Lại không phù hợp thực tế
Thông tư 26 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc không được sử dụng lao động nữ có hiệu lực từ ngày 15-12-2013, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng như người lao động cho biết thông tư này còn chênh nhiều so với thực tế và việc triển khai, áp dụng xem ra còn là… việc chưa thể xác định.
Trong danh mục 77 công việc không sử dung lao động nữ có 38 công việc mà tất cả lao động nữ không được làm. Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi không được làm 39 công việc. Việc ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ rất nhân văn đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lao động nữ, nhưng thực tế không hề đơn giản, ban hành ra liệu có thực thi được không. Dẫu quy định này có mục tiêu tốt đẹp cho chị em lao động, nhưng khi biết về danh mục những công việc bị cấm chính những người phụ nữ đã phản ứng vì không quan tâm đến sinh kế trong thực tế của không ít gia đình. Theo báo cáo về lực lượng lao động nữ giới các nước từ năm 2005-2009 của trang web databank.worldbank.org thì tại Việt Nam, số lượng lao động nữ năm 2009 chiếm khoảng 68% tổng dân số nữ giới từ 15 tuổi trở lên. Như vậy, có thể nói số lượng nữ giới tham gia lao động tại nước ta rất lớn. Nay khi mở rộng danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ thì bài toán giải quyết việc làm cho lao động nữ càng trở nên khó khăn hơn. Có một thực tế phải thừa nhận là hiện nay vẫn còn rất nhiều lao động nữ làm việc trong các lĩnh vực thuộc danh mục cấm này, trong đó có không ít người lao động nghèo, trình độ thấp.
Giới nữ lao động đành rằng không muốn làm những việc trong danh mục không được sử dụng lao động nữ nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên cực chẳng đã những phụ nữ vẫn phải làm. Trong xã hội hiện tại, có nhiều phụ nữ đang làm việc trong nhóm nghề ở danh sách này như những người phụ nữ làm nghề mổ tử thi, hay nghề khuân vác… Vì miếng cơm manh áo chứ có ai muốn làm những công việc nặng nhọc, độc hại. Vì những công việc đó chính là lựa chọn duy nhất mà họ có thể làm để mưu sinh.
Vậy theo quy định của Thông tư, nếu người sử dụng lao động không nhận họ vào làm các công việc đó, ai sẽ tạo cho họ một công việc mới?
Video đang HOT
Lại một văn bản quy định ban hành cho có hay lại là một văn bản không được ứng dụng trong thực tế, làm tăng thêm những “văn bản không có hiệu lực” của Nhà nước và làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Bộ LĐ-TB&XH cần rà soát lại danh mục cấm theo hướng để phù hợp điều kiện thực tiễn của nước ta hiện tại, nhất là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ. Và nếu cấm thì cần đưa ra giải pháp cho những người phụ nữ đang làm những việc trong danh mục cấm. Đồng thời, chúng ta cần chú trọng tới khâu triển khai, thực thi pháp luật, không để xảy ra tình trạng luật có nhưng không thực hiện trên thực tế.
Theo ANTD
Thả nổi chất lượng xe đạp điện
Phát triển với tốc độ chóng mặt, xe đạp điện hiện được người dân sử dụng khá phổ biến, đặc biệt tại những đô thị lớn, trong đó, phần đông ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Tuy vậy, loại xe này đang phát triển không kiểm soát, từ quy chuẩn chất lượng đến người điều khiển.
Vẫn chưa có quy chuẩn để quản lý xe đạp điện. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Phát triển tràn lan
Với ưu điểm không cần bằng lái, không phải dùng xăng, xe đạp điện là lựa chọn của nhiều học sinh, sinh viên và người có tuổi. Nếu như vài năm trước, xe đạp điện còn thống kê được trên sổ sách, giấy tờ thì nay đã phát triển vượt tầm kiểm soát của cơ quan chức năng.
Tốc độ phát triển của xe đạp điện khiến Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định là quá tràn lan: "Vừa qua, đi thực tế tại một số địa phương mới thấy, tỷ lệ người sử dụng xe đạp điện phát triển quá nhanh, trong đó, hầu hết không đội mũ bảo hiểm". Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, nguy cơ gây tai nạn giao thông của xe đạp điện không kém xe máy bởi tốc độ của loại xe này cũng cao, trong khi phần lớn người điều khiển lại là học sinh, kỹ năng chưa nhiều lại dễ vi phạm giao thông. Đặc biệt, dù luật đã quy định, người điều khiển xe đạp điện cũng phải đội mũ bảo hiểm, nhưng thực tế gần 100% không đội mũ. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp lo ngại, nếu các cơ quan quản lý không nhanh chóng đưa ra những biện pháp kiểm soát, quản lý đủ mạnh rất dễ dẫn đến loạn phương tiện, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Chưa có quy chuẩn quản lý
Chiếm đến 80-90% xe đạp điện đang lưu thông trên thị trường hiện nay là xe nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau. Vì là loại phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm như xe máy, việc kê khai nhập khẩu xe đạp điện chủ yếu dựa vào kê khai, khai báo.
Thực trạng này được ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đến nay, vẫn chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn gì để quản lý loại hình phương tiện này. Xe đạp điện nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT. Theo đó, Thông tư 63 về việc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thuộc nhóm danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn được thực hiện theo nguyên tắc sản phẩm, hàng hóa trước khi đưa ra thị trường, hoặc đưa vào khai thác, sử dụng phải được chứng nhận công bố hoặc thử nghiệm, nghiệm thu phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia hoặc quy định về quản lý chất lượng tương ứng do Bộ GTVT ban hành.
Quy định là như vậy, nhưng hiện tại việc quản lý phương tiện này vẫn khá lúng túng. Cụ thể, theo kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong năm 2013, Bộ GTVT mới ban hành Thông tư về kiểm tra chất lượng và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng làm căn cứ để quản lý và kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe đạp điện. Ông Trịnh Ngọc Giao cho hay, Cục Đăng Kiểm sẽ trình Bộ GTVT ban hành Thông tư và tháng 11 sẽ trình Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật của xe đạp điện. Khi đó mới có những phương án rõ ràng, đầy đủ, chi tiết.
Đã đến lúc, các Bộ như Công Thương, Khoa học công nghệ, GTVT phải ngồi lại với nhau, tính toán phương án cụ thể để quản lý loại xe này. Sắp tới, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng sẽ đưa vấn đề này ra thảo luận, tìm hướng quản lý.
Mặc dù theo tiêu chuẩn, xe đạp điện có vận tốc tối đa không quá 25km/h, nhưng thực tế hiện nay, không ít loại xe đạt vận tốc tới 40km/h, hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển và người tham gia giao thông. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia nhìn nhận, xe đạp điện chưa được quản lý, chưa có một tiêu chuẩn, quy chuẩn nào nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Khi tăng lương tối thiểu không cắt giảm phụ cấp Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình... Theo đó, trong năm 2014, mức lương tối thiểu vùng dành cho người lao động sẽ được tăng lên từ 250.000-350.000 đồng/ tháng (tùy theo từng vùng)....