Lai lịch khẩu súng Mỹ trên tay bộ đội Việt Nam diễu binh
Khẩu súng xuất hiện trong diễu binh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và chuẩn bị 60 năm Điện Biên Phủ là mẫu súng từng trang bị cho biệt kích Mỹ.
Trong lễ diễu binh kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, hình ảnh khẩu súng giống với mẫu M16 Mỹ trên tay các chiến sĩ đặc công, cảnh sát biển Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng thì nay, các lực lượng diễn tập chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cũng song hành cùng với khẩu súng vốn không xuất xứ từ Nga này.
Căn cứ vào đặc điểm của khẩu súng thì có thể tạm xác định đây là mẫu súng được thiết kế dành cho đặc nhiệm Mỹ mang tên XM-177. Cũng có một số báo chí trong nước gọi khẩu súng này là M-18 (có lẽ là tên Việt Nam dành cho khẩu XM-177).
Vậy nguồn gốc của khẩu súng này đến từ đâu? Đó là một câu chuyện dài về dòng súng lúc đầu được thiết kế cho lính biệt kích Mỹ và VNCH tác chiến trong chiến tranh Việt Nam, sau này được quân đội ta thu giữ và nâng cấp để sử dụng cho đến ngày nay.
Chiến sĩ đơn vị Quân khu 2 luyện tập diễu binh với khẩu XM-177.
Xuất phát điểm từ huyền thoại súng trường tiến công Mỹ M16
Để cung cấp vũ khí cá nhân dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ tác chiến tại chiến trường Việt Nam, các nhà sản xuất vũ khí phát triển phiên bản carbine (phiên bản thu ngắn nòng của súng trường tấn công) từ mẫu M16 được định danh là CAR-15. Nó đơn giản là khẩu M16 có nòng súng được cắt ngắn còn một nửa (dài từ 20 inch xuống còn 10 inch) và báng súng cũng được cắt ngắn.
Báng súng của CAR-15 là loại báng tùy chỉnh được độ dài, bằng chất dẻo tổng hợp, còn ốp tay vẫn dạng tam giác và loa che lửa đầu nòng súng vẫn là loại ba ngạnh giống như trên bản gốc. Dựa trên khẩu CAR-15 này Mỹ đã chế thêm khẩu CAR-15 AFSR, vũ khí phòng vệ chuyên dành cho phi công máy bay khi bị bắn hạ, với ốp tay và báng súng dạng ống tròn, tay cầm súng bị cắt ngắn.
CAR-15 phiên bản cho phi công Mỹ với thiết kế khá lạ mắt.
Kết quả thực chiến của CAR-15 trên chiến trường đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết của khẩu súng này, đó là thứ nhất, tiếng súng quá to sẽ nhanh chóng làm lộ vị trí người bắn, thứ hai, loa che lửa quá tệ, nó làm lóa mắt xạ thủ khi khai hỏa ban đêm và khai báo cho quân địch biết vị trí xạ thủ .
Video đang HOT
XM-177 có gì đặc biệt?
Hãng Colt giải quyết vấn đề này bằng cách thiết kế loại loa che lửa mới, dài hơn, đồng thời ốp tay cũng là dạng tròn. Phiên bản này được đặt tên là Colt Commando 609, chúng chính thức được quân đội Mỹ chấp thuận đưa vào sử dụng với tên gọi XM-177E1.
Đến giữa năm 1967 hãng Colt có phiên bản cải tiến nhẹ với việc kéo nòng dài từ 10 inch lên 11,5 inch (292mm) và được quân đội Mỹ sử dụng với tên gọi XM-177E2.
Sau này, với sự ra đời của M16A2 và M16A3 hãng Colt cũng cải tiến dòng súng Commando này cho “hợp thời” hơn như chế độ bắn loạt 3 viên hoặc liên thanh, loa che lửa của M16A2, lắp rail gắn thiết bị cho súng… Hiện tại các mẫu carbine này vẫn được sử dụng bởi đặc nhiệm Mỹ và lực lượng đặc nhiệm Israel ISAYERET.
Lính Mỹ trên tay khẩu XM-177.
Về mặt kỹ thuật thì các phiên bản XM-177 tương tự với thiết kế của M16, làm bằng nhôm nhẹ, trích khí trực tiếp, khóa nòng xoay. Báng rút bên trong là ống kim loại. Bình thường băng đạn của dòng súng này là loại băng 20 viên, 30 viên của M16 nhưng cũng có loại băng đạn trống kép chứa 100 viên đạn.
