Lái ô tô uống rượu bia bị phạt hơn 10 triệu đồng, đúng hay sai?
Hỏi: Tôi điều khiển ô tô lưu thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, CSGT tuýt còi dừng xe kiểm tra. Sau đó, CSGT yêu cầu tôi vào kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, trong hơi thở của tôi nồng độ cồn là 1.297miligam/lít khí thở, nên CSGT lập biên bản phạt tôi trên 10 triệu đồng và tạm giữ phương tiện. Xin hỏi, CSGT xử lý như vậy có đúng không?
CSGT Hà Nội kiểm tra để phát hiện các trường hợp uống rượu bia quá nồng độ cho phép khi đang điều khiển phương tiện giao thông ( Anh An ninh Thu đô )
Trả lời: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm người điều khiển ô tô uống rượu, bia khi lái xe.
Với trường hợp nêu trên, bạn đã vi phạm. Theo đó, việc CSGT kiểm tra lập biên bản, tạm giữ phương tiện là đúng theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Cụ thể, với trường hợp của bạn trong hơi thở có nồng độ cồn 1.297 miligam/lít khí thở đã vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 8, Điều 5 của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, áp dụng mức xử lý hành chính phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe hai tháng. Ngoài ra, với lỗi vi phạm trên, còn bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Khuyến cáo, đối với người điều khiển xe ô tô không được phép sử dụng rượu, bia mà vẫn lái xe như vậy sẽ nguy hiểm cho chính mình và còn là nguy cơ tiềm ẩn xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào trên đường.
Theo Bao Giao thông Vân tai
CSGT Hà Nội mưu trí, "đánh bại" "bà hoả"
Trước tình huống ngọn lửa đang bùng phát dữ dội trước cửa hàng sửa chữa xe máy, có khả năng lan rộng, một đồng chí CSGT Hà Nội đã mưu trí kéo "bà hoả" ra xa rồi mới tiến hành dập lửa, đảm bảo an toàn cho tài sản của người dân...
Khoảng 8g30 ngày 12-7, một chiếc xe máy đang trong quá trình sửa chữa bất ngờ bốc cháy dữ dội trên đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Người dân nơi đây đã dùng chăn ướt và nước để dập lửa nhưng không được. Do lượng xăng trong bình chảy ra quá nhiều khiến ngọn lửa bùng phát lớn và lan rộng hơn, có nguy cơ lan sang các tài sản khác của người dân.
Người dân sử dụng chăn ướt và nước nhưng không dập được lửa
Do hiện trường vụ hoả hoạn gần với trụ sở Đội CSGT số 2, CATP Hà Nội nên một số người dân đã chạy vào cầu cứu lực lượng CSGT. Ngay lập tức, Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy, thuộc Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Hà Nội đã nhanh chóng lấy bình cứu hoả lao ra hiện trường cùng quần chúng nhân dân tiến hành dập lửa.
Ngọn lửa bùng phát mạnh hơn...
Trước tình huống ngọn lửa đang bùng phát dữ dội trước cửa hàng sửa chữa xe máy, có khả năng lan rộng và có nguy cơ nổ cao, người dân dường như không dám tiến lại gần khu vực chiếc xe đang cháy để dập lửa, Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy đã lấy sợi dây cáp bằng thép rồi tìm cách quàng vào chiếc xe máy đang bốc cháy và cùng mọi người kéo ra ngoài, ngăn không cho ngọn lửa cháy vào nhà dân và những chiếc xe máy đang dựng gần đó. Sau khi kéo được chiếc xe ra khu vực an toàn, ngọn lửa được Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy dập tắt ngay sau đó, đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như tính mạng của người dân.
Thiếu úy Đặng Quốc Huy đang "khống chế" ngọn lửa.
Chia sẻ với PV , Thiếu uý CSGT Đặng Quốc Huy cho hay: "Khi tiếp cận hiện trường vụ hoả hoạn, tôi thấy ngọn lửa đang bốc cháy rất cao. Trong tình huống đó, nếu để sử dụng bình cứu hỏa mini và nước để khống chế ngọn lửa là rất khó. Nếu cứ để chiếc xe ở nguyên vị trí đó mà dập lửa thì nguy cơ lửa bùng cháy lan sang đường dây điện gây chập nổ rất cao, sau đó sẽ lan sang cửa hàng và nhiều tài sản khác của người dân. Chính vì vậy, tôi quyết định dùng biện pháp trên để khống chế ngọn lửa".
Trao đổi với PV, Thượng úy Nguyễn Tuấn Cường, Đội phó Đội CSGT số 2, Phòng CSGT Hà Nội cho hay: "Sau khi nhận được tin báo, tôi trực tiếp ra hiện trường vụ hoả hoạn và nhận đuợc rất nhiều ý kiến khen ngợi của người dân về cách xử lý tình huống thông minh và dũng cảm của Thiếu úy Đặng Quốc Huy. Người dân cũng tỏ ra cảm kích trước hành động của đồng chí Huy, không ngần ngại nguy hiểm, dùng mọi cách khống chế ngọn lửa, ngăn không cho ngọn lửa lan rộng, giúp người dân giảm bớt được thiệt hại...".
Theo Pháp luật Xã hội
Bé trai 'mất tích' khỏi nhà, được cảnh sát 141 giúp đỡ Không thấy đứa con trai 10 tuổi trong nhà, cả gia đình hoảng hốt đi tìm. Rất may, bé trai đã được CSGT Hà Nội cứu giúp. 20h tối 9/7, tài xế và phụ xe buýt tuyến 09 nhìn thấy một bé trai khoảng 10 tuổi bước lên xe mà không có người lớn đi cùng. Gặng hỏi mãi nhưng bé trai không...