Lại nóng chuyện nhập Tết cổ truyền với Tết dương lịch
GS TS Võ Tòng Xuân chia sẻ quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch trong thời đại hội nhập.
Ngày 14/02/2005, trên một trang báo điện tử có đăng bài viết nhan đề ‘Tết ‘hội nhập’, tại sao không?’ và sau đó một làn sóng tranh luận dấy lên.
Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%.
Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012 và chủ đề này ngày càng nóng trong những ngày gần đây trên nhiều diễn đàn.
Trong khi những người có xu hướng hội nhập, coi trọng công việc hô hào ủng hộ việc chuyển Tết cổ truyền (theo lịch âm) vào trùng với lịch dương thì nhiều ý kiến khác muốn duy trì, thậm chí làm phong phú, ý nghĩa hơn ngày Tết cổ truyền.
Nhân dịp năm mới 2013, GS Xuân bày tỏ cảm kích sự quan tâm của độc giả vì nó thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Video đang HOT
Nhiều cơ hội bị bỏ lỡ vì chúng ta mải vui Tết Âm lịch
Trong bài viết của mình, GS Xuân cho rằng, dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 – 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.
Ông cũng lấy ví dụ khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động các bạn hàng của ta ở ngoại quốc đang hoạt động, ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.
GS Xuân cũng viết, hàng ngày có không biết bao nhiêu bức điện quan trọng cần trả lời khẩn lúc chúng ta đang ăn Tết.
Và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước.
Còn khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch, trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây, thị trường chứng khoán Tokyo, New York, Lodon… đóng băng.
Ông cũng cho rằng, dù đổi ăn Tết cổ truyền sang ngày Tết dương lịch, dĩ nhiên các tập quán cổ truyền lành mạnh của ta chúng ta vẫn giữ và sẽ cử hành vào ngày dương lịch.
Theo Tinngan
Miền Bắc rét đậm dịp Tết dương lịch
Dịp Tết Dương lịch đến đúng lúc đợt không khí lạnh tràn sâu về miền Bắc, gây rét đậm, rét hại.
Từ đêm mai rét đậm trở lại miền Bắc. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất xuống 11 độ ngày 31/12 (Ảnh: VietNamNet)
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo khoảng chiều và tối (29/12), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các tỉnh phía tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh từ chiều mai ở Bắc Bộ trời tiếp tục rét, từ đêm mai có khả năng xuất hiện rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét hại.
Tại Hà Nội, nhiệt độ cao nhất trong ngày 29/12 ở mức 22 độ, thấp nhất ở mức 16 độ. Đến ngày 31/12, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội giảm chỉ còn 11 độ, cao nhất chỉ còn 15 độ, trời rét đậm.
Đi kèm với rét đậm, rét hại là mưa rải rác. Ở Bắc và Trung Trung Bộ từ gần sáng và ngày 30/12 có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông; gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 5.
Không khí lạnh cũng gây biển động rất mạnh. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TƯ đã yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu cần theo dõi chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền, kịp thời báo cáo và xử lý những tình huống xấu có thể xảy ra.
Trong khi đó, bão số 10 hiện đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới, cách đảo Trường Sa Lớn (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 120km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 01 giờ ngày 29/12, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 8,0 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách đảo Côn Đảo khoảng 240km về phía Đông Đông Nam.
Theo xahoi
Vì sao nông dân bán đất chuyển nghề? Báo chí đưa tin tình trạng nông dân bán đất, chuyển nghề đang diễn ra khá phổ biến ở khu vực ĐBSCL. Sau đây là ý kiến của 3 nông dân ở 3 địa phương. Ông Út Lam- ở Đồng Tháp: "Không phải người ta lười mà vì nghề trồng lúa đối mặt với rất nhiều rủi ro, chi phí đầu vào như...