Sau chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được một số lượng không ít súng XM-177 và hiện tại chúng đã được sửa chữa lại để tiếp tục có thể phục vụ cho các lực lượng trinh sát cũng như các lực lượng khác trong quân đội Việt Nam. Bằng chứng là sự xuất hiện của XM-177 trên tay chiến sĩ tham gia diễu binh kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lính trinh sát Việt Nam với XM-177
Thông số kỹ thuật Cỡ nòng: 5.56×45 mm Chiều dài tổng thể: 680 – 762 mm Chiều dài nòng: 292 mm Khối lượng: 2.44 kg chưa đạn Tốc độ bắn: 750 viên/phút Băng đạn: 20 viên hoặc 30 viên
Theo Kiến thức
Lai lịch súng "lạ" sẽ diễu binh kỷ niệm chiến thắng ĐBP
Súng tiểu liên vốn cùng người lính Việt Nam chiến thắng Thực dân Pháp, nay sẽ lại xuất hiện trong lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Trong những ngày gần đây, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam được giao nhiệm vụ thực hiện cuộc diễu binh kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (7/5/1954-7/5/2014) đang miệt mài trên thao trường huấn luyện diễu binh.
Theo các hình ảnh được báo Quân đội Nhân dân đăng tải, trong cuộc diễu binh bộ đội Việt Nam sẽ cầm trên tay khẩu súng tiểu liên K43 (cách gọi của Việt Nam với khẩu PPS-43 Liên Xô) để tái hiện không khí hào hùng 60 năm trước.
Tiểu liên PPS-43 (Pistolet-Pulemet Sudaeva, model of 1943: Tiểu liên Sudaev phiên bản năm 1943) được thiết kế nhằm đáp ứng cho yêu cầu tìm kiếm một loại vũ khí mới cơ động và gọn nhẹ hơn loại súng tiểu liên PPSh-41 cho Hồng quân Liên Xô. PPSh-41 trong một chừng mực nào đó là quá dài cho lính xe tăng, lính trinh sát hay lính dù, do đó cuối năm 1941 Hồng quân đã ra yêu cầu súng mới phải gọn nhẹ hơn.
PPS-43 xuất hiện trong khoảnh khắc lịch sử kết thúc chủ nghĩa Phát xít Đức.
Nhà thiết kế Sudaev lúc đầu ra mắt khẩu tiểu liên mới vào năm 1942, và súng đã được chấp nhận đưa vào sử dụng với tên gọi PPS-42, nhưng đến năm sau ông ta chỉnh sửa lại và ra mắt thiết kế cuối cùng với tên gọi PPS-43. Khẩu tiểu liên này sau đó đã được sản xuất với số lượng chóng mặt với khoảng 2 triệu khẩu trong giai đoạn từ 1943 đến 1946.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng PPS-43 là khẩu tiểu liên tốt nhất trong chiến tranh Thế giới thứ 2. Sau 1945, PPS-43 được xuất khẩu tới nhiều quốc gia thân Liên Xô cũng như được sao chép rộng rãi.
PPS-43 khi gấp lại sẽ khá gọn nhẹ. Ảnh: báo QĐND
Về mặt kỹ thuật, PPS-43 chỉ có một chế độ bắn là liên thanh, dựa trên nguyên lý giật lùi đơn giản. Chốt an toàn nằm phía trước vòng bảo vệ cò súng, thước ngắm trên súng chia khoảng cách ngắm từ 100-200m. Nòng súng được gắn với loa giảm giật đơn giản. Báng gấp làm bằng sắt khi gấp lên sẽ làm giảm chiều dài súng còn có 615mm.
Nòng súng PPS-43 được mạ crôm do đó tuổi thọ nòng khá tốt, trung bình bắn được khoảng 20.000 viên đạn. Băng đạn của PPS-43 chỉ có một loại duy nhất chứa 35 viên đạn, và bề ngoài nhìn có vẻ giống nhưng không lắp lẫn với băng đạn của PPSh-41 được.
Tiểu liên PPS-43 trên thao trường tập luyện diễu binh. Ảnh: báo QĐND
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, súng tiểu liên PPS-43 được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng để chiến đấu với Quân đội Pháp, và ngày kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tới đây, khẩu súng tiểu liên PPS-43 huyền thoại sẽ lại một lần nữa xuất hiện bên cạnh "Bộ đội Cụ Hồ".
PPS-43 sẽ lại một lần nữa xuất hiện cùng chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: báo QĐND
Thông số kỹ thuật:
Cỡ nòng: 7,62x25 mm TT
Khối lượng: 3,67 kg đầy đạn, 3,04 kg chưa đạn
Chiều dài (Báng gấp/mở): 615/831 mm
Chiều dài nòng: 250 mm
Tốc độ bắn: 500-600 viên/phút
Băng đạn: 35 viên
Tầm hiệu quả: 200m
Theo Kiến thức
Quân đội Thái Lan diễu binh lớn bất chấp làn sóng biểu tình Quân đội Thái Lan đã tổ chức một cuộc diễu binh lớn nhằm kỷ niệm ngày thành lập lực lượng vũ trang, trong bối cảnh căng thẳng chính trị đang gia tăng. Tư lệnh quân đội Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha, trên xe duyệt đội danh dự trong lễ diễu binh nhân ngày Các lực lượng vũ trang hoàng gia Thái Lan tại...