Lại phát hiện 60 phách pơ mu giấu sau trạm biên phòng
Công an nghi ngờ gỗ pơ mu ban đầu giấu trong nhà kho, khi vụ việc vỡ lở được tẩu tán ném xuống con suối gần đó.
Chiều 19/7, nguồn tin từ Công an huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết đơn vị vừa phát hiện 60 phách gỗ pơ mu giấu phía dưới một con suối, sau lưng trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc. Đây là lần thứ 5 cơ quan điều tra phát hiện gỗ bị giấu sau khi mở rộng điều tra vụ phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại khu vực vành đai biên giới.
Công an nghi ngờ, 60 phách gỗ này ban đầu được giấu trong nhà kho của Trạm kiểm soát Biên phòng Đắc Ốc, nhận thấy vụ việc bị vỡ lở nên tẩu tán bằng cách ném xuống suối.
“Ngày 15/7 chúng tôi đến thấy nhà kho biên phòng đóng cửa, nghi ngờ có gỗ bên trong nhưng công an không có thẩm quyền vào kiểm tra. Hôm đó, phía dưới con suối này chúng tôi kiểm tra cũng chưa thấy gỗ nhưng hôm nay trở lại thì thấy ngổn ngang”, một cán bộ công an tham gia thu giữ gỗ nói.
Toàn bộ gỗ pơ mu được xác định đã được cưa xẻ cùng quy cách với số lượng gỗ bị người dân phát hiện trước đó. Hiện tổng cộng hơn 500 phách pơ mu bị công an thu giữ, sau khi khởi tố vụ án.
Cơ quan điều tra nhận định ban đầu gỗ được giấu trong nhà kho biên phòng sau đó tẩu tán bằng cách ném xuống suối. Ảnh: H.T
Trước đó ngày 9/7, trong lúc đi rừng, người dân xã La Dêê phát hiện 280 phách gỗ pơ mu (28 khối) đã được cưa xẻ theo quy cách giấu cách Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê) khoảng 500 m nên trình báo chính quyền. Khu vực này thuộc vành đai biên giới, được xem là “bất khả xâm phạm”. Cách biên giới Lào khoảng 100 m, lực lượng biên phòng quản lý toàn bộ người ra vào khu vực này.
Cơ quan điều tra ghi nhận, có ít nhất 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi tại rừng phòng hộ Nam Sông Bung bị đốn hạ. Hiện trường vụ phá rừng cách trạm biên phòng vài km và nằm sát biên giới. Hàng trăm phách gỗ vẫn còn lại, chưa kịp vận chuyển ra.
Sau khi khởi tố vụ án, mở rộng điều tra, chiều 15/7 công an phát hiện hàng chục phách gỗ pơ mu (2,5 khối), bị giấu trong một căn nhà hoang, sau lưng Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc. Số gỗ này cách tường bao trụ sở biên phòng khoảng 15 m.
Video đang HOT
Sau khi khởi tố vụ án, hơn 500 phách pơ mu đã được công an phát hiện và đưa về trụ sở. Ảnh: H.T
Ngày 16/7, công an tiếp tục phát hiện và thu giữ 115 phách trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang, phía sau dãy nhà làm việc. Lãnh đạo Chi cục Hải quan này cho hay, toàn bộ số gỗ này đều có nguồn gốc từ Lào và không liên quan phá rừng.
“Một số do công an và Hải quan Lào thấy trụ sở chi cục tạm bợ, khổ nên đã mang qua cho để đóng bàn ghế, phòng ốc. Số còn lại do các doanh nghiệp xuất khẩu qua đây, họ cho anh em về sửa sang nhà cửa hoặc do trong quá trình bốc xếp gỗ bị sứt nên doanh nghiệp vứt lại, anh em thu gom vào để đó”, Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu Nam Giang nói và cho hay đã cho cán bộ qua Lào để nhờ công an và hải quan bên đó xác nhận đã cho gỗ.
Tối cùng ngày, Công an huyện Nam Giang thu giữ thêm 25 phách (gần 1,2 khối), giấu tại một nhà dân cũng gần khu vực cửa khẩu. Đến trưa 17/7, công an lại phát hiện 2 bãi tập kết gồm 85 phách gỗ pơ mu bị giấu cách trụ sở hải quan khoảng 50 m và cách Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc khoảng 500 m.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Tiến Hùng
Theo VNE
Hải quan phân trần 100 phách gỗ trong khuôn viên trụ sở
Chi cục Hải quan cửa khẩu Nam Giang cho rằng 115 phách gỗ bị phát hiện trong trụ sở cơ quan này không liên quan phá rừng mà do "anh em được người khác cho".
Ngày 18/7, một tổ công tác của Cục Hải quan Quảng Nam tới chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang (đóng tại xã La Dêê, Nam Giang) để làm rõ việc 115 phách gỗ trong trụ sở cơ quan này bị công an thu giữ.
Theo ông Lê Trung Thịnh, Chi cục trưởng Hải quan Cửa khẩu Nam Giang, số gỗ trên không liên quan vụ phá rừng pơ mu nghiêm trọng xảy ra gần khu vực. Gỗ đến từ nhiều nguồn. Thứ nhất, một số doanh nghiệp nhập khẩu cho các cán bộ trong cơ quan về sửa nhà cửa, anh em gom lại để đó. "Một số đã mang đưa về, còn lại vẫn để công khai, ai cần thì lấy", ông Thịnh nói.
Cơ quan điều tra xác định có ít nhất 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi, đường kính gần một mét. H.T
Nguồn thứ 2 từ công an và hải quan Lào. "Mỗi lần họ qua đây, thấy trụ sở mình cũng tạm bợ, khổ nên thi thoảng mang qua cho một ít để anh em đóng bàn ghế, phòng ốc", người đứng đầu Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang nói và cho hay gỗ để công khai trong trụ sở chứ không cất giấu. Toàn bộ đều có nguồn gốc từ Lào.
Với 85 phách gỗ pơ mu được công an tìm thấy cách trụ sở hải quan khoảng 50 m, ông bảo cán bộ hải quan không liên quan. "Nhìn thì gần vậy nhưng cũng cách phải 100 m chứ không phải 50 m. Nó nằm trong khu vực này nhưng chúng tôi không kiểm soát, không biết", vị chi cục trưởng khẳng định.
Gỗ pơ mu chưa kịp vận chuyển ra khỏi rừng, bị người dân phát hiện trình báo công an và kiểm lâm. Ảnh: H.T
Trước đó ngày 9/7, trong lúc đi rừng, người dân xã La Dêê phát hiện 280 phách gỗ pơ mu (28 khối) đã được cưa xẻ theo quy cách giấu cách Trạm Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (thuộc Đồn Biên phòng La Dêê) khoảng 500 m nên trình báo chính quyền. Khu vực này thuộc vành đai biên giới, cách Lào khoảng 100 m nên Công an huyện Nam Giang và kiểm lâm phải xin phép biên phòng vào rừng kiểm tra.
Theo ghi nhận, có ít nhất 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi, có đường kính gần một mét tại rừng phòng hộ Nam Sông Bung bị đốn hạ. Hiện trường vụ phá rừng này cách trạm biên phòng vài km. Lâm tặc sau khi đốn hạ chỉ lấy ít phần dưới, còn lại nằm ngổn ngang trong rừng. Hàng trăm phách gỗ vẫn còn lại trong rừng, chưa kịp vận chuyển ra.
Sau khi khởi tố vụ án, mở rộng điều tra, chiều 15/7 công an phát hiện hàng chục phách gỗ pơ mu (2,5 khối), bị giấu trong một căn nhà hoang, sau lưng Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc. Số gỗ này cách tường bao trụ sở biên phòng khoảng 15 m.
Ngày 16/7, công an tiếp tục phát hiện 115 phách trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang, phía sau dãy nhà làm việc. Lực lượng hải quan không lý giải được nguồn gốc và giấy tờ nên số gỗ này bị công an thu giữ.
Tối cùng ngày, Công an huyện Nam Giang thu giữ thêm 25 phách (gần 1,2 khối), giấu tại một nhà dân cũng gần khu vực cửa khẩu. "Phần lớn gỗ đều rất mới. Một số được cưa xẻ có quy cách giống loại bị người dân phát hiện gần một tuần trước", nguồn tin từ Công an huyện Nam Giang trực tiếp thu giữ gỗ khẳng định.
Đến trưa 17/7, công an lại phát hiện 2 bãi tập kết gồm 85 phách gỗ pơ mu bị giấu cách trụ sở hải quan khoảng 50 m và cách Trạm kiểm soát Biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc khoảng 500 m.
Một nguồn tin cho hay, tại bãi tập kết, gỗ pơ mu được lâm tặc bán với giá gần 20 triệu đồng mỗi khối. Tuy nhiên, sau khi vận chuyển trót lọt về xuôi, giá đắt hơn nhiều. Ảnh: H.T
Khu vực rừng bị phá và các bãi tập kết gỗ bị phát hiện thuộc vành đai biên giới, cách Lào khoảng 100 m. "Cấp dưới của tôi báo cáo không biết gỗ lại bị lâm tặc giấu trong đó. Ngoài chờ kết luận từ công an, lực lượng biên phòng cũng đã cử một đội điều tra nội bộ xem có tiêu cực hay không. Tôi cũng định đình chỉ công tác trạm trưởng trên đó nhằm phục vụ điều tra nhưng làm thế vội vàng quá, chờ có kết luận đã", đại tá Dương Hoài Nam, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam nói.
Vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Tiến Hùng
Theo VNE
Phát hiện hàng chục khối pơ mu bị giấu gần trạm biên phòng Bãi tập kết 70 khối gỗ tròn, bị đốn hạ từ 60 cây pơ mu hơn 100 tuổi, nằm cách Trạm biên phòng Cửa khẩu Đắc Ốc (Nam Giang, Quảng Nam) khoảng 500 mét. Ngày 15/7, Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam khởi tố, điều tra vụ phá rừng pơ mu hàng trăm năm tuổi tại khu vực biên giới huyện Nam Giang. Tang...