Lại ‘kêu khó’ thi hành án tài sản liên quan vụ án Vũ ‘nhôm’ và cựu lãnh đạo Đà Nẵng
Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Đà Nẵng cho biết, khó thi hành án 28 tài sản liên quan vụ án của cựu lãnh đạo Đà Nẵng và Vũ “nhôm”.
Ngày 12.7, báo cáo tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP.Đà Nẵng khóa 10, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Đà Nẵng tiếp tục nêu một số khó khăn đối với các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng có giá trị lớn, tính chất phức tạp rất khó thi hành. Trong đó, có vụ án liên quan đến Vũ “nhôm” và các cựu lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng.
Cụ thể, điển hình là vụ án liên quan đến bản án số 158 ngày 12.5.2020 của TAND Cấp cao tại Hà Nội, bản án số 20 ngày 13.1.2020 của TAND TP.Hà Nội tuyên buộc Phan Văn Anh Vũ (Giám đốc Công ty Bắc Nam 79; tức Vũ “nhôm”), Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến (cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Nguyễn Ngọc Tuấn (cựu Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng), Phan Xuân Ít (cựu Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng)… liên đới bồi thường thiệt hại cho UBND TP.Đà Nẵng để bổ sung công quỹ nhà nước hơn 4.192 tỉ đồng và lãi chậm thi hành án. Theo đó, phải xử lý 28 tài sản đảm bảo là bất động sản liên quan các đối tượng này để thi hành án.
Liên quan đến việc thi hành bản án liên quan Phạm Công Danh, Cục THADS Đà Nẵng cho hay, các bản án còn nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản Khu phức hợp sân vận động Chi Lăng. Cụ thể, bản án có giá trị tài sản phải thi hành án là hơn 3.946 tỉ đồng.
Trường mẫu giáo ABC tại đường Ngô Quyền – một trong những tài sản liên quan vụ án Vũ “nhôm” vẫn chưa thể thi hành án. Ảnh HOÀNG SƠN
Video đang HOT
Theo Cục THADS TP.Đà Nẵng, nguyên nhân việc khó thi hành các bản án nêu trên là do số tiền phải thi hành án lớn, nhưng tài sản chưa xử lý được do vướng mắc về cơ sở pháp lý, liên quan chủ trương chính sách của nhà nước của địa phương.
Ngoài ra, còn vướng mắc liên quan hiện trạng tài sản, dẫn đến chưa thể xử lý được tài sản đảm bảo, trong đó có sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và 28 tài sản đảm bảo liên quan vụ án Vũ “nhôm”, cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Minh và đồng phạm. Nhiều đương sự lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để cố tình kéo dài thời gian thi hành án.
Thời gian qua, tại các kỳ họp HĐND TP.Đà Nẵng, Cục THADS TP đã nhiều lần nêu những khó khăn trong việc khó thi hành các bản án có liên quan đến Vũ “nhôm” cũng như Phạm Công Danh do số tiền phải thi hành án lớn nhưng tài sản chưa xử lý.
Nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, 5 người trong vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm án
Do nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, 5 trong số 19 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được giảm mỗi người 6-9 tháng tù.
Các bị cáo nghe tòa tuyên án - Ảnh: DANH TRỌNG
Sáng 1-7, sau 5 ngày xét xử và nghị án, TAND cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với 19 bị cáo (trong tổng số 36 bị cáo của vụ án) trong vụ án sai phạm xảy ra tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Trước khi công bố bản án, chủ tọa thông báo quay lại với phần xét hỏi, do trong hai ngày nghỉ nghị án, có 5 bị cáo nộp thêm 1,1 tỉ đồng tiền khắc phục hậu quả và được viện kiểm sát đề nghị tòa xem xét giảm hình phạt và được tòa phúc thẩm chấp nhận.
3 người được giảm 9 tháng tù gồm bị cáo Vũ Như Khuê (cựu giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1) nộp khắc phục 300 triệu đồng, được giảm còn 51 tháng tù; Cao Hừng Đông (cựu phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1) nộp 300 triệu đồng, được giảm còn 3 năm 3 tháng tù; và Nguyễn Mạnh Cường (cựu phó giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 1) nộp 200 triệu đồng, được giảm án còn 3 năm 3 tháng tù.
Hai bị cáo được giảm 6 tháng tù gồm Nguyễn Hồng Phước (cựu giám đốc Ban điều hành liên danh gói thầu số 7) nộp 100 triệu đồng, được giảm án còn 30 tháng tù; và Đỗ Tấn Nam (cựu giám đốc Ban điều hành Công ty Tuấn Lộc thi công gói thầu số 4) nộp 200 triệu đồng, được giảm còn 3 năm 3 tháng tù.
Ngoài ra tòa bác các kháng cáo của 14 bị cáo còn lại do những người này chưa liên đới bồi thường.
Theo tòa, đến nay Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vẫn chưa nhận được khoản bồi thường nào. Vì vậy, theo HĐXX, việc kê biên tài sản, tạm dừng giao dịch, phong tỏa tài khoản chứng khoán của các bị cáo nhằm đảm bảo thi hành án sau này.
Do đó HĐXX nhận định không có cơ sở chấp nhận các kháng cáo dỡ phong tỏa, hủy bỏ kê biên tài sản của các bị cáo.
Theo bản án, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư, tổng chiều dài gần 140km, trong đó giai đoạn 1 của dự án dài 65km từ TP Đà Nẵng tới TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam). Giai đoạn 2 dài hơn 74km.
Dự án được khởi công năm 2013 và từ tháng 9-2018 đã đưa vào sử dụng 65km của giai đoạn 1. Mặc dù mới đưa vào khai thác, đoạn đường 65km đã xảy ra rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành khai thác, an toàn khi tham gia giao thông.
Kết quả điều tra xác định 7/7 gói thầu thuộc giai đoạn 1 của dự án không bảo đảm chất lượng như tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án, các vật liệu khác của dự án như đá dăm có nhiều chỉ số kỹ thuật không đạt yêu cầu, dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm.
Dù vậy chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn tiến hành nghiệm thu, thanh toán số tiền hơn 811 tỉ đồng cho các đơn vị.
Xét xử phúc thẩm 19 bị cáo trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Sáng 27/6, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của 19 bị cáo và các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 3 người do Thẩm phán Mai Anh Tài làm Chủ toạ...