Lại phát hiện bọ xít hút máu người ở HN
Cháu bé 4 tuổi ở Quận Long Biên, Hà Nội bị bọ xít hút máu đốt đã bị sốt cao, phải uống tiêu độc suốt 2 ngày.
Anh Cừ Xuân Quảng ngụ tổ 12, Phường Thượng Thanh, Q.Long Biên, Hà Nội cho biết, tối 11/9 gia đình bất ngờ phát hiện cô con gái lên 4 tuổi bị bọ xít đốt ngay giữa nhà. Nghi ngờ đây là bọ xít hút máu người, anh Quảng đã bắt con bọ xít này.
Vêt thương trên tay con gái anh Quảng do bị bọ xít hút máu người đôt
“Ngay sau khi bị bọ xít đốt, con gái tôi lập tức cháu có biểu hiện sốt cao, đau rát, sưng tấy. Chúng tôi phải cho cháu uống hạ sôt và tiêu độc suốt 2 ngày, đến nay vết thương đã giảm nhưng tay vẫn còn mẩn đỏ”.
Trước đó, anh Quảng cũng phát hiện vài con bọ xít trong nhà nhưng không biêt đây là bọ xít hút máu người. Đến ngày 11/9, sau khi con gái anh bị đốt anh Quảng mới quan sát kỹ và nghi ngờ đây là loài bọ xít hút máu người.
Video đang HOT
Bọ xít hút máu người đôt có thê gây tử vong
Theo quan sát chúng tôi, con bọ xít này giống những con bọ xít hút máu người từng bắt được tại nhiều địa phương khác. Chúng có 6 chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to.
Ngày 12/9, PV đã mang con bọ xít này đên phòng Nghiên cứu Côn trùng học Thực nghiêm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đê tìm hiểu. TS.Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm cho biết: “Mâu côn trùng PV mang đên chính là bọ xít hút máu người. Đây có thê là môt trong hàng trăm cá thê bọ xít hút máu sông trên địa bàn quân Long Biên từ năm ngoái còn sót lại. Khi gặp điêu kiên thuân lợi, loại bọ xít này sẽ sinh nở và phát tán vào nhà dân”.
Theo TS. Trương Xuân Lam, loài bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đên người đê hút máu. Chúng không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi.
Theo TS. Lam, đôi tượng bọ xít hút máu người đôt phân lớn là trẻ em
TS. Lam nhân mạnh, thời điêm này đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu người. Môt năm bọ xít chỉ cân hút máu từ 1 đên 3 lân là có thể sống sót suôt vòng đời. Thông thường vào tháng 7,8,9 là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu. Chúng cân thức ăn (máu người hoặc đông vât) nên sẽ phát tán vào nhà dân. Đôi tượng bọ xít hút máu người phân lớn là trẻ em. Nếu bị bọ xít đốt nhiều lần, người bị đố có thể mắc bệnh, thậm chí dẫn đến tử vong.
TS. Lam khuyên cáo, nếu vô tình bị bọ xít hút máu người đốt, người dân nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước và viêm nhiễm và đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị chống dị ứng và chống viêm nhiễm tại chỗ. Người dân chú ý dọn dẹp vê sinh giường, tủ đê loại trừ trứng nở thành ô bọ xít hút máu người phát tán sẽ rât nguy hiêm.
Bọ xít hút máu người có phần gốc vòi cong, không dính sát đầu. Mặt bụng của ngực trước có rãnh lõm để nạp vòi và có nọc độc làm tê liệt con mồi.Bọ xít hút máu dài 9,5 – 33mm, phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn. Ở rìa thân có sọc màu vàng thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu… Loại côn trùng này thường đẻ trứng trên thành ngoài của giường, tủ, trứng to, chùm, màu trắng ngà.Nếu phát hiện từ hàng trăm cá thể thì có thể gọi là ổ và phải báo ngay với cơ quan chức năng địa phương, hoặc có thể đem mẫu bọ xít hút máu người đến Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.TS. Trương Xuân Lâm, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Theo VNE
Côn trùng lạ tấn công người dân Huế
Hàng trăm hộ dân tại khu tái định cư thuộc phường Hương Sơ, TP Huế trong những ngày qua rất hoang mang và lo sợ vì bị một loại "côn trùng lạ" tấn công.
