Lai rai với món đặc sản cà xỉu, ‘thần dược’ cho sức khỏe đấng mày râu
Dù hình dạng lẫn tên gọi khá lạ, cà xỉu lại là món khoái khẩu của nhiều cánh mày râu khi tin món này sẽ giúp mình “khỏe” hơn.
Chẳng ai rõ lý do vì sao đặc sản Kiên Giang này có tên gọi độc lạ như vậy. Chỉ biết rằng từ lâu nó đã được xem là một trong những nguyên liệu để chế biến món ăn của người dân địa phương.
Lần đầu khi nhìn thấy con cà xỉu du khách đều cảm giác sờ sợ, chẳng dám thử. Vẻ bề ngoài của cà xỉu khá giống những loài hải sản hai mảnh vỏ, nhưng cũng giống cả loài côn trùng với cái râu thật dài và to. Nếu không phải do người địa phương giới thiệu, chắc chẳng thực khách nào dám tự mình thưởng thức món ăn kỳ lạ này.
Hình thù kỳ lạ của cà xỉu. Ảnh: VTC
Cà xỉu Hà Tiên được mùa từ tháng 6 đến tháng 8 và sống tập trung ở môi trường sông, cửa biển, nước lợ, có nhiều ở vùng đầm Đông Hồ, thị xã Hà Tiên. Chúng thường nằm sâu dưới bùn cát và người ta sẽ cào lên để thu hoạch chúng.
Sau khi bắt về, người ta sẽ rửa thật sạch bùn đất, giữ nguyên phần râu lại để chế biến. Nếu món còn tươi, vừa đánh bắt lên thì người dân sẽ đem chế biến theo nhiều cách. Còn không, người ta sẽ bảo quản chúng để ăn dần bằng cách đem muối, tương tự như muối ba khía.
Video đang HOT
Tiếp theo đó, các hàng quán sẽ mua cà xỉu muối để về chế biến lại, tạo thành những món ăn ngon, đa dạng, đặc trưng cho ẩm thực Hà Tiên.
Để cà xỉu luôn được tươi khi bắt về, người Hà Tiên sẽ ngâm chúng trong mắm muối. Ảnh: TravelMag.
Để muối cà xỉu, trước hết đem cà xỉu được rửa sạch bùn đất, giữ lại phần đuôi. Cứ một lớp cà xỉu rắc một lớp muối lên.
Tùy sở thích mà người ta có thể muối bằng nước muối hoặc muối hạt và thêm đường để mắm nhanh chua. Người làm mắm cà xỉu phải có kinh nghiệm và sự khéo léo để quyết định tỷ lệ muối và cà xỉu thích hợp. Chất lượng của mắm cà xỉu ngon hay không phụ thuộc vào quá trình này. Nếu cho ít nguyên liệu, cà xỉu sẽ bị hỏng. Còn nếu muối nhiều quá, mắm cà xỉu sẽ bị đen.
Từ cà xỉu muối, người ta sẽ chế biến được nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn. Quen thuộc nhất phải kể đến gỏi xoài. Xoài được bào thành sợi, sau đó đem trộn với giấm, đường cùng với cà xỉu. Sau cùng, người ta đem rắc đậu phộng, rau răm và hành phi thơm lừng. Đơn giản như thế đã cho ra đĩa gỏi cà xỉu giòn tươi, ngọt thắm và cực kỳ bắt mồi. Bên cạnh đó, các đấng mày râu tin rằng, phần râu dài “tốt” cho sinh lực nên “hảo” nhất món gỏi xoài cà xỉu.
Một dĩa gỏi xoài cà xỉu đủ để bàn nhậu 4 người uống hết một lít rượu đế hoặc một thùng bia. Ảnh minh họa: IT
Những món xào cùng cà xỉu cũng thật sự hấp dẫn mà bạn nên thử qua. Cà xỉu được xào cùng với tỏi và ớt băm, nêm gia vị vừa miệng. Tuy cách chế biến này rất đơn giản nhưng cũng đem lại một hương vị béo ngậy và hấp dẫn đậm đà. Có thể xào cùng với dưa leo tạo thành một món ăn vô cùng thanh mát và thơm ngon cho những ngày hè. Khi thưởng thức món ăn này, thực khách chỉ cần tách lớp hai vỏ bên ngoài rồi chỉ lấy phần thịt bên trong.
