Lai lịch bí ẩn của người khổng lồ cao hơn 2m ở miền Tây
Một “người khổng lồ” cao hơn 2m, ăn một lúc hết 50 viên chè trôi nước ở miền Tây đến nay vẫn chưa ai rõ lai lịch của ông ta.
Chiều cao vượt trội so với người bình thường của ông Nguyễn Văn Y (62 tuổi, ngụ ấp Trường Trung A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) khiến nhiều người tò mò.
Ông Y được xem là người “khổng lồ” ở miền Tây, với chiều cao 2,2m, nặng 100kg, bàn chân và tay đều to gấp đôi so với người bình thường. Tuy nhiên đến nay chưa ai biết chính xác lai lịch của người đàn ông này.
Ông Y – người được xem là cao lớn nhất ở miền Tây hiện nay
Ông Y sống một mình trong căn nhà nhỏ được các nhà hảo tâm cất cho. Bên cạnh là nhà của bà Nguyễn Thị Hồng Phượng – người em gái thứ sáu của ông Y, phía sau nhà của ông Nguyễn Văn Hoá (88 tuổi), cha của “người khổng lồ” này.
Theo lời ông Hóa, ông Y không phải là con ruột của mình. Ông kể, trước đây, vợ chồng ông sinh được 3 người con nhưng nuôi không được. Năm 1956, vợ chồng ông được 1 người quen hướng dẫn đến nhà bảo sanh Cần Thơ nhận ông Y làm con nuôi.
“Lúc đó, thằng Y chỉ 3 ngày tuổi nhưng trắng trẻo, lớn hơn rất nhiều so với những đứa trẻ sơ sinh cùng trang lứa. Tôi chỉ biết mẹ nó gốc Đồng Tháp, còn cha nó có thể là người ngoại quốc. Sau giải phóng, mẹ ruột của Y có đến thăm con trai một lần. Khi đó, tôi hỏi: “cha ruột thằng Y là người nước ngoài có đúng không?”.
Nghe xong bà ấy nói không phải rồi bỏ về, từ đó đến nay chưa quay lại thăm con lần nào nữa. Đến bây giờ không ai biết chính xác lai lịch của thằng Y”, ông Hoá nói và cho biết, sau khi xin ông Y về, vợ ông sinh thêm 8 người con nữa.
Video đang HOT
Đôi bàn tay và chân khổng lồ của ông Y
Ông cụ kểtiếp, lúc nhỏ ông Y lớn nhanh như thổi tuy nhiên thần kinh lại chậm phát triển. Dù biết vậy vợ chồng ông Hóa vẫn yêu thương Y như con ruột.
“Thời bao cấp mua vải may quần áo phải có tem phiếu. Nhà tôi đông người nên được 10 suất. Nhưng may quần áo cho Y thì mấy đứa khác phải nhịn vì không đủ vải”, ông Hóa cười nói.
Lúc trưởng thành ông Y cao đến 2m18, nặng gần 100 kg và có sức vóc gấp nhiều lần người bình thường.
“Thời trai trẻ sức vóc anh Y gấp nhiều lần người bình thường. Bao lúa gần 3 giạ không cần ai đỡ, anh ấy một mình bốc lên vác đi như chơi. Còn xúc đất, tuy đứng dưới mương nhưng anh quăng cục đất xa cả chục mét”, bà Nguyễn Thị Hồng Phượng – em ruột ông Y nói.
Do sức khỏe tốt nên ông Y thường đi khắp xóm làng làm mướn, làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. “Tuy ngờ nghệch nhưng Y rất hiếu thảo với cha mẹ. Ai mướn gì cũng làm, từ đốn cây, đào đất đến xây nhà. Khổ nỗi do đầu óc, nói năng không bình thường nên đôi lúc anh ấy bị người ta lừa, làm 3 ngày chỉ nhận được 1 ngày công”, bà Phượng nói.
Bà này cũng tiết lộ, ông Y ăn rất khoẻ, mỗi ngày ăn hơn 1kg gạo. Đặc biệt, ông Y rất thích ăn chè trôi nước, có thể ăn cùng lúc 50 viên mà không ngán.
“Trước mẹ tôi hay nấu chè trôi nước cúng rằm. Cúng xong là anh Y ăn một lúc hết 50 viên chè trôi nước khiến ai nhìn cũng phải sợ. Bây giờ lớn tuổi, sức khoẻ yếu nên anh Y chỉ ăn được 15 viên thôi”, bà Phượng nói và cho biết, mỗi bữa cơm của ông Y phải nấu hơn 1kg gạo.
Ngoài sức khỏe và sức ăn tốt, ông Y còn có bàn chân và đôi tay khổng lồ. Chính vì vậy, dép ở cửa hàng bán không đôi nào ông mang vừa.
Trước đây, thấy con trai đi chân không bị vật nhọn đâm, cắt chảy máu chân, ông Hoá thấy tội nghiệp nên thuê thợ đến nhà cắt vỏ máy cày làm dép nhưng chỉ mang được vài ngày là hư. Từ đó đến nay ông Y đều đi chân trần.
Hiện tại cuộc sống của người khổng lồ này gặp nhiều khó khăn. Trong đó, đôi mắt gần như mù, đi lại khó khăn, bàn tay phải do vô tình chặt trúng bị gãy cong nên ông Y chẳng còn sức đi làm mướn.
Theo chính quyền địa phương, hiện nay mỗi tháng ông Y được nhận bảo trợ xã hội 540.000 đồng.
Theo Thanh Sang/Vietnamnet
Hoàn cảnh éo le của người bà nuôi con gái ngây dại, cháu bệnh tật
Gia đình bà Lê Thị Hồng, xóm Chong, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bà Hồng năm nay 62 tuổi nhưng hàng ngày phải đi làm thuê làm mướn nuôi người con gái ngây dại và cháu ngoại 10 tuổi nhưng không đi lại được.
Người mẹ nào sinh con ra cũng muốn con mình khỏe mạnh, lành lặn. nhưng cuộc sống đôi khi không được như mình mong muốn.
Bà Lê Thị Hồng ở xóm Chong, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) rơi vào hoàn cảnh éo le đó: Người con gái duy nhất là chị Lê Thị Tươi tính tình không bình thường. Chị Tươi sinh năm 1982, năm 2010 sau những ngày bỏ đi lang thang, chị Tươi mang bụng bầu về và sinh được một người con đặt tên Lê Chí Nguyễn. Bà Hồng hy vọng Chí Nguyễn sau này lớn lên sẽ là điểm tựa cho bà và mẹ.
Ngôi nhà ba bà cháu, mẹ con đang sinh sống. Ảnh: Đức Anh
Nhưng cuộc đời vốn trái ngang, khi lên 3 tuổi chân tay đứa bé bỗng dưng teo dần, đi đứng khó khăn. Từ đó cuộc sống của ba bà cháu, mẹ con ngày càng khó khăn hơn. Mỗi ngày bà Hồng phải cõng cháu đến trường sớm và về đi làm thuê làm mướn. Ai thuê gì bà làm đó, từ cuốc cỏ, chặt cây thuốc nam, cấy hái...
Bà Hồng nói trong nước mắt: Có hôm đi làm về thấy cháu Nguyễn máu me đầy đầu, do đi không vững bị ngã. Bà lại cõng cháu lên trạm y tế để khâu. Mẹ nó thần kinh không bình thường có giúp được gì đâu. Có hôm về thấy cháu khóc thất thanh, chạy vô thấy chị Tươi đang đánh con không thương tiếc, hỏi mới biết cháu Nguyễn đến ôm mẹ nhưng mẹ lại dùng gậy đánh con.
Trong ngôi nhà nhỏ được Hội phụ nữ xã quyên góp dựng lên làm từ năm 2005 chẳng có gì đáng giá. Chiếc ghế gỗ để bà cháu ngồi ăn cơm cũng bị con gái lên cơn phá hỏng, chiếc vung cũng méo mó được bà gò đi gò lại. Bữa cơm chỉ có bát canh măng với muối xúp.
Bữa cơm đạm bạc của hai bà cháu (chị Lê Thị Tươi khi thấy người lạ đến là bỏ chạy, đến bữa cơm cũng không về). Ảnh: Đức Anh
Ước nguyện lớn nhất của bà Hồng là cháu Nguyễn được chữa bệnh, khỏe mạnh bình thường như những đứa trẻ khác, thế để khi nhắm mắt xuôi tay bà mới yên lòng. Trước đây bà cũng đưa cháu đi viện khám hai lần, giờ cũng muốn đưa cháu đi khám lại nhưng tiền ăn hàng ngày cũng khó, nói chi đến tiền đi viện.
Cháu Lê Chí Nguyễn năm nay lên lớp 3, hè đến trong khi bạn bè cùng trang lứa được chơi đủ trò thì Nguyễn chỉ biết ngồi một chỗ nhìn các bạn chơi, Nguyễn nói: Cháu chỉ muốn được khỏe mạnh như các bạn để tự đi học, giúp đỡ được bà nhiều việc.
Ông Lê Thắng Cảnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Nghĩa Yên cho biết: Gia đình bà Lê Thị Hồng là gia đình đặc biệt khó khăn của xã Nghĩa Yên, Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cũng như nhân dân ở đây thường xuyên giúp đỡ, quan tâm, động viên nhưng cũng chưa được nhiều. Rất mong các nhà hảo tâm gần xa mở rộng vòng tay nhân ái hỗ trợ gia đình bà.
Nhìn thấy các bạn chạy nhảy, vui chơi, Chí Nguyễn không khỏi chạnh lòng. Ảnh: Đức Anh
Năm học mới sắp đến, bà Hồng lại lo lắng, không chỉ sách bút cho cháu mà mỗi ngày bà lại cõng cháu đi học, đón cháu về. "Ước chi nó đi được như những đứa trẻ khác thì tôi yên tâm lao động kiếm bữa rau, bữa cháo nuôi nhau...". Bà Hồng ngậm ngùi./.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Lê Thị Hồng ở xóm Chong, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn, Nghệ An)
Đinh Thùy - Đức Anh
Theo baonghean
Mối đe dọa từ vật liệu chưa nổ sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào Lực lượng cứu hộ đã cảnh báo về mối đe dọa nghiêm trọng mà những người sống sót sau vụ vỡ đập thủy điện ở tỉnh Attapeu, Lào có thể đối mặt. Nhiều khu vực đã bị tàn phá nghiêm trọng sau sự cố vỡ đập thủy điện. (Ảnh: Vientiane Rescue) Ngày 23/7, một đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe...