Lãi suất giảm nữa, tiền vẫn chảy vào tiết kiệm!
Cho rằng các kênh đầu cơ vàng, bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ đều khó có khả năng sinh lời, thậm chí lỗ vốn, UBGS khẳng định, lãi suất có hạ tiếp 1% thì huy động vốn ngân hàng vẫn khỏe.
Lãi suất cao đã kéo dài trên 30 tháng
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGS) trong báo cáo phân tích tình hình kinh tế tháng 11 và 11 tháng thì cộng đồng doanh nghiệp hiện vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn.
Thống kê cho thấy, số doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động trong tháng 11 đã tăng đáng kể so với 9 tháng đầu năm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu 9 tháng đầu năm, có khoảng 40.200 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động thì đến tháng 11, con số này đã ở mức 46.500 doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó ở cả hai khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Tại báo cáo này, UBGS phân tích khá chi tiết về gánh nặng chi phí mà trọng tâm là chi phí tài chính, đang ngày một đắt đỏ hơn, bào mòn từng doanh nghiệp.
Chi phí tài chính cao bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp.
Video đang HOT
Cơ quan này chỉ ra rằng, việc phải chịu mức lãi suất cao trên 15%/năm trong thời gian kéo dài trên 30 tháng đã làm tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Theo khảo sát do UBGS thực hiện, chỉ tính đến cuối quý I/2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã tăng gần 25% so cuối năm trước. Từ đó tác động đến tỷ lệ chi phí tài chính/giá thành sản phẩm tăng lên mức khoảng 7% so với mức 4,72% và 5,56% của năm 2010 và 2011.
Yếu tố về lãi suất cũng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam so với các nước khác trong khu vực. Lãi suất tại Việt Nam hiện đang cao từ 2-3 lần so với các nước cùng khu vực. Do đó, nếu giả sử các yếu tố khác không đổi thì giá thành của Việt Nam đang cao hơn so Ấn Độ 2%, Thái Lan 2,51%, Trung Quốc 2,6% và Singapore 2,8%.
Cần mạnh dạn giảm ngay lãi suất 1%
UBGS cho rằng, những hành động chính sách phải “sớm” và “quyết liệt”, giải pháp phải cụ thể và đi thẳng vào giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cụ thể, theo Ủy ban, có thể mạnh dạn hạ lãi suất huy động và lãi suất cơ bản khoảng 1% so lãi suất quy định hiện nay, đồng thời khống chế trần lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản theo luật định, nhằm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Cùng với đó,cơ quan này đưa ra hàng loạt luận điểm, khẳng định cơ sở để giảm lãi suất đã khá rõ ràng. Thứ nhất, lợi suất trái phiếu Chính phủ đang có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm.
Thứ hai, với việc lạm phát có thể được kiềm dưới 8% thì chênh lệch lãi suất tiền gửi và lạm phát không còn (lãi suất thực bằng 0) thì nguy cơ tiền gửi bị rút để chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán là rất thóa – các kênh này cũng đang gặp khó khăn, khó có khả năng sinh lời, thậm chí lỗ vốn.
Ủy ban ghi nhận, từ đầu năm đến nay mặc dù lãi suất huy động đã giảm 5% song tổng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng vẫn tăng đều mỗi tháng và mức tăng khoảng 15% so đầu năm. Như vậy, gửi tiền tại ngân hàng vẫn đang là sự lựa chọn ưu tiên của người dân so với các kênh đầu tư khác.
Bên cạnh đó, việc tỷ giá được duy trì ổn định trong một thời gian khá dài cũng khiến kênh nắm giữ ngoại tệ không còn là công cụ kiếm lời ưu tiên của dân cư. Do vậy, UBGS khẳng định, việc hạ lãi suất tiền đồng cũng sẽ không tác động đến sự chuyển dịch tài sản sang USD (nếu có).
Theo Dantri
Hơn 20 người mắc lừa 'nữ đại gia' khéo mồm
Người đàn bà góa thường để vài trăm triệu đồng trên bàn không thèm cất để chứng tỏ sự giàu có của mình khiến nhiều nạn nhân cả tin, dốc tiền cho vay hơn 8 tỷ đồng.
Ngày 25/9, TAND Hà Nội xét xử Nguyễn Thị Mong (59 tuổi, ở quận Hoàng Mai) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Năm 2009-2010, lợi dụng sự quen biết, bà Mong vay tiền của nhiều người với lý do "kinh doanh bất động sản, đổi tiền mới, tiền lẻ cho những người đi lễ chùa". Khi vay, bà Mong đều viết giấy biên nhận hẹn ngày thanh toán, hứa trả lãi suất cao.
Bà Nguyễn Thị Mong tại tòa. Ảnh: Nam Anh
Theo cáo buộc, ngày 6/5/2010, bà Mong ký giấy mượn 1,2 tỷ đồng của anh Hoàng Đình Long để mua đất. Để làm tin, bà ta cho anh Long xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản photocopy và cam kết khi nào cần tiền bà ta sẽ bán để trả. Anh Long sau đó biết lô đất trên bà Mong đã chuyển nhượng cho người khác từ trước khi vay nên đến đòi tiền. Bà Mong đưa trước 50 triệu đồng, hứa sẽ bán ngôi nhà ở Lĩnh Nam để trả nốt. Tháng 7/2011, thấy bà Mong chưa trả tiền, anh Long tìm hiểu thì mới hay ngôi nhà cũng đã bị bán cho người khác.
VKS cáo buộc, với thủ đoạn tương tự, bà Mong đã vay tiền của hơn 20 người, chiếm đoạt tổng cộng trên 8,3 tỷ đồng. Trong số này, bà Mong chỉ khắc phục được gần 500 triệu đồng, còn lại không có khả năng trả nợ.
Tại tòa và cơ quan điều tra, bà Mong khai dùng số tiền trên "nướng" vào cờ bạc, lô đề. Trong khi đó, nhiều nạn nhân cho rằng bà góa này dùng tiền để "bao bồ". Lý giải vì sao lại dễ dàng cho vay, một nạn nhân cho biết bà Mong rất khéo miệng và tỏ ra "có tài" kinh doanh nhà đất. Bà ta thường để vài trăm triệu đồng trên bàn khiến mọi người tin về sự giàu có của mình. Hầu hết bị hại đều là người quen biết, họ hàng.
Chiều 25/9, TAND Hà Nội phạt bị cáo Mong án tù chung thân.
Theo VNE
2 vợ chồng "siêu lừa" cuỗm bạc tỷ nhờ chiêu "lãi suất cao" Với thủ đoạn vay mượn tiền của nhiều người và chi trả với lãi suất cao, vợ chồng Hồ Minh Thư (SN1983) và Trần Thanh Ba (SN1984), ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình đã chiếm đoạt với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng của nhiều người rồi cao chạy, xa bay. Trước đó, trong khoảng thời gian...