Đặc sản Kiên Giang cũng giống như con người nơi đây, giản dị nhưng lại vô cùng thu hút. Nếu có dịp đến đây, bạn đừng quên thưởng thức ngay món ăn này cũng như tìm hiểu thêm những nét đẹp trong đời sống dân dã của họ.
Say đắm với hương vị đồng quê mộc mạc đầy lôi cuốn của cá lóc nướng trui
Dù rằng chỉ là món ăn đồng quê nhưng cá lóc nướng trui lại khiến nhiều người say mê bởi sự giản dị từ nguyên liệu, cách làm cho tới cách ăn.
Được thiên nhiên ưu đãi, miền Tây rất trù phú với vô vàn những loài cá nước ngọt, phải nói rằng đây là nơi cá đầy sông, tôm đầy ruộng. Phổ biến nhất trong các loại cá ở miền Tây, phải kể tới cá lóc. Cá lóc là loại cá nước ngọt rất phổ biến ở Việt Nam, cũng được người dân Việt Nam ưa chuộng và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Có rất nhiều món ăn chế biến từ cá lóc, nhưng để trải nghiệm hương vị trọn vẹn nhất của cá lóc thì chỉ có duy nhất món cá lóc nướng trui.
Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu: Bắt con cá lóc nướng trui - Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Người miền Tây dùng rơm khô để nướng cá lóc. Ảnh: IT
Khi chế biến món ăn, ta không cần phải sơ chế quá cầu kỳ, không cần mổ bụng, không cần cạo nhớt, không cần đánh vảy và cũng không cần ướp gia vị mà chỉ cần rửa sạch cá, sau đó xiên thanh tre tươi từ miệng cá đến đuôi cá rồi cắm xuống đất phủ rơm khô lên. Thông thường, ta sẽ cắm đầu cá hướng xuống đất đuôi thẳng lên trời, làm cá rỏ nước xuống từ từ trong lúc nướng, thịt cá sẽ dẻo và thơm hơn.
Rơm để nướng cá cần lấy vừa đủ, để khi rơm vừa cháy hết thì cũng là lúc cá vừa chín tới. Rơm ít sẽ không đủ độ nóng để làm chín cá, cũng không làm dậy lên mùi thơm đặc trưng của món ăn này. Rơm quá thừa thì làm khét cá, mất đi độ ngọt tự nhiên của cá.
Người ta sẽ dùng dao hoặc rơm khô cạo lớp vỏ ngoài đen do vảy cá cháy khét. Ảnh: IT
Theo kinh nghiệm của người miền Tây, món nướng này muốn ngon chỉ cần nướng khoảng 10 - 15 phút, tùy vào độ lớn nhỏ của cá. Khi nghe mùi cá chín dậy lên, thơm nồng là lúc dừng đốt rơm để lấy cá ra. Cá lóc nướng trui thành phẩm thường có lớp vỏ ngoài đen do vảy cá cháy khét. Người ta sẽ dùng dao hoặc rơm khô cạo lớp vỏ này bỏ đi, sau đó rạch một đường ở giữa xương sống cá, để lộ ra những thớ thịt mềm, trắng và thơm phức.
Rưới mỡ hành cùng chút đậu phộng đã được chuẩn bị sẵn lên phần cá vừa được xẻ ra, như thế cá sẽ thêm béo, thêm bùi lại càng thơm ngon hơn. Cá lóc nướng trui có thể ăn với các loại nước chấm như: mắm ngọt, mắm me, mắm nêm. Nhưng món chấm được người miền Tây ưa dùng hơn cả là muối ớt hột.
Cá lóc nướng trui có thể ăn với các loại nước chấm như: mắm ngọt, mắm me, mắm nêm. Ảnh: IT
Những thớ cá trắng thơm được cuộn tròn trong lát bánh tráng, ăn kèm ít chuối chát, lá cóc, bún tươi, dưa leo và khế hòa quyện với vị cay xè, mặn mặn của muối ớt hột chắc chắn sẽ làm thỏa mãn khẩu vị của bất kỳ ai khó tính nhất.
Ngất ngây với món ruột của người miền Tây Nghe tên món ăn là chuột, nhiều người sẽ ngại ngần hoặc ngay lập tức từ chối thưởng thức. Tuy nhiên, chuột đồng lại cực kỳ thơm ngon, là món ruột của người miền Tây... Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chúng đào hang ở bờ ruộng...