Lại hoãn xử băng tín dụng đen nhất nước
Phiên xét xử băng tín dụng đen Nam Long lại hoãn lần thứ 2 do chỉ một trong ba luật sư tham gia bào chữa cho kẻ cầm đầu Nguyễn Đức Thành có mặt tại tòa.
Sáng 13/1, TAND tỉnh Thanh Hóa mở lại phiên xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Thành (32 tuổi, ở phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM) cùng 20 đồng phạm về các tội Cố ý gây thương tích, Bắt giữ người trái pháp luật, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Thành là kẻ cầm đầu băng tín dụng đen lớn nhất cả nước với vỏ bọc Công ty tài chính Nam Long bị Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị chức năng Bộ Công an triệt phá trong 4 tháng cuối năm 2018.
Nguyễn Đức Thành, kẻ cầm đầu băng tín dụng đen Nam Long được đưa đến tòa sáng nay. Ảnh: T.T.
Phiên tòa diễn ra vào đầu giờ sáng. Có 3 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Thành. Tuy nhiên, đến 10h cùng ngày, chỉ có 1 luật sư có mặt tại tòa. Điều này buộc chủ tọa phải cho hoãn phiên xét xử.
Đây là lần thứ 2, phiên tòa không diễn ra như dự kiến. Cụ thể, ngày 25/11/2019, phiên xét xử cũng phải hoãn do 89 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tòa triệu tập nhưng chỉ duy nhất 1 người có mặt.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 7/2017, Thành và Nguyễn Cao Thắng cùng nhau góp vốn làm ăn chung dưới hình thức cho vay lãi, lấy tên Công ty Tài chính Nam Long (nhưng không đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng), đặt trụ sở chính tại quận 1, TP.HCM.
Băng tín dụng đen Nam Long được đưa ra xét xử hồi tháng 11/2019. Ảnh: Đ.H.
Công ty này do Thành làm giám đốc. Để quản lý hoạt động cho vay, Thành lập 6 miền, mỗi miền phụ trách hoạt động cho vay từ 2-5 khu vực.
Video đang HOT
Có 25 khu vực được thành lập, chi nhánh công ty ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Mỗi khu vực đều thuê nhà làm trụ sở giao dịch, thực hiện việc cho vay và sinh hoạt cho cả quản lý cùng nhân viên chi nhánh, lấy vỏ bọc đăng ký kinh doanh là Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Kỹ thuật xây dựng Thành Nam.
Từ cuối năm 2017 đến tháng 6/2018, Thành và các đồng phạm (gồm quản lý 6 miền và quản lý 24 khu vực) cho 95 khách hàng trên cả nước vay tổng số tiền 32,6 tỷ đồng với lãi suất cho vay từ 182,5 % đến 365 %/1 năm, thu lời bất chính tổng số tiền trên 8,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, Thành và đồng bọn còn liên quan đến hành vi Cố ý gây thương tích và Giữ người trái pháp luật.
Nhân viên của Nam Long bị những kẻ cầm đầu chỉ đạo tra tấn như thời trung cổ đến tử vong. Ảnh: Công an cung cấp.
Cụ thể, ngày 6/7/2018, Nguyễn Văn Minh (nhân viên thu nợ) lấy xe máy của chi nhánh công ty (khu vực 21, đóng tại tỉnh Bắc Cạn) đi đòi nợ được 16,5 triệu đồng sau đó bỏ trốn.
Ba ngày sau, Thành chỉ đạo một số nhân viên lên Sóc Sơn (Hà Nội) tìm lấy lại xe máy cùng 16,5 triệu đồng và đánh, gây thương tích cho Minh.
Ngày hôm sau, Ngô Văn Chương (quản lý khu vực 18) đưa Minh về giữ tại tầng 3, chi nhánh công ty (tại lô 07, đường Bà Triệu, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa). Đến ngày 19/7/2018, Minh kêu đau, khó thở. Thấy vậy, Chương đưa Minh đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân tử vong.
Theo kết luận giám định, Minh chết do suy tuần hoàn bởi dập, rách lách, cơ thể đa chấn thương.
VKSND tỉnh Thanh Hóa truy tố Nguyễn Đức Thành, Bùi Văn Chung, Nguyễn Thành Long, Vũ Văn Thanh về tội Cố ý gây thương tích, Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Ngô Văn Chương bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích, Giữ người trái pháp luật và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Ngoài ra, có 16 người khác trong băng này bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Theo news.zing.vn
Tiếp tục xử lý vụ sai phạm đất đai tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè
Ông Trần Công Thiện và Nguyễn Văn Minh bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Ngày 6-1, ông Trần Công Thiện (SN 1965, ngụ Gò Vấp, nguyên Tổng giám đốc) và Nguyễn Văn Minh (SN 1956, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên) Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận hay còn gọi là IPC) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp Nhà nước (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP Hồ Chí Minh).
Dự án hơn 32 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh bị chuyển nhượng sai quy định.
Theo Cơ quan An ninh điều tra, hai ông Trần Công Thiện và Nguyễn Văn Minh bị khởi tố, bắt giam vì liên quan đến sai phạm nghiêm trọng khi bán trái thẩm quyền khu đất rộng hơn 32 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh với giá 1,29 triệu đồng/m cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai. Ông Thiện là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trong việc chỉ đạo điều hành.
Điều bất thường là khu đất công có giá thị trường trên 2.400 tỉ đồng lại được Công ty Tân Thuận bán cho một công ty tư nhân với giá rẻ hơn thị trường. Sau thương vụ này, Công ty Tân Thuận chỉ thu về ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 419 tỉ đồng, làm thất thu hàng ngàn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Thành ủy TP Hồ Chí Minh, dù tính toán trên mức giá đất nông nghiệp thấp nhất để bồi thường cho khu đất công, diện tích hơn 32 ha thì mức giá đất không thể dưới mức 1,768 triệu đồng/m2. Như vậy, tính ở mức giá Nhà nước quy định, mỗi mét vuông đất có giá bán cao hơn 478.000 đồng so với giá mà công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai.
Dự án Khu dân cư Phước Kiển do Công ty Tân Thuận làm chủ đầu tư. Công ty Tân Thuận đã thực hiện thỏa thuận đền bù, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người dân từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh và vốn vay của doanh nghiệp để thực hiện dự án.
Tuy nhiên, công ty chưa tiến hành các thủ tục đầu tư, dẫn đến dự án hết hạn vào cuối năm 2013. Công ty Tân Thuận đã tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Văn phòng Thành ủy về việc chỉ định hợp tác, chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.
Việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá là trái với quy định của Chính phủ về quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) và không đúng với quy định của Chính phủ về giá đất...
Theo Thành ủy TP Hồ Chí Minh, giao dịch này là thiếu minh bạch và nhiều khuất tất. Do những vi phạm trên, tháng 4-2017, Ban Thường vụ Thành ủy đã kết luận, yêu cầu Công ty Tân Thuận đàm phán với đối tác để hủy hợp đồng. Vụ việc sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được Ban Thường vụ Thành ủy phát hiện, chỉ đạo xử lý ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên, vụ việc đã gây bức xúc dư luận, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng bộ thành phố.
Đối với những cá nhân khác có liên quan, UBKT Thành ủy cũng đã kiểm tra và kết luận làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, trong đó có ông Tất Thành Cang, khi đó là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.
Theo kết luận của UBKT Trung ương, ông Tất Thành Cang vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp". Với những vi phạm trên, ông Tất Thành Cang đã bị xử lý.
Thời gian gần đây cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt giam, truy tố một số bị can nguyên là cán bộ UBND TP Hồ Chí Minh liên quan đến hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Ngày 3-1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với các ông Huỳnh Kim Phát, Lê Văn Thanh (cả 2 nguyên là Phó chánh văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh) và Lê Tôn Thanh, nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh.
Theo thông tin ban đầu từ Cục Cảnh sát điều tra, 3 bị can bị bắt liên quan đến các hành vi: vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương và các đơn vị liên quan tại TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can đối với các ông Nguyễn Thành Tài (67 tuổi, nguyên Phó chủ tịch thường trực UBND TP).
Cùng bị truy tố còn có các ông Đào Anh Kiệt (63 tuổi, cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường), ông Nguyễn Hoài Nam (55 tuổi, cựu Bí thư Quận ủy quận 2), bà Lê Thị Thanh Thúy (41 tuổi, cựu Chủ tịch Công ty Hoa Tháng Năm và Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Lavenue) và ông Trương Văn Út (50 tuổi, cựu Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường).
TAND TP Hồ Chí Minh cũng đã đưa ông Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP) và các đồng phạm nguyên là các cán bộ thuộc sở ban ngành TP Hồ Chí Minh ra xét xử. Các bị cáo bị tuyên phạt từ 3-7 năm tù về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến khu đất 15 Thi Sách, quận 1.
Đức Hà
Theo antg.cand.com.vn
Làm rõ thông tin "hiệp sĩ" Minh cô đơn bị đuổi đánh rồi đốt xe, đốt chỗ ở Ông Nguyễn Văn Minh ("hiệp sĩ" Minh cô đơn) kể mình bị một nhóm người lừa ra đường vắng lúc nửa đêm rồi đuổi đánh, đốt xe, đốt căn lều nơi ông ở lâu nay. Phòng Quản lý an ninh trật tự - Khu đô thị Đại học Quốc gia TP HCM đang phối hợp với công an địa phương xác minh thông...