìm - PV) đều đi vắng. Số điện thoại của những người này cũng nằm ngoài vùng phủ sóng.
Vì sao bến thủy lậu của công ty Du lịch xanh Dìn Ký hoạt động trong thời gian dài trước mặt các cơ quan chức năng, hiện vẫn còn là dấu hỏi?
Tiếp tục truy vấn đề trách nhiệm của những đơn vị có liên quan đã để con tàu không đủ đảm bảo hoạt động du lịch chở khách và bến thủy không phép tồn tại trong một thời gian dài, PV có trao đổi với ông Bùi Đình Chiến - Phó Đội trưởng Đội thanh tra số 5, thuộc thanh tra Cục Đường thủy phía Nam.
Ông Chiến cho biết: "Vào năm 2008, đơn vị chúng tôi đã lập biên bản vi phạm đối với Dìn Ký về việc hoạt động bến thủy không phép. Toàn bộ hồ sơ chúng tôi chuyển lên cấp trên, họ đã đến đóng phạt và khi về vẫn hoạt động tiếp".
1 cảng vụ viên cho biết: "Chuyện tàu du lịch hết đát vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách... mà không chịu đi đăng kiểm là chuyện bình thường"
Trong khi đó, PV đặt câu hỏi, vậy nếu phía Dìn Ký cứ hoạt động "lỳ" thì phía cơ quan chức năng không có biện pháp gì chăng, thì ông Chiến nói "đó là chuyện của cơ quan chức năng... khác".
Một cảng vụ viên (xin giấu tên) tiết lộ với VietNamNet rằng "một số địa bàn, có tình trạng cảng vụ đường thủy nội địa khu vực sẽ "nuôi" bến thủy lậu". Cụ thể cảng vụ viên này có phân tích, đối với bến thủy có phép thì các cảng vụ thu tiền cập ra, cập vào của tàu cho nhà nước nhưng "nuôi" bến thủy không phép thì số khoản phí cập ra, cập vào đó của tàu, mà mỗi năm là một khoảng khổng lồ sẽ được ăn chia nhau.
Và trên thực tế, sau vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua, dư luận có đặt câu hỏi: vì sao bến thủy không phép của Dìn Ký lại có thể hoạt động trong một thời gian dài, mà các cơ quan chức năng quản lý không hề xử lý, đình chỉ?
Tàu chìm, trách nhiệm liệu có "nổi"?
Cảng vụ viên nói trên còn cho biết: "Chuyện tàu du lịch hết đát vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách... mà không chịu đi đăng kiểm là chuyện bình thường. Có thể nói họ cứ thế kinh doanh, đến khi thích thì đi đăng kiểm, không thích thì thôi còn chuyện nhắc nhở của các cơ quan quản lý là... chuyện nhỏ".
Trong khi đó, ông Trần Quang Trung - Phó giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, đơn vị quản lý đoạn sông Sài Gòn qua thủy phận TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương nói rõ: "Trách nhiệm trong vụ tai nạn này thì phải có nhiều đơn vị. Đây là bến thủy không phép, mà mặc dù phía Dìn Ký đã gửi hồ sơ đến xin mở cảng du lịch".
Ông Trung cũng có nói: "Bến thủy lậu ở nước ta có nhiều, chứ đâu riêng gì ở đây".
Phân tích của ông Trung, sở dĩ hồ sơ xin mở cảng du lịch của Dìn Ký không được duyệt là do, đoạn sông chỗ nhà hàng nổi Dìn Kỳ có mực nước sâu, cầu phao nổi không đăng kiểm được, phải xin ý kiến của chính quyền địa phương, Sở GTVT.
Trả lời về việc sao không đình chỉ, giải tỏa để bến thủy Dìn Ký hoạt động lậu trong thời gian dài, ông Trung cũng phân tích rằng: "Chuyện đó là trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trước đây cảng vụ đường thủy nội địa và đội thanh tra số 5 đã từng lập biên bản xử lý đối với bến thủy lậu của Dìn Ký".
Ông Trung lấy ví dụ: ở TP.HCM, trước đây đơn vị của ông có phối hợp cùng thanh tra Sở GTVT TP.HCM, cơ quan công an, các quận, huyện... đã rà soát, lập biên bản xử lý các bến thủy lậu, sau đó bàn giao cho cấp quận, huyện quản lý.
Theo VietNamNet
Bài học cảnh giác sau vụ chìm tàu nhà hàng 2 tầng Dìn Ký "Trong sự cố chìm tàu du lịch 2 tầng Dìn Ký có một phần lỗi của chính những nạn nhân, tất nhiên trừ các cháu bé. Sự tự ý thức về các mối nguy và những tình huống nguy hiểm khi quyết định tham gia một hoạt động, sự kiện nào đó dường như vẫn chưa tồn tại trong mỗi chúng ta". Dưới...