Lại là Nhật Bản: Đến bao bì cũng phải thiết kế thông minh đến mức này mới chịu!
Thoạt nhìn, những thiết kế này có vẻ khá dư thừa và không rõ công dụng, nhưng thực tế lại mang tới sự tiện lợi đến bất ngờ.
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản được coi là biểu tượng của sự chu đáo và tinh tế. Người Nhật luôn chú trọng tới từng chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, từ lối ăn mặc cho tới cách bày biện một bữa ăn. Tương tự, những sản phẩm “made-in-Japan” cũng thể hiện rõ rệt nét đặc trưng trong phong cách Nhật – dành trọn sự tinh tế và chu đáo cho khách hàng.
1: Mỳ ly
Phần đáy của mỳ ly Nhật Bản luôn tặng kèm 1 miếng dán trong suốt hình chữ nhật. Liệu đây có phải là 1 thiết kế lỗi hoặc dư thừa hay không?
Trên thực tế, miếng dán này sẽ giúp bạn cố định nắp hộp mì trong lúc ủ mì. Thay vì phải dùng vật nặng đè lên nắp hộp như mọi khi, bạn chỉ cần sử dụng miếng dán này là xong. Đây quả thực là 1 phát minh tiện lợi tuyệt vời!
Bên cạnh đó, trên nắp hộp mì thường có kí hiệu 2 mũi tên và đường nét đứt ở 2 bên viền. Kí hiệu này sẽ nhắc nhở người dùng không nên bóc hết toàn bộ phần nắp, tránh dẫn đến việc không thể đậy kín nắp hoàn toàn khi ủ mì.
2: Lọ sốt cay
Nếu đã từng 1 lần nhỡ tay làm đổ cả lọ tương ớt hoặc sốt cay vào đĩa thức ăn, vậy thì lọ tương ớt với thiết kế miệng rót nhỏ xíu dưới đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Lọ sốt cay kiểu Nhật có vòi rót rất nhỏ. Bạn sẽ phải ấn vào nấc màu trắng bên cạnh để rót tương ra. Thiết kế này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lượng sốt cay, không lo làm biến vị món ăn hay làm đổ cả lọ sốt ra bàn.
3: Lọ tương
Video đang HOT
Trong khi lọ tương ở Việt Nam cần phải dùng tay bậy nắp thì lọ tương ở Nhật Bản có thiết kế tiện lợi hơn nhiều. Bạn chỉ cần dùng tay nhấn nhẹ viền nắp (ở vị trí như hình) là nắp sẽ mở ra ngay tức thì. Thiết kế này còn giúp các bà nội trợ tránh được nguy cơ bị trầy xước tay hoặc đau móng khi bậy nắp.
4: Vỉ trứng
Khác với thiết kế vỉ trứng ở Việt Nam, phiên bản của xứ sở hoa anh đào có cách mở không thể dễ hơn: kéo nhẹ dải dây niêm phong quanh viền là vỉ trứng sẽ mở ra như 1 phép màu.
Bạn có thể kéo toàn bộ dải niêm phong hoặc chỉ kéo 1 phần. Và sau khi lấy hết trứng ra khỏi hộp, phần nắp và đáy có thể xếp chồng lên nhau cho gọn, tiết kiệm diện tích đựng trong túi rác hoặc thùng rác.
Nếu từng mua đồ ăn nhanh ngoài hàng, chắc chắn bạn đã từng nhận được những gói tương ớt, tương cà hoặc mayonnaise mini. Những gói nhỏ này thường rất khó xé, và nếu xé thì ít nhiều gì bạn cũng sẽ bị dính tương lên tay.
Thấu hiểu được điều đó, các nhà sản xuất ở Nhật Bản đã phát minh ra gói đựng sốt 2 trong 1 với thiết kế mở độc đáo: gập đôi túi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra. Lằn ranh ở giữa túi chính là vị trí của miệng túi. Với thiết kế thông minh này, ngón tay của bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với miệng túi, đôi tay sẽ luôn sạch sẽ, thơm tho.
Một số món ăn liền còn mạnh dạn thiết kế gói sốt ở ngay trên nắp. Bạn chỉ cần nhấc nắp lên và bẻ đôi nắp là tương bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng.
6: Viền hộp sữa
Thông thường, bao bì của hộp sữa tươi, sữa chua hay nước trái cây đều giống hệt nhau. Người bình thường có thể dễ dàng phân biệt được đâu là sữa tươi nhưng với người khiếm thị thì đó là điều bất khả thi.
Ở Nhật Bản, nhằm hỗ trợ người khiếm thị trong việc mua sữa, các nhà sản xuất đã thiết kế một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng của nắp hộp sữa (như hình). Người khiếm thị chỉ cần sờ vào phần viền là có thể phân biệt sữa và các sản phẩm chung kiểu bao bì khác.
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt, chăn nuôi
Ý tưởng tái chế lõi ngô (cùi bắp) thành những sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi được khởi xướng và thực hiện bởi 8 học sinh Hà Nội.
8 học sinh này từ 13-17 tuổi, đến từ các trường BVIS, Concordia, BIS, Archimedes và Chu Văn An.
Sản phẩm tái chế "Chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi" lần đầu được giới thiệu tại Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020 (diễn ra từ 18-21/6 - Hội chợ Triển lãm 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) với tên gọi Cobtain.
8 học sinh Hà Nội tái chế lõi ngô thành sản phẩm cho trồng trọt và chăn nuôi
Mong muốn được làm xanh môi trường
Trở về sau chuyến tham quan Mai Châu mùa hè năm ngoái, nhóm bạn gồm 8 học sinh trung học tại Hà Nội đã nảy ra ý tưởng tái chế lõi ngô, một phế phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm hữu ích phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, không chỉ dùng trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra nước ngoài.
Các em đã dành thời gian gần 1 năm để nghiên cứu ý tưởng, lên kế hoạch kinh doanh và sản xuất để tái chế lõi ngô trở thành giá thể trồng cây, trồng nấm và nhiều sản phẩm trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và vật nuôi, giảm thiểu rác thải, góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ.
Lấy tên dự án là Cobtain - gian hàng trưng bày sản phẩm tái chế từ lõi ngô của các em học sinh Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng trong Phiên chợ Tuần Nông sản - An toàn Thực phẩm 2020.
Giữa hơn 150 gian hàng tham gia trưng bày giới thiệu các đặc sản nông nghiệp khắp các vùng miền trong cả nước và thực phẩm an toàn, nhằm tăng cường kết nối chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản và thực phẩm an toàn, Cobtain gây ấn tượng thích thú đặc biệt bởi tính thân thiện môi trường của dự án.
"Mong muốn được làm xanh môi trường đã nhen nhóm trong chúng em từ rất lâu rồi và thật tình cờ trong lần đi thăm Mộc Châu mùa hè năm ngoái, chúng em nhận thấy lõi ngô bị vứt đi quá nhiều, gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường. Từ đó, chúng em đã cùng nhau nghiên cứu và lên kế hoạch tái chế lượng rác thải khổng lồ này thành các sản phẩm có ích hơn cho xã hội và cũng là để cải thiện môi trường sống của bà con vùng núi." - đại diện phụ trách kinh doanh Cobtain chia sẻ.
Nhiều lợi ích từ lõi ngô do Cobtain tái chế
Hiện lõi ngô đang được Cobtain tái chế thành 02 sản phẩm. Một là lõi ngô nghiền, sử dụng trong trồng nấm, hoa lan và các loại cây trồng. Hai là viên nén lõi ngô dùng làm thức ăn cho gia súc như lợn, trâu, bò, ngựa, đồng thời cũng dùng để ủ ấm gia súc trong thời tiết giá rét.
Ngoài ra, viên nén lõi ngô còn dùng để trải sàn chuồng trại giúp phân huỷ các chất thải do gia súc, gia cầm và cả vật nuôi như mèo thải ra.
Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm
Theo đại diện của Cobtain, đây là 02 sản phẩm gốc thiên nhiên vì nguồn protein từ lõi ngô được tận dụng, mang lại lợi ích cho cây trông và vật nuôi.
Dưỡng chất giàu protein trong lõi ngô giúp nấm ngon hơn, giúp cây trồng xanh tốt hơn mà lại làm giảm thiểu rác thải vào môi trường, đồng thời đóng vai trò thay thế các loại phân bón hoá học, vốn không có lợi cho môi trường và sức khoẻ con người.
Viên nén lõi ngô hiện nay cũng đang đặc biệt được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm. Loại viên nén này thường được dùng để rải lót sàn chuồng trong các trang trại nuôi lợn, bò, ngựa, cừu vừa có tác dụng sưởi ấm vào mùa đông, đồng thời là nguồn thức ăn giàu chất xơ và protein cho gia súc.
Đặc biệt, khi ăn viên nén lõi ngô, chất thải của gia súc sẽ khô, giảm mùi, tiện lợi cho việc tái chế chất thải gia súc thành phân bón.
Tại phiên chợ, đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, rất quan tâm đến Dự án Cobtain và đánh giá cao ý tưởng của Nhóm bạn trẻ tái chế phế phẩm có nguồn gốc tự nhiên để quay lại nuôi dưỡng gia súc và làm giàu đất, góp phần phát triển nông nghiệp sạch, không để lãng phí một nguồn tài nguyên tưởng chừng như bỏ đi.
Các học sinh đã thể hiện trách nhiệm xã hội của mình trước môi trường
Dự án Cobtain của 8 em học sinh trung học Hà Nội ngoài ý nghĩa thực tiễn, còn cho thấy tâm thế và trách nhiệm xã hội đáng để đặt niềm tin vào lứa công dân 10x, ý thức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, quyết tâm đi tới đích đến với sự sáng tạo và chiến lược phát triển sản phẩm bài bản.
Được biết Cobtain sẽ tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện và đầu tư phát triển, để các bạn trẻ tin tưởng và có cảm hứng đi tiếp dự án thân thiện môi trường và mang nhiều ý nghĩa của mình.
Những căn phòng tí hon chỉ 3 - 6m nhưng chẳng thiếu thứ gì ở Hàn Quốc và Nhật Bản: Xu hướng thiết thực và được ưa chuộng của giới trẻ Hiện nay, ở nhiều thành phố châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, mô hình thiết kế các căn phòng siêu nhỏ với diện tích từ 3 - 6m được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và tính thiết thực. Ở những thành phố đất chật người đông như Seoul (Hàn Quốc) hay Tokyo (Nhật Bản), giá một căn hộ...