Lại là Nhật Bản: Giảm giá các mặt hàng khẩu trang giữa đại dịch Corona, kèm dòng chữ động viên ‘Trung Quốc cố lên’
Hành động giảm giá các mặt hàng khẩu trang tại Nhật Bản vào thời điểm dịch viêm phổi cấp Corona bùng phát dữ dội tại nhiều quốc gia trên thế giới đang được nhiều người chuyền tay nhau.
Tại Nhật Bản, một cửa hàng đăng biển giảm giá cho mặt hàng khẩu trang các loại. Ngoài việc giảm giá các mặt hàng khẩu trang, cửa hàng Nhật Bản còn treo biển động viên ‘Trung Quốc cố lên’.
Cửa hàng Nhật Bản giảm giá các mặt hàng khẩu trang kèm lời động viên gửi đến người dân Trung Quốc.
Trước đó, vào ngày 28/1, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định cung cấp hàng viện trợ cho Trung Quốc nhằm giúp nước này đối phó với dịch viêm phổi do chủng virus corona mới gây ra.
Cụ thể, thành phố Oita hôm 27/1 đã gửi 30.000 chiếc khẩu trang đến Vũ Hán. Chính quyền Tokyo cũng đã tặng 20.000 bộ quần áo bảo hộ cho nhân viên y tế làm việc tại Hồ Bắc để điều trị cho bệnh nhân bị viêm phổi do vi rút corona mới gây viêm phổi Vũ Hán.
Các mặt hàng, bao gồm khẩu trang, tại sân bay Haneda trước khi được chất lên máy bay thuê bao của chính phủ Nhật Bản đến Vũ Hán
Ngày 29/1, chuyến bay sơ tán người Nhật từ Vũ Hán đầu tiên được thực hiện, trong đó có 3 công dân xứ sở Mặt Trời mọc. Như vậy, số ca nhiễm ở Nhật Bản tăng từ 8 lên tới 11, bao gồm hai người dường như đã nhiễm virus dù không tới Vũ Hán.
Video đang HOT
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona gây ra đang trở thành tâm điểm chú ý của người dân toàn cầu. Trung Quốc là nơi bắt nguồn dịch bệnh và cũng là đất nước phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi số người thiệt mạng là 213 người và hơn 9.600 ca nhiễm virus Corona, tính đến ngày 31/1/2020.
Mới đây, WHO đã chính thức bán bố lệnh tình trạng khẩn cấp Y tế toàn cầu với dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với người nghi nhiễm Corona và thường xuyên rửa tay bằng xà bông.
Sóc nâu
Theo baodatviet
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này.
(Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị)
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán.
Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, "những sứ thần áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về "tâm dịch" Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri.com.vn
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Trung Quốc tự tin sẽ chiến thắng virus Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình...