Lại phát hiện bọ xít hút máu tại TP.HCM
Nhiều ngày qua, tại một số nhà dân ở hẻm 36 (đường Lê Thị Hồng, P.17, Q.Gò Vấp) liên tục xuất hiện loại bọ xít hút máu.
Chị L.T.P (35 tuổi) cho biết, tối 7.10, khi đang nằm ngủ, cả hai vợ chồng chị đều bị bọ xít cắn vào chân, lưng. Các vết cắn này gây ra cảm giác ngứa ngáy, đau, sưng và cứng lại rất khó chịu.
Bọ xít hút máu mà gia đình chị P. bắt được – Ảnh: H.M
Trước đó, anh T.T.Tr (37 tuổi, chồng chị P.) cũng thỉnh thoảng bị bọ xít cắn vào chân sưng to. Gia đình chị P. đã bắt được gần chục con bọ xít này vào ban đêm khi chúng đang bò ở các vách tường, sàn nhà.
Video đang HOT
Loại bọ xít này có 6 chân, phần bụng to, dẹt, lưng có bộ cánh mỏng màu đen, hai bên mình nhiều vạch ngang màu vàng. Anh Tr. thử chọc vào bụng loại côn trùng này thì thấy có rất nhiều máu chảy ra. “Cách đây 2 năm, gia đình tôi cũng bị con này cắn, riêng tôi vì các vết cắn sưng nhiều, nổi mẩn đỏ, người bị sốt nên phải đi cấp cứu ở Bệnh viện 175″, chị P. nói.
Chị N.T.B, ở gần nhà chị P. cũng cho hay, loại bọ xít này cũng cắn chị B. và các con của chị khiến cho chân, tay sưng vù, tại các vết cắn cảm giác rất nóng và ngứa ngáy. Chị B. cho biết: “Đập chết con côn trùng này thấy có rất nhiều máu ở bụng. Giờ đây chúng tôi phải để ý hơn khi quét dọn nhà, giắt mùng cẩn thận khi đi ngủ”.
Hơn 2 năm trước tại TP.HCM, nhiều hộ dân tại các quận Tân Phú, Bình Thạnh, Gò Vấp cũng phát hiện thấy rất nhiều loại bọ xít hút máu này xuất hiện nhiều trong nhà và cắn người vào ban đêm.
Theo TNO
Bướm lạ "quấy nhiễu" ngư dân
Hơn một tuần qua, ngư dân miền Trung lo lắng vì bị hàng triệu con bướm lạ tấn công khi đang đánh bắt trên biển.
Lần lượt từ trái sang phải, hai ngư dân Đặng Đức và Trần Công Tĩnh kể chuyện bị bướm "quấy nhiễu".
Đến nay đã có hàng trăm ngư dân bị bướm lạ cắn, chích nổi mụn đỏ trên da, gây ngứa ngáy khó chịu. Một số người không dám đi biển.
Hàng triệu con bướm lạ
Có mặt ở xã biển Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) hai ngày nay, đi đâu chúng tôi cũng nghe xôn xao chuyện ngư dân đi biển bị bướm lạ tấn công. Ông Trương Công Hùng, bí thư đảng uỷ xã Bình Minh nói vui: "Mấy làng biển bây giờ gọi... làng gãi thì đúng hơn". Quả thật, khi trò chuyện với chúng tôi, ngư dân ở đây miệng nói, tay liên tục gãi...
Ông Trần Ngọc Bảy, ngư dân tàu QNa 95 009 TS, ở thôn Tân An cho biết, cách đây năm ngày, ghe của ông đi ra biển (vùng biển tỉnh Quảng Nam) khoảng 20 hải lý để hành nghề lưới vây rút chì. Đến khoảng 19 giờ tối, khi đèn pha của ghe bật lên thì hàng đàn bướm có màu xanh, màu đen bay đến rợp trời. "Nó che khuất luôn cả dàn đèn ghe tui, rồi bu vào tấn công chục người trên ghe. Sau đó, bọn tui ai cũng thấy ngứa ngáy khó chịu".
Nói đoạn, ông Bảy cởi áo chỉ cho chúng tôi xem những mụt đỏ nổi lên dày đặc trên lưng, tay, chân...của mình. Theo ông Bảy, khi thấy nổi lên mụt đỏ nhiều, ông đến trạm y tế xã mua thuốc uống thì bác sĩ khuyên nên tạm dừng đi biển. Nghe lời bác sĩ, bốn ngày nay ông Bảy ở nhà vừa uống vừa thoa thuốc, các mụt đỏ có phần khô lại, còn ngứa thì "chỉ giảm sơ sơ".
Nhiều ngư dân khác ở xã Bình Minh cũng phản ánh tình trạng bị bướm đen tấn công trên biển, nhưng không biết nó từ đâu tới với mật độ dày đặc. Theo ngư dân, trong hàng triệu con bướm lạ này, có con màu xanh khi bay tông vào người ngư dân là xịt ra nước màu xanh rất ngứa ngáy. Thường sau khi tiếp cận vào người ngư dân, bướm lạ chui vào tay áo, cổ áo, khiến họ phải gãi có khi đến "bật cả máu vẫn chưa hết ngứa".
Bướm biết bơi?
Ngư dân còn cho biết, cách đây khoảng bốn năm, loài bướm này từng xuất hiện nhưng số lượng ít, ở phạm vi hẹp và không gây ngứa. Nay bướm lạ không chỉ ở vùng biển Quảng Nam mà các vùng biển khác cũng có, tuy nhiên nhiều nhất là biển miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị.
Mụn đỏ do bướm "tấn công" trên cánh tay ngư dân Cường ở thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình.
Ngư dân Đặng Đức (tàu QNa 94 121 TS) quả quyết đã thấy loài bướm màu xanh không chỉ bay lên không mà lội được trên biển. Con bướm lớn nhất bằng ngón tay cái, nhỏ nhất bằng điếu thuốc lá, cánh chúng như loài ong nhưng to hơn.
"Mỗi lần đèn sáng lên, bướm bay đến không chỉ ở trên trời, mà còn bay từ dưới biển lên nữa. Ban đầu, chúng tôi cứ ngỡ do mưa giông đầu mùa nên xảy ra ngứa ngáy, nhưng sau này thấy ngứa hoài không hết nên đoán không phải do thời tiết mà do bướm gây ra", ngư dân Đặng Đức nói.
Ông Trần Công Anh, trưởng trạm y tế xã Bình Minh cho biết ngư dân khi đến khám bệnh đã báo lại loài bướm này chỉ xuất hiện trên biển, không có ở trong bờ. Đáng lưu ý khi trời yên không có gió, loài bướm này mới tấn công lên các ghe thuyền trên biển, còn khi trời có gió, nó bay đi đâu không ai biết. "Xưa nay trạm chưa từng gặp trường hợp này. Nhìn vào các vết do bướm cắn giống như ghẻ ở ngoài da. Mấy ngày nay ai tới khám, chúng tôi đều viết giấy giới thiệu lên bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam để khám, xác định bệnh", ông Anh nói.
Chủ tịch UBND xã Bình Minh Trần Công Minh cho biết hiện vẫn chưa xác định được thủ phạm gây ngứa là bướm hay do nước biển bị ô nhiễm, nhưng "dù bướm hay nước biển thì đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng ngứa này". Còn bác sĩ Lữ Đình Tiện, trưởng khoa phong - da liễu bệnh viện đa khoa Quảng Nam nói sẽ tổ chức khám kỹ và xác định nguyên nhân vì sao ngư dân bị bệnh - tạm gọi là ngứa ngoài da này.
Theo Phạm Anh - Thanh Trà (Sài gòn tiếp thị)
Bọ xít hút máu tấn công quán cafe Gần đây nhiều người dân ở Hà Nội lo lắng về sự xuất hiện trở lại của loài bọ xít máu người. Theo các cơ quan chuyên môn loài bọ xít này trú ngụ tại những nơi chật hẹp, ẩm thấp nhưng rất bất ngờ khi sáng nay 20/7, một người phát hiện có đến 3 con bọ xít "tấn công" đến tận...