Theo người dân, con "côn trùng lạ" này chỉ to hơn con kiến lửa một chút. Có cái đuôi chẻ 2 nhìn không khác gì đuôi con bọ cạp. Tuy nó không trực tiếp cắn người dân nhưng khi bò lên người sẽ khiến da bị đỏ, ngứa sau đó chảy mủ. Thậm chí một số người và trẻ nhỏ còn bị sốt.
TS Vũ Văn Liên, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện KH&CN Việt Nam) cho biết, vì không có mẫu nên chưa thể xác định cụ thể loài "côn trùng lạ" tấn công người dân Thành phố Huế là loài gì. Theo TS Liên, đây có thể là các loài côn trùng cánh cứng thuộc tộc Paederini, họ cánh cộc Staphylinidae. Chúng thường sống ở những nơi ẩm ướt, xuất hiện nhiều vào mùa mưa bão, nhất là sau những trận mưa lớn. Thường khi mưa ngập nước không còn nơi cư trú nữa chúng sẽ bay vào trong nhà theo ánh đèn và tiếp xúc với những vật dụng trong nhà như khăn tắm, khăn rửa mặt, giường chiếu, chăn màn, quần áo... và bám cả lên cơ thể người.
Một em bé bị "côn trùng lạ" tấn công gây bỏng rát
Khi tiếp xúc với loại côn trùng, chúng tiết ra một loại axít (dung dịch ceolemic), hóa chất gây bỏng rộp mạnh, gây rát bỏng ở vùng da, có thể gây viêm da làm cho da có các mụn phồng rộp. Vết rát bỏng thường gặp ở vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân, ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, bẹn, nách, cũng có thể rải rác khắp người. Nơi da bị tổn thương lúc đầu chỉ rát bỏng, sau có thể đau rát hoặc đau nhức nhiều nếu có nhiễm trùng kèm theo. Bệnh nhân có thể sốt nhưng không sốt cao. Với triệu chứng biểu hiện ngoài da như trên cần được điều trị sớm, bệnh khỏi sau bảy đến 10 ngày và sẽ không để lại sẹo nếu không có nhiễm trùng.
TS Liên cũng cho rằng, nếu bị loài côn trùng này tấn công gây bỏng, người dân nên dùng xà phòng rửa sạch ngay, hoặc dùng nước muối 0,9% rửa và đắp vào chỗ tổn thương. Nếu không thấy đỡ, cần đến khám tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa da liễu để được điều trị và tư vấn điều trị.
Người dân có thể áp dụng một vài biện pháp phòng tránh như lắp lưới ở cửa sổ, cửa ra vào, khi ngủ phải thả mùng, màn chống muỗi và côn trùng. Loại côn trùng này không chui qua màn được, có thể chúng chui qua các khe hở của mùng nên cần kiểm tra để không có khe hở cho chúng vào. Khi ngồi dưới ánh đèn và quạt, tránh đập quệt khi có cảm giác vướng trên da, có thể loại côn trùng này bám vào, nếu đập chúng sẽ tiết a xít làm bỏng da. Nên thổi chúng đi hoặc nhử chúng bò vào tờ giấy rồi bỏ chúng đi. Trước khi đi ngủ phải làm sạch giường chiếu, chăn màn, kiểm tra kỹ để đảm bảo không có côn trùng ở chăn, chiếu. Kiểm tra cẩn thận khăn mặt và các đồ dùng trước khi tắm rửa, kiểm tra kỹ quần áo trước khi mặc. Vì côn trùng hướng sáng nên cần tắt hết đèn điện chỗ ngủ để hạn chế chúng bám vào người.
Theo VNE
Tìm ra "gốc gác" loài bọ xít hút máu người Liên tiếp trong hơn 1 tuần qua tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) người dân đã phát hiện nhiều con bọ xít hút máu người đã từng phát hiện ở các tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM... Ngày 4/9, ông Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định)...