Lại phải lo đến bệnh tay chân miệng
Cháu ngoại em đang tuổi bú sữa mẹ mà năm nay thấy nhiều dịch bệnh đáng lo quá, sau sởi lại thấy truyền thông phổ biến về sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng. Làm sao mà phòng cho tốt, chứ để thành bệnh thì mệt mỏi và vất vả lắm.
- Giá mà ai cũng giác ngộ như cô về phòng bệnh. Cộng đồng đỡ phải hao tổn tiền bạc và công sức, sức khỏe các cháu nhỏ cũng được đảm bảo an toàn hơn. Tránh được tử vong đau lòng của trẻ nhỏ, đem lại hạnh phúc cho các gia đình.
- Nhưng dịch bệnh khó kiểm soát như thế, ngành y tế đã phải gồng mình lên lo chống dịch, lại còn có chung tay của các ngành khác để dùng truyền thông hướng dẫn cho người dân có thêm kiến thức dự phòng và chữa chạy.
- Cô đã thấy được một biện pháp tốt có tầm “chiến lược” để phòng chống bệnh rồi đấy. Thực ra, nguyên nhân gây bệnh đã được xác định rõ, phác đồ điều trị cũng đã tương đối hoàn chỉnh và được bổ sung qua từng năm đối phó với bệnh. Bệnh tay chân miệng do Coxackievirus A16 và Enterovirus 71 gây bệnh và lây nhiễm chủ yếu.
Tiêm phòng cho trẻ. Ảnh: T.L
Cho đến nay tất cả mọi loại virus đều không có thuốc đặc trị, hơn nữa cái nguy hiểm khó lường là các loại virus đều có khả năng thay đổi đặc tính sinh học và độc tố gây bệnh thường xuyên với tốc độ rất nhanh ngay trong từng vụ dịch. Đối phó hữu hiệu với đặc tình này của virus là không khả thi trong hoàn cảnh của ta. Cách tốt nhất là không để bị lây nhiễm, không may đã nhiễm thì phải chữa chạy chăm sóc tốt hạn chế đến mức thấp nhất các triệu chứng và biến chứng của bệnh.
- Đấy là bác nói lý thuyết, chứ trẻ con nó có tự phòng được đâu.
- Vấn đề là ý thức của người lớn. Từ ông bà đến bố mẹ, trong vụ hè này cần đặt chuyện vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể thành mối quan tâm hàng đầu. Bệnh lây truyền khi bị tiếp xúc với dịch từ mụn nước vỡ ra, dịch tiết của cơ thể, nước bọt, phân… kèm theo đó là tất cả vật dụng sinh hoạt hàng ngày từ quần áo tã lót chăn gối khăn tắm đồ vải trong phòng ngủ và nhà vệ sinh cho đến đồ chơi đồ dùng. Khi trông nom cháu nhỏ ở nhà hoặc khi đón cháu từ nhà trẻ, lớp mẫu giáo về phải nhanh nhạy phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ. Vào vụ dịch, bố mẹ cũng cần trao đổi cẩn thận với các cô nuôi dạy trẻ để phát hiện và cách ly các cháu kịp thời.
- Nhưng hoàn cảnh bố mẹ các cháu phải đi làm tối ngày, nhiều nhà chỉ trông chờ vào ông bà hoặc các cô “ôsin” thì khó mà theo dõi sát các cháu được.
- Không có lựa chọn nào khác khôn ngoan hơn đâu. Bố mẹ phải biết hy sinh một phần thời gian kiếm sống, chịu giảm một ít tiền thu nhập để giữ cho trẻ khỏi ốm nặng. Cố làm thêm ít tiền sẽ không đủ chi cho tiền nằm viện, tiền thuốc men và nhiều chi phí phát sinh.
Video đang HOT
- Vậy ông bà chả giúp được gì con cháu?
- Ông bà giúp bằng cách làm trong sạch môi trường sống trong nhà ngoài sân vườn, giặt giũ phơi phóng quần áo chăn màn, lau dọn sạch sẽ đồ dùng đồ chơi của cháu… Chăm nom bữa ăn cho cả nhà được sạch sẽ, đủ chất, nhiều vitamine, nhiều nước uống. Chăm nom đủ nước sinh hoạt sạch cho cả gia đình. Cô cứ làm được ngần ấy việc là giúp ích rất thiết thực cho con cháu đấy!
- Nhưng kinh nghiệm vài năm nay, các cháu có nguy cơ cao chủ yếu là do biến chứng và lây lan nhanh trong môi trường đất chật người đông.
- Rút kinh nghiệm vụ sởi vừa rồi, để phòng chữa bệnh tay chân miệng cần hết sức tránh việc tập trung các cháu đang bị bệnh và cả các cháu mới ủ bệnh chưa phát triệu chứng vào một bệnh viện chật cứng. Không nhất thiết phải đến khám ở những cơ sở có tiếng tăm nhưng bị quá tải. Thông qua các kênh truyền thông, các đường dây nóng để có tư vấn và hướng dẫn đến khám nơi thuận tiện nhất.
Thực ra, việc chẩn đoán xác định bệnh không khó lắm, chỉ cần y tế tuyến huyện trở lên là chẩn đoán được. Bệnh này đòi hỏi hàng đầu là sự chăm sóc nâng giấc cho trẻ, giữ gìn vệ sinh thân thể đúng cách, không để bị bội nhiễm vi khuẩn gây biến chứng. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt chống bị tiêu chảy, cho ăn đủ vitamine, uống đủ nước. Giữ gìn kiêng cữ tốt chỉ sau 7 – 8 ngày bệnh sẽ lui và tự khỏi. Tốt nhất là sau khám xác định bệnh thì chăm sóc tốt tại nhà theo đúng y lệnh của bác sĩ.
Theo Lao động
Bệnh tay - chân - miệng, chữa thế nào?
Tay - chân - miệng (TCM) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là coxsackie virut nhóm A16 (CA16), A10 (CA10) và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do EV71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Trong bài này chúng tôi đề cập đến cách theo dõi và xử trí cho bệnh nhân bị TCM do EV71.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh TCM có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.
Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 - 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 - 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 - 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét.
Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.
Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.
Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng
Chữa trị thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:
- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.
Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee, kamistad... cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.
Lưu ý: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.
Phòng ngừa dễ?
Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:
- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.
- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.
BS. Nguyễn Thục Anh
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng nặng Bệnh tay chân miệng gặp rải rác quanh năm và xuất hiện ở hầu hết các địa phương. Ở phía Nam, bệnh tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Ảnh minh họa. Bệnh dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie...