Lãi suất 60% năm, giám đốc cắn răng vay tín dụng đen
Tìm kiếm nguồn vốn là một trong hai khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp Việt gặp phải, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ tìm đến nguồn tín dụng đen.
Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 chỉ ra rằng, tìm kiếm nguồn vốn là một trong hai khó khăn hàng đầu mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam gặp phải.
Cụ thể, có 46,85% số DN tư nhân tham gia khảo sát cho biết, gặp khó khăn khi tiếp cận tín dụng trong năm 2021. Con số này cao hơn đáng kể so với 40,73% của năm 2020. Vấn đề gây trở ngại nhất cho DN khi tiếp cận tín dụng vẫn là không có tài sản thế chấp. Có 81% DN tham gia khảo sát cho biết không thể vay vốn ngân hàng nếu không có tài sản thế chấp. Tiếp đến là thủ tục vay vốn phiền hà và ngân hàng thương mại áp dụng các điều kiện tiếp cận tín dụng bất lợi, với 46% số DN lựa chọn.
Các DN gặp khó khăn khi tiếp cận vốn ngân hàng.
Khó vay vốn, phải mượn bạn bè người thân
Vay vốn từ ngân hàng thương mại gặp trở ngại khiến DN phải tìm kiếm các nguồn cho vay khác. Có 51% DN tìm cách huy động vốn qua bạn bè hoặc người thân, 18% vay từ các DN khác hoặc cầm cố, bán tài sản. Tỷ lệ DN tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác như: công ty cho thuê tài chính hoặc các quỹ tín dụng nhân dân chỉ chiếm khoảng 11%.
Video đang HOT
Đáng chú ý, gần 4% DN cho hay đành chấp nhận vay từ tín dụng đen. Các khoản vay tín dụng đen có lãi suất quy đổi hàng năm rất cao, theo ước tính từ dữ liệu khảo sát, trung bình trên 60%/năm, gấp hơn 6 lần so với lãi suất trung bình khi DN vay từ các tổ chức tín dụng, Báo cáo PCI chỉ ra.
Cũng theo Báo cáo, DN nhỏ và vừa hiện chiếm khoảng 98% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam. Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa có hiệu lực từ 1/1/2018, đã triển khai hơn 4 năm, nhưng có tác động khá khiêm tốn trong hỗ trợ DN nói chung và về tiếp cận tín dụng nói riêng. Khảo sát cho thấy, chỉ có 7,34% DN đã tiếp cận được tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng DN nhỏ và vừa. Đây là con số rất nhỏ, thể hiện hoạt động hỗ trợ DN tiếp cận vốn không hiệu quả.
Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến cuối năm 2021, tín dụng cho DN nhỏ và vừa chiếm 19,34% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Con số này khá thấp so với tỷ lệ DN nhỏ và vừa chiếm 98% tổng số DN đang hoạt động. Còn theo khảo sát từ Công ty tư vấn McKinsey cách đây hơn 2 năm, DN nhỏ và vừa tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn lên tới 21 tỷ USD (khoản vốn thiếu hụt). Tuy nhiên, có tới 98% DN trong số đó khó tiếp cận nguồn vốn vay.
Thiếu vốn nên manh mún
Một DN sản xuất nước uống đóng chai phường Long Bình, TP. Biên Hòa (Đồng Nai) rất muốn mở rộng sản xuất, nhưng thiếu vốn. Lãnh đạo DN cho hay, nhà xưởng của công ty nằm trong khu dân cư, không phù hợp với quy mô sản xuất lớn. Khi mới đi vào hoạt động, có bao nhiêu vốn đã đầu tư máy móc, công nghệ và hệ thống phân phối. Giờ có nhu cầu mở rộng sản xuất thì nguồn lực cạn kiệt. Vay ngân hàng hiện nay là không thể vì tài sản đã thế chấp hết để lấy vốn sản xuất trong thời gian qua.
Ông Mạc Quốc Anh, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội, nhận xét, khó khăn DN nhỏ và vừa gặp phải chủ yếu là thiếu vốn, dẫn đến hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa bài bản; đa số DN nhỏ hạn chế về đầu tư công nghệ . Hệ quả, phần lớn DN Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Việc đổi mới công nghệ của các DN diễn ra chậm chạp.
DN nhỏ và vừa tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn lên tới 21 tỷ USD.
Một khảo sát trước đó của VCCI cũng chỉ ra rằng, hơn 50% DN dân doanh vay vốn ngân hàng chủ yếu để trang trải hoạt động, ít đầu tư cho đổi mới sáng tạo, thiết bị máy móc hay công nghệ. Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao rất thấp, so với các nước trong khu vực chỉ đạt 2%. Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, khoảng 0,2-0,3% tổng doanh thu.
Thực tế cho thấy, do khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng khiến nhiều DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ tìm đến nguồn tín dụng đen. Giám đốc một công ty sản xuất đồ nội thất tại Thạch Thất, Hà Nội kể rằng, những lúc thiếu vốn thường phải vay “ nóng” từ các nguồn bên ngoài. Nhiều lần ông từng cầm cố cả chiếc xe Mecerdes E200 đang sử dụng để có đủ tiền mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Lãi suất cao nhưng đành chấp nhận vì không còn cách nào khác. Vì vậy, năng lực cạnh tranh yếu, lợi nhuận thấp, chỉ đủ sống qua ngày. Muốn mở rộng hay phát triển rất khó.
Hội Doanh nhân trẻ ồng Nai cho biết, hơn 500 hội viên, đa số là những DN nhỏ, doanh thu chỉ vài tỷ đồng mỗi năm. Hầu hết các DN đều ít vốn, chỉ đủ mua một miếng đất, xây hoặc thuê nhà xưởng rồi mua máy móc sản xuất là cạn tiền. Muốn có vốn hoạt động phải đi vay. Vay ngân hàng khó quá thì buộc phải vay vốn bên ngoài với lãi suất từ 20-30%/năm, quá sức so với khả năng chịu đựng của DN nhưng buộc phải vay để tồn tại.
Theo VCCI, từ những khó khăn mà DN gặp phả, trong tiếp cận tín dụng chứng tỏ các chính sách hỗ trợ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhiều DN đang chờ đợi những gói hỗ trợ tiếp cận tín dụng của Chính phủ để có một nguồn lực bổ sung, phục vụ cho tiến trình phục hồi, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để khơi thông nguồn vốn trung dài hạn cho các DN tư nhân, cần hoàn thiện thể chế; tái cơ cấu thị trường tài chính và thị trường vốn; tăng cường minh bạch thông tin; xây dựng văn hóa minh bạch thông tin và văn hóa xếp hạng tín nhiệm; thúc đẩy xây dựng hạ tầng về tài chính, cơ quan xếp hạng tín nhiệm và đưa ra giải pháp thanh khoản thị trường.
Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại
Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy, quy mô doanh nghiệp (DN) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì mô hình chủ yếu là DN nhỏ và vừa, đồng thời tỷ lệ gia tăng lao động chững lại so với giai đoạn 2006-2016...
Năm 2021, doanh nghiệp vừa duy trì sản xuất, vừa đáp ứng yêu cầu phòng dịch.
Tổng điều tra kinh tế 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: DN; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Cụ thể, có gần 6 triệu đơn vị, tăng 8% (tăng 444,7 nghìn đơn vị) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị tăng 1,9%/năm, cao hơn mức tăng 1,5%/năm của giai đoạn 2011-2016 và thấp hơn mức tăng 4,9%/năm của giai đoạn 2006-2011.
Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra năm 2020 là gần 26 triệu người, tăng 3% (tăng 752,8 nghìn người) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng lao động tăng 0,7%/năm, thấp hơn mức tăng 3,6%/năm của giai đoạn 2011-2016 và mức tăng 7,7%/năm của giai đoạn 2006-2011.
Theo đó, số DN có mức tăng cao nhất trong các loại đơn vị điều tra cả về số lượng và lao động. Tính đến 31/12/2020, cả nước có 683,6 nghìn DN thực tế đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, tăng 35,3% (tăng 178,5 nghìn DN) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số DN tăng 7,9%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng 8,7% bình quân năm của giai đoạn 2011-2016. Trong năm 2020, các DN cũng đã thu hút trên 14,7 triệu lao động, tăng 4,7% so với năm 2016. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, số lao động tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 5,1%/năm của giai đoạn 2011-2016.
Xu hướng giảm lao động cũng thấy rõ ở các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Cụ thể, hợp tác xã (HTX) có mức tăng cao về số lượng đơn vị, nhưng giảm mạnh về số lao động. Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm số lượng HTX tăng 3,5%, cao hơn mức giảm bình quân 0,8% của giai đoạn 2011-2016; mỗi năm số lao động trong các HTX giảm 4,4%, trái ngược so với mức tăng bình quân 0,2%/năm của giai đoạn 2011-2016.
Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng cả về số đơn vị và số lao động, nhưng thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây. Trong năm 2020, mặc dù tỷ trọng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể khá cao, chiếm tới 86,6% trong tổng số đơn vị điều tra, nhưng tổng số lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng 32,8% trong tổng số lao động của các đơn vị điều tra. Lý do, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thường có quy mô lao động rất nhỏ từ 1,5 đến 1,7 lao động/cơ sở...
Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối DN. Lao động bình quân trong một đơn vị điều tra giảm nhẹ từ 4,5 người năm 2016 xuống 4,3 người năm 2020. Riêng khu vực DN giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người (DN nhà nước tăng từ 476,8 người lên 506,4 người; DN ngoài nhà nước giảm từ 17,2 người xuống 13 người; DN FDI giảm mạnh từ 286 người xuống 229,4 người).
Xét theo khu vực kinh tế, lao động bình quân trên một đơn vị đều giảm ở tất cả các khu vực; khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ không biến động lớn, tuy nhiên khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh với mức 16% so với năm 2016.
Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến cơ cấu, tổ chức sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp. Nhiều lĩnh vực đã tái cơ cấu bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chống dịch, duy trì sản xuất.
Hơn 80.000 tỷ đồng vốn chính sách đến tay các hộ nghèo Ngày 13/1, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho biết đã giải ngân trên 80.000 tỷ đồng cho hơn 2 triệu lượt hộ vay vốn trong năm 2021. Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 608.700 lao động; 1.357 doanh nghiệp vay vốn để phục hồi...