Lại tai nạn máy bay ở Úc
Trưa 30/7, một chiếc trực thăng bất ngờ lao xuống đất cách Brisbane (Úc) khoảng 20 km về phía Nam.
Chiếc trực thăng bị tai nạn ở Úc
Các nhà điều tra Úc cho biết máy bay gặp nạn đang trong chuyến huấn luyện khẩn cấp, nhưng bất ngờ bị hỏng động cơ khi trên đường trở về sân bay Archerfield sau chuyến bay buổi sáng qua đảo Stradbroke.
Máy bay lao vào hàng rào sắt bao quanh các sân chơi thể thao của trường Cao đẳng trước khi dừng lại.
Cả 2 phi công đều 46 tuổi may mắn thoát chết và được dưa tới bệnh viện Princess Alexandra để chựa trị vết thương.
Hai phi công thoát chết, nhưng vụ tai nạn khiến dư luận Úc dấy lên lo ngại vì gần đây trên thế giới liên tiếp xảy ra tai nạn máy bay.
Video đang HOT
May mắn hơn nữa là trực thăng lao xuống khu vực trống được bao quanh bởi nhiều ngôi nhà gần ga tàu Runcom nếu không sẽ còn gây nhiều thiệt hại dưới mặt đất.
Hiện các nhà điều tra Úc đang tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn máy bay này.
Các nhà điều tra tìm nguyên nhân máy bay rơi.
Theo Xahoi
Máy bay rơi ở Lào: Nhìn lại những tai nạn của máy bay An-74
Dù nguyên nhân vụ máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Lào gặp nạn vẫn chưa được xác định, nhưng nó một lần nữa cho thấy độ an toàn của loại máy bay An-74 đang ở mức đáng lo ngại.
Máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Lào - tướng Douangchay Phichit là máy bay An-74TK-300. Đây là loại phi cơ vận tải tổng hợp vừa chở người vừa chở hàng được Liên Xô và Ukraine phát triển từ thế hệ An-72.
Được sản xuất và đưa vào sử dụng từ năm 1986, An-74 có phi hành đoàn gồm 5 người và tối đa là 52 hành khách. Ngoài ra máy bay có thể chở thêm 10 tấn hàng và bay với vận tốc tới 600km/giờ.
An-74 trải qua gần 30 năm trong biên chế của quân đội Liên Xô, Nga, Ukraine, Moldova, Ai Cập, Iran, Lào, Trung Quốc... Ngoài ra các nước như Armenia, Estonia, Pháp, Sudan... cũng từng sử dụng loại máy bay này vào mục đích hàng không dân dụng.
Những năm đầu khi đưa vào sử dụng, An-74 cho thấy độ an toàn gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1991 tai nạn chết người liên tiếp diễn ra.
Chiến An-74 bị rơi ở Ukraine vào năm 1991
13 người chết khi máy bay An-74 rơi vì quá tải
Vào ngày 16 tháng 9 năm 1991, chiến An-74 của Ukraine chở hàng hóa từ Petropavlovsk-Kamchatskiy đến Kiev đã bị rơi Lensk. Toàn bộ 13 người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Những điều tra của cảnh sát Ukraine cho thấy, chiếc máy bay xấu số đã chở quá tải trọng cho phép, dẫn đến việc cháy động cơ bên cánh trái và máy bay rơi tự do ở khoảng cách hơn 3km so với mặt đất.
An-74TK-200 rơi khi vận chuyển lương thực, 6 người tử vong
An-74TK-200 là phiên bản cải tiến của An-74 với nhiều thiết bị an toàn được lắp đặt. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 4 năm 2006, chiếc máy bay loại này của không quân Libya đã bị rơi tại Cameroon khi đang trên đường vận chuyển lương thực cứu trợ tới nước Cộng hòa Chad.
Vụ tai nạn khiến toàn bộ 6 người trong phi hành đoàn thiệt mạng. Nguyên nhân chiếc An-74TK-200 gặp nạn vẫn chưa được công bố một cách rõ ràng. Chính quyền của Đại tá Muammar al-Gaddafi khi đó chỉ tuyên bố chung chung rằng, chuyến bay đã gặp sự cố về kỹ thuật.
Hiện trường vụ rơi máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Lào
Hỏng hệ thống điều khiển điện, máy bay An-74 rơi sau vài phút cất cánh
Cũng trong năm 2006, một chiếc An-74 của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị rơi khi vừa mới cất cánh khỏi sân bay Mehrabad Tehran vài phút. Vụ tai nạn khiến 37 trong tổng số 38 người trên chuyến bay thiệt mạng. Và cho đến thời điểm này đây vẫn là vụ tai nạn gây thương vong lớn nhất liên quan đến An-74.
Các chuyên gia của Tổ hợp Khoa học Công nghệ Hàng không Antonov sau khi điều tra đã đưa ra kết luận chiếc An-74 mang số hiệu 15-2255 của Iran bị hỏng hệ thống điều khiển điện.
Ngoài những vụ tai nạn chết người nêu trên và vụ rơi máy bay gần nhất ở Lào, An-74 còn khiến không ít các chuyến bay gặp trục trặc. Năm 2010, chuyến bay mang số hiệu RA-74017 của Tổng cục An ninh Liên bang Nga gặp sự cố khi cất cánh từ sân bay Ivanovo-Severny. Nó lập tức được đưa trở lại đường băng, tuy nhiên khi hạ cánh khẩn cấp chiến RA-74017 lại bị mất phanh và đâm vào một chiếc máy bay khác. Rất may chỉ có 2 người bị thương trong vụ va chạm này.
Trước đó vào năm 2006, một chiếc An-74 mang số hiệu YL-KSB của hãng hàng không Latvia - KS Avia cũng gặp trục trặc khi chưa kịp cất cánh tại phi trường Ancona-Falconara, Italia. Động cơ của máy bay bốc khói khi khởi động. Ngay lập tức chuyến bay bị hủy và không gây ra thương vong nào.
Theo Khampha
Những kỳ tích sống sót dù máy bay gặp nạn Một nhiếp ảnh gia người Đức thực hiện bộ ảnh "Cái kết có hậu" với những chiếc máy bay tan tành sau khi gặp nạn nhưng những người trên phi cơ may mắn sống sót và trở về trong vòng tay gia đình. 15 tác phẩm của Dietmar Eckell đều là 15 máy bay hạ cánh bất ngờ ở những địa điểm hiểm...