Lại gần bức tượng đầu Phật ở “dốc tử thần 47
Cảnh tượng âm u, hoang vắng khiến những ai lần đầu đặt chân đến đồi dốc 47, nơi có bức tượng đầu Phật trên QL51 đều thấy rợn người.
Dốc 47 trên QL51, tuyến đường độc đạo từ QL1 về thành phố biển Vũng Tàu, mệnh danh là “dốc tử thần” vì tại khu vực này xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Ngay khúc cua con dốc, đoạn giáp giữa TP Biên Hoà và huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), là đồi cây rậm rạp.
Từ lâu nay, cánh tài xế xe tải lưu thông từ hướng các cảng, biển Vũng Tàu về Đồng Nai, TP HCM và các tỉnh miền Trung đã rất quen thuộc khi nhìn thấy phía trên đỉnh đồi có bức tượng đầu Phật đặt trên bệ trông giống như đuôi quả tên lửa.
“Nơi đây rất hoang vắng, dù sống ở đây từ lâu nhưng tôi cũng như người dân địa phương ít ai lui tới khu đồi có tượng Phật này”, một người dân ở xã Tam Phước, TP Biên Hoà cho biết. Men theo con dốc khá cao, hai bên cỏ cây rậm rạp, PV Kiến Thức đã đặt chân đến đỉnh đồi có tượng đầu Phật đầy huyền bí.
Giữa chiều mưa âm u, cả quả đồi hoang vắng khiến ai lần đầu đặt chân đến đều có cảm giác rợn người. Tượng đầu Đức Phật nằm lặng lẽ giữa rừng cây rậm rạp, phần mặt hướng thẳng về QL51 luôn tấp nập xe tải chạy suốt ngày đêm.
Video đang HOT
Tượng đầu Đức Phật từ bi khá lớn được đặt trên bệ là 4 cánh xây bằng gạch mà nhìn từ xa trông như đuôi một quả tên lửa. Dù 4 bức tường đã cũ kỹ, bám đầy rêu phong theo năm tháng nhưng pho tượng đầu Phật thì luôn sáng sạch, dù theo người dân địa phương thì chưa từng thấy ai tiếp cận để lau rửa.
Từ lâu, địa danh “Phật đầu đạn dốc 47 đã quá quen thuộc với người dân địa phương cũng như cánh tài xế xe tải chạy đường dài.
Nhưng không một ai biết được vì sao và ai đã dựng bức tượng này, cũng như bức tượng có từ khi nào. “Con dốc này xưa nay được mệnh danh là dốc tử thần, vì vậy nhiều lời đồn rằng tượng Phật được dựng lên để che chở do người dân được thượng lộ bình an”, anh Khanh, một tài xế thường xuyên chở hàng ra vào cảng Phú Mỹ chia sẻ.
Trải qua bao năm tháng, tượng đầu Phật vẫn nằm lặng lẽ trên quả đồi sừng sững cạnh QL51. Theo cánh tài xế thì khi chạy qua đây được nhìn Đức Phật sẽ có cảm giác an tâm và như nhắc nhở họ cẩn thận hơn khi ôm tay lái.
Theo các nhà chuyên môn thì tượng đầu Đức Phật không phải đặt trên đầu đạn mà là hình ảnh cách điệu của diệu pháp tòa 4 cánh (cánh tường gạch) tượng trưng cho 4 phương trời trong vũ trụ, biểu trưng cho lòng từ bi của Đức Phật luôn cứu độ chúng sanh.
Theo ghi nhận của PV, khu vực này có vẻ như từ lâu không có người đặt chân đến. Lối lên đài tượng cỏ mọc đầy