Lại khủng hoảng lao động thu hái càphê
Cuối tháng 11 là thời điểm nhu cầu lao động thu hoạch càphê của tỉnh Lâm Đồng cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác lên đến “đỉnh điểm”.
Lâm Đồng đang vào vụ thu hoạch càphê cao điểm nên nhu cầu lao động là rất lớn.
Đây cũng là thời điểm mà “lao động càphê” trở nên phức tạp hơn bao giờ hết: Người lao động bị chèn ép, người sử dụng lao động bị lừa, còn cơ quan chức năng thì “đau đầu” vì chưa tìm ra cách quản lý phù hợp…
Video đang HOT
Phức tạp lao động thu hái
Công an huyện Lâm Hà ngày 25.11 đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đình Ngữ (56 tuổi, ngụ xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), vì trong nhiều năm qua, ông đã mở văn phòng môi giới lao động tại nhà riêng để “sang tay” lao động vào mùa thu hoạch càphê, thu lợi bất chính. Đây không phải cá biệt. Ông Võ Đình Tường ở xã Lộc Nam (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) – chủ 6ha càphê – nói thẳng: “Muốn có lao động thu hoạch càphê tin cậy thì chắc nhất là phải có “mối” người nhà. Nếu không, người lao động lừa cả chủ để lấy tiền; hoặc chủ sử dụng lao động rước họa vào thân vì “mua” phải lao động rởm. Nhiều nhà ở gần đây, tuyển phải lao động rởm, tiền mất tật mang”.
Ông Trương Ngọc Lý – GĐ Sở LĐTBXH Lâm Đồng – nêu thực trạng: “Trong vài năm gần đây, lợi dụng vùng Tây Nguyên cần lao động vào vụ thu hoạch càphê nên nhiều vùng trong cả nước đã hình thành những băng nhóm chuyên đóng vai người đi tìm việc tìm đến các vùng càphê để lừa đảo, trộm cắp, thậm chí là cướp càphê, gây nên sự rối loạn thị trường lao động”. Ông Phát – một nông dân ở Tân Thanh (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) – đau xót kể: “Vườn càphê 3ha của tôi vừa bị mất trắng gần cả “héc” vì mấy tay “lao động càphê”. Khi phát hiện họ lấy cắp tôi la lên thì họ đòi “xin tí huyết”, vậy là họ tự do suốt cả vườn cây trái một nắng hai sương của tôi.
Ngược lại, cũng bởi nhiều lý do, một số người sử dụng lao động đã phải áp dụng “biện pháp mạnh” là giám sát chặt chẽ người lao động bằng cách “nhốt” họ vào một khu vực nào đó để họ khỏi trốn (sau khi đã tạm ứng tiền công); thậm chí còn khống chế người lao động bằng cách cho người canh giữ, tịch thu tất cả chứng minh thư, các giấy tờ tùy thân, điện thoại di động… “Chúng tôi biết rằng làm như thế là phạm luật, nhưng không còn cách nào khác!” – một chủ sử dụng lao động càphê ở xã Tân Thanh nói thẳng.
Quản lý bằng cách nào?
Vào lúc cao điểm, vùng càphê Lâm Đồng cần khoảng 80.000 – 90.000 lao động thu hoạch. Ông Nguyễn Khánh Long – Trưởng phòng Lao động và việc làm – thuộc Sở LĐTBXH Lâm Đồng, cho biết: “Cả tỉnh chỉ có 4 đơn vị được cấp phép hoạt động môi giới việc làm là con số quá ít. Bởi vậy, trong thực tế, núp dưới nhiều chiêu thức, nhiều cơ sở giới thiệu việc làm chui như cơ sở của ông Ngữ ở Lâm Hà vẫn lén lút hoạt động. Các cơ sở hoạt động chui này thường dựa vào lực lượng “cò”. Trong khi đó, cho đến lúc này, những quy định về xử lý nạn “cò lao động” vẫn không thật rõ ràng, cụ thể… nên không ít địa phương ở Tây Nguyên tỏ ra lúng túng”. Ông Nguyễn Đức Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà – phân tích: “Trong thực tế nhiều năm qua, các cơ sở môi giới lao động đã giúp địa phương giải quyết nguồn lao động thu hoạch càphê khi nhu cầu này của huyện lên cao. Tuy nhiên, do khâu quản lý không được chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng lộn xộn trong việc “mua – bán” lao động”. Với trường hợp ông Ngữ, theo Công an huyện Lâm Hà, từ năm 2009, sau khi thành lập “văn phòng” tại nhà riêng, ông Ngữ đã cho “chân rết” tỏa đi khắp các địa phương trong nước tuyển lao động đưa lên Lâm Đồng để sang tay cho người sử dụng lao động với mức giá từ 1,5 – 2 triệu đồng/người (trong đó, ông Ngữ phải trả tiền cho “cò” trung bình 1 triệu đồng/ lao động).
Ông Nguyễn Đức Tài cho biết thêm, hiện các chủ vườn càphê có điều kiện trực tiếp tuyển dụng lao động không nhiều. Do vậy, đa số người sử dụng lao động đều phải qua môi giới. Vào vụ thu hoạch càphê, toàn huyện Lâm Hà cần không dưới 20.000 lao động. Mới đây, thông qua Cty Đức Hoàng (Đức Trọng, Lâm Đồng), 26 lao động ở Phú Yên đã bị vỡ mộng vì mức lương trong thực tế không như lời hứa hẹn của các “cò” lao động đã nói trước khi tuyển dụng. Và rồi cũng mới đây (cuối tháng 10), cũng tại huyện Lâm Hà (xã Tân Thanh) đã xảy ra một vụ người làm công thu hoạch càphê giết chủ nhà là một lời cảnh báo. Trước đó (tháng 9.2012), tại xã Tân Nghĩa (huyện Di Linh) đã xảy ra vụ người lao động thu hoạch càphê lợi dụng sự sơ hở của chủ nhà đã cạy tủ trộm hơn 20 triệu đồng rồi bỏ trốn.
Gần đây, tại một vài địa phương trong tỉnh Lâm Đồng, cùng với việc tăng cường lực lượng tuần tra vào ban đêm cũng đã phải ban bố “lệnh giới nghiêm” sau 18 giờ: Tất cả mọi người vận chuyển càphê từ sau 18 giờ đều bị xét hỏi! Tuy nhiên, đây chỉ mới là giải pháp tình thế; và hơn thế, có khi còn là “lệnh” trái luật!
Theo laodong
Tiền Giang: Tăng ngày nghỉ cho người lao động
LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các cấp CĐ trực thuộc hướng dẫn cơ sở thương lượng với người sử dụng lao động ký kết Thỏa ước lao động tập thể mới và điều chỉnh, bổ sung Thoả ước lao động tập thể còn hiệu lực.
Tập trung vào một số nội dung như: Tăng ngày nghỉ hàng năm từ 12 lên 14 ngày; tăng thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương; bản thân kết hôn từ 3 ngày lên 4 ngày; con kết hôn nghỉ từ 1 ngày lên 2 ngày; Tổ chức lễ sinh nhật hoặc tặng quà cho người lao; có chế độ ăn trưa hoặc nâng mức ăn trưa; điều chỉnh đơn giá tiền lương theo sản phẩm sang phương án tiền lương theo sức lao động; các bộ phận chuyên môn thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân, chuyển từ lao động giản đơn thành lao động kỹ thuật lành nghề ...
Nhìn chung chất lượng thoả ước lao động tập thể của các doanh nghiệp đã được nâng lên, đã có nhiều thoả thuận có lợi hơn người lao động so với các quy định của pháp luật lao động, thiết thực góp phần xây dựng hài hoà, ổn định và tiến bộ tại nhiều doanh nghiệp.
Theo laodong
Vợ chồng vận động viên khuyết tật nuôi trẻ mồ côi Bị liệt từ nhỏ nhưng anh chị Long - Châu đã giành được gần 100 huy chương thể thao các loại. Thương bé gái bị bỏ rơi khi mới lọt lòng, hai người đã xin cháu về nuôi dù đang chật vật với 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi học. Trong căn nhà nhỏ cũng là tiệm may ở thị trấn Đinh...