Lái siêu xe Ferrari 488 đưa con đi học, ông bố bị giáo viên và phụ huynh của lớp tẩy chay
Các giáo viên và phụ huynh cho rằng việc sử dụng chiếc xe thể thao đắt tiền như Ferrari 488 để đưa con đi học sẽ gây ra sự so sánh thiếu lành mạnh trong lớp, không có lợi cho việc phát triển tình bạn giữa các học sinh.
Một người đàn ông sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã bị các phụ huynh của lớp con trai tẩy chay vì tội khoe của. Câu chuyện bắt đầu từ việc người đàn ông họ Li này lái chiếc siêu xe Ferrari 488 để đưa con trai đến trường tiểu học trong vùng.
Được biết, anh Li hiện đang là giám đốc của một công ty phát triển nhà đất với thu nhập một năm rơi khoảng hơn 4 triệu Nhân dân tệ (tương đương 13,5 tỷ đồng). Sau khi thấy anh Li đưa con trai đi học bằng chiếc siêu xe Ferrari 488, các phụ huynh của lớp đã phàn nàn về việc này với giáo viên trong nhóm chat chung trên mạng xã hội WeChat.
Ông bố bị các phụ huynh tẩy chay vì lái siêu xe Ferrari 488 đưa con đi học. Ảnh minh họa
Trao đổi với anh Li, vị giáo viên này cho rằng việc sử dụng chiếc xe thể thao đắt tiền như Ferrari 488 để đưa con đi học sẽ gây ra sự so sánh không lành mạnh trong lớp. Điều này không có lợi cho việc phát triển tình bạn giữa các học sinh.
Nhiều phụ huynh đã tỏ ra đồng tình với ý kiến của giáo viên và gợi ý anh Li nên đưa con đi học bằng chiếc xe khác. “ Việc làm này không phù hợp. Anh không nên thể hiện dù có giàu đến cỡ nào“, một vị phụ huynh nói. “ Nếu chỉ là đưa con đi học, anh không thể dùng một chiếc ô tô bình thường được à?“, phụ huynh khác đặt câu hỏi. “ Dù sao thì anh cũng đâu có thiếu tiền“.
Bất chấp lời ra tiếng vào, anh Li vẫn không chịu nhường bước. Anh cho rằng mình đã làm việc vất vả mới kiếm được số tiền này và sẽ cho con trai một cuộc sống tốt nhất.
“ Nếu tổn thương khi nhìn thấy người khác đi một chiếc xe thể thao, con cái của các anh chị đang quá nhạy cảm rồi“, anh Li viết trong nhóm chat chung dành cho các vị phụ huynh của lớp. “ Ngoài ra, tại sao tôi nên mua một chiếc xe khác chỉ để phục vụ nhu cầu của các anh chị?“.
Video đang HOT
Sau khi từ chối đổi xe để đưa con đi học, anh Li phát hiện việc mình bị loại ra khỏi nhóm chat chung. Câu cuối cùng mà anh viết trong nhóm chat là “ Các người bị làm sao vậy?” đã không thể tiếp tục gửi đi.
Sự việc này đã nhanh chóng khơi ra một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội về việc khoe của. Có gần 30.000 bình luận và hơn 12.000 lượt chia sẻ về sự việc trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Một số người không đồng tình với hành động loại bỏ anh Li ra khỏi nhóm chat chung của giáo viên chỉ vì bất đồng quan điểm. Những người khác cho rằng giáo viên và phụ huynh khác đáng nhẽ nên coi đây là cơ hội để dạy cho bọn trẻ về các giá trị trong cuộc sống.
“ Giáo viên và các vị phụ huynh cảm thấy cáu giận vì điều này đã không thể dạy cho bọn trẻ về những giá trị đúng đắn trong cuộc sống và tiền bạc“, một cư dân mạng nêu ý kiến. “ Liệu họ có thể khiến những sản phẩm xa xỉ biến mất khỏi thế giới?“.
“ Khoảng cách giàu nghèo là có thật. Tốt nhất là nên dạy bọn trẻ đối mặt với điều này hơn là trừng phạt người khác vì lái xe thể thao để khoe của“, cư dân mạng khác nói.
Trong vòng hơn 4 thập kỷ qua, khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc đã tăng dần lên. Hệ số Gini dùng để đo sự bất bình đẳng về thu nhập của một quốc gia tại Trung Quốc đã tăng lên 0,465 vào năm ngoái. Liên hợp quốc cho rằng hệ số Gini cao hơn 0,4 là dấu hiệu của sự bất bình đẳng thu nhập nghiêm trọng. Hệ số Gini hiện tại của Mỹ là 0,479.
Khoảng cách về thu nhập sau thuế giữa các vùng thành thị và nông thôn của Trung Quốc đã tăng gấp hơn 10 lần, từ 210 Nhân dân tệ vào năm 1978 lên 22.964 Nhân dân tệ (77,57 triệu đồng) vào năm ngoái.
Sự phân chia giàu nghèo còn xuất hiện giữa các tỉnh thành của Trung Quốc. Theo Cục dữ liệu quốc gia Trung Quốc, thu nhập sau thuế trung bình tại 2 thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải là khoảng 60.000 Nhân dân tệ (202,3 triệu đồng) vào năm ngoái. Trong khi đó, con số tương ứng tại những tỉnh miền Tây của Trung Quốc như Cam Túc hay Quý Châu là hơn 16.000 Nhân dân tệ (khoảng 53,9 triệu đồng).
Hàn Quang
Theo Tin Xe
Đưa con đi học bằng siêu xe, ông bố bị dân tình 'ném đá túi bụi' nhưng quyết không thay đổi
Chỉ vì lái xe sang đưa con đến trường, một phụ huynh Trung Quốc đã gặp bị các phụ huynh khác cằn nhằn, trong khi giáo viên thì thẳng tay loại anh ra khỏi nhóm chat của lớp.
Anh Li, phụ huynh của một em học sinh cấp 2 ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là quản lý cấp cao của một công ty bất động sản. Thu nhập của anh lên tới 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 578.000 USD) một năm và lái chiếc Ferrari 488, một tờ báo địa phương đưa tin.
Cô giáo của con trai anh Li mới đây thông báo với anh về những phàn nàn của các phụ huynh khác trên một ứng dụng tin nhắn WeChat về việc anh lái chiếc Ferrari 488 đưa con đến trường mỗi ngày. Ngoài ra, cũng theo nữ giáo viên, sự việc có thể dẫn tới những phân biệt, so sánh gây ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết giữa các em học sinh trong lớp học
Một chiếc Ferrari 488.
Nhiều phụ huynh đã đề nghị anh đổi xe để đưa con trai đến trường.
" Điều đó là không đúng? Anh không nên khoe khoang dù giàu có đến mức nào", một phụ huynh nói.
" Chỉ là đưa con đến trường thôi mà, anh không thể dùng một chiếc xe bình thường à. Dù sao thì anh cũng không thiếu tiền", một người khác bức xúc.
Trước những lời phàn nàn và đề nghị từ giáo viên và các phụ huynh, anh Li lên tiếng. Anh nói rằng mình đã làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và sẽ dành những điều tốt đẹp nhất cho con trai.
Li viết: "Nếu chỉ nhìn người khác đi xe sang mà cũng cảm thấy bị tổn thương thì con cái của các anh chị quá nhạy cảm. Hơn nữa, tại sao tôi lại phải mua một chiếc xe khác để phục vụ nhu cầu của anh chị?".
Lời cuối cùng anh: " Tôi có gì sai với mọi người" cũng đã không thể gửi được vào nhóm bởi sau những dòng viết trước đó, nữ giáo viên đã loại anh khỏi nhóm trò chuyện.
Câu chuyện của anh Li và chiếc siêu xe đưa con đến trường đã gây bão mạng xã hội Trung Quốc về vấn đề phô trương tiền bạc. Sự việc đã thu hút hơn 30.000 bình luận và hơn 12.000 lượt chia sẻ trên Weibo, Twitter.
Trong khi một số người không đồng ý với cách cư xử của nữ giáo viên thì những người khác lại cho rằng, lẽ ra giáo viên và các phụ huynh nên coi đây là cơ hội để giúp các em hiểu về cuộc sống và tiền bạc.
" Giáo viên và các bậc phụ huynh đã không dạy cho trẻ em những giá trị đúng về cuộc sống và tiền bạc. Họ có thể làm cho các sản phẩm cao cấp biến mất khỏi thế giới này không", một người bình luận.
" Khoảng cách giàu nghèo là một thực tế. Tốt hơn là giáo dục trẻ em phải đối mặt với nó hơn là ép người khác không được lái siêu xe để thể hiện sự giàu có của họ", một người khác nêu quan điểm.
Khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc đang có sự gia tăng rõ rệt với kết quả hệ số là 0,465, theo con số thống kê vào năm ngoái. Trong khi đó, con số hiện tại của Mỹ là 0,479. Khoảng cách thu nhập giữa dân số ở nông thôn và thành thị cũng ngày càng cao và sự giàu nghèo giữa các tỉnh trong nước cũng ngày càng lớn.
Theo Saostar.vn
Việt Nam giành 8 huy chương vàng kỳ thi Toán và Khoa học quốc tế 23/23 học sinh tham dự đoạt giải, trong đó 8 em giành huy chương vàng, là thành tích tốt nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Chiều 3/10, tại Hàng Châu (Trung Quốc), Ban tổ cuộc thi Toán và Khoa học quốc tế 2018 (International Mathematics and Science Olympiad - IMSO) đã công bố kết quả thi. Đội tuyển Việt Nam giành...