Lai láng như bánh tráng phơi sương
Đã ăn bánh tráng phơi sương biết bao nhiêu lần thế mà tôi dẫu đã tìm hiểu cũng chỉ biết: bánh được cuốn với thịt luộc và ăn kèm với các loại rau như: tía tô, hẹ, xà lách, húng quế, dưa leo, giá đậu…
Bánh tráng phơi sương được cuốn với thịt luộc và ăn kèm với rất nhiều loại rau – Ảnh: Bá Sên
Mãi đến chuyến du lịch gần đây tôi có dịp ghé thị trấn Trảng Bàng, tìm hiểu mới biết đây là địa phương có nhiều ngành nghề truyền thống và có nhiều đặc sản nhất tỉnh Tây Ninh. Khu phố Lộc Du chuyên sản xuất các loại bánh tráng như bánh tráng nem, bánh tráng nướng, bánh tráng ngọt, bánh tráng mặn, và nổi tiếng nhất là bánh tráng phơi sương Trảng Bàng…
Video đang HOT
Người dân đất Trảng Bàng tự hào được trời ban tặng ngày nhiều nắng đêm lắm sương để có một đặc sản nổi tiếng như ngày hôm nay. Vào mỗi đêm khuya về sáng sương giăng mờ đất Trảng Bàng… Để làm ra cái bánh tráng phơi sương, người dân nơi đây cũng phải một nắng hai sương thức khuya dậy sớm… để canh sương, canh gió.
Bánh tráng phơi sương mang đến món cuốn đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và nên thuốc – Ảnh: Bá Sên
Ở Trảng Bàng có rất nhiều giai thoại về nguồn gốc của bánh phơi sương. Chuyện anh chồng để quên một ràng bánh đã nướng ngoài trời chiều hôm trước, bánh để qua đêm bị ướt sương, tiếc của vợ chồng anh ăn lại thấy ngon nên từ đó mới có nghề đem bánh tráng nướng phơi sương. Rồi chuyện người vợ đi bán bánh tráng nướng, bán không hết, để thúng bánh bên ngoài nhà và đêm xuống bánh bị sương đêm làm mềm đi, rồi cũng vì tiếc của mà ăn thấy lạ nên làm thành thứ bánh phơi sương…
Rồi chuyện chiếc bánh tráng nướng giòn, phơi sương đêm dễ rách nên người Trảng Bàng đã nghĩ ra cách tráng thêm hai lớp bánh chồng khít lên nhau, cho thêm chút muối để bánh dẻo, đậm đà, phơi nắng cho vừa khô mới mang vào nướng trên than hồng cho có độ phồng mềm rồi tiếp tục đem phơi sương. Hơi sương sẽ ngấm từ từ vào bánh giúp cho bánh mềm dịu, không đổi màu, không cần nhúng nước trước khi ăn.
Chuyện kể nào nghe cũng phù hợp về nguồn gốc chiếc bánh tráng phơi sương, nhưng có một điều chắc chắn là nhờ có thiên nhiên ưu đãi ngày nắng, đêm sương cùng tay nghề kỹ thuật tráng bánh hai lớp, nướng, phơi sương… mà ngày nay những người sành về ẩm thức có dịp được thưởng thức nhiều món ngon bắt nguồn từ chiếc bánh phơi sương của người Trảng Bàng như thế.
Theo Ihay
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Ai cũng biết bánh tráng là loại thực phẩm độc đáo có thể ăn chơi, ăn no và chế biến thành nhiều món như chả giò, bì cuốn, gỏi cuốn... Nhưng nói tới bánh tráng phơi sương Trảng Bàng ở Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến bánh tráng cuốn thịt luộc ăn kèm với rau sống.
Ảnh: Thái Nguyên
Để làm ra chiếc bánh tráng phơi sương, quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu: phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Bánh tráng Trảng Bàng được tráng đến hai lớp, đem phơi nắng cho khô, sau đó nướng qua lửa rồi phơi sương. Người ta làm cái lò nướng bánh tráng khá đơn giản: dùng cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, sau đó nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng tinh tươm, không bị cháy xém. Nướng xong, đem bánh tráng ra phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Nếu là đêm nhiều sương, chỉ cần phơi khoảng mười lăm phút là đủ. Phơi xong, phải đem bọc kín bánh tráng trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp, khi bán mới xếp ra ràng, luôn bọc trong bao nhựa để giữ bánh mềm. Bánh có hạn sử dụng rất ngắn ngày nên mua về phải dùng ngay trong tuần, nếu không bánh sẽ bị cứng lại và lên mốc.
Nhắc đến món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nổi tiếng còn phải kể đến công sức của những người đi hái rau sông. Họ phải chèo xuồng theo con nước từ sáng sớm, dọc theo các rặng cây bụi ven sông để ngắt những đọt lá rất lạ gọi nôm na là rau sông như đọt trâm, lá lụa, lộc vừng, lá cóc, đọt sộp... mà chỉ có riêng vùng đất Trảng Bàng mới có. Nhìn những cái bánh tráng trắng tinh bên cạnh đĩa thịt luộc, rau sống, dưa leo chẻ thẳng tắp, củ kiệu muối chua giòn, mới thấy được sự cầu kỳ của món ăn vốn được cho là thôn dã này. Nước chấm là một bí quyết riêng, chỉ biết rằng nó luôn có vị ngọt của nước luộc thịt và nước dừa tươi. Cắn một cuốn bánh tráng phơi sương, cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, của lớp bánh tráng, bạn sẽ hiểu tại sao một món ăn đơn giản lại trở thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi.
Theo TNO
Bánh tráng ba miền Nghề tráng bánh Bánh tráng có nguyên liệu chính là gạo tẻ ngâm rồi đem xay thành bột mịn. Sau đó, lọc đi nước chua và pha bột với nước sao cho vừa, không loãng cũng không được đặc quá. Để bánh thêm dai, không rách thì pha thêm chút bột sắn, nhưng nếu vô ý mà quá tay thì bánh sẽ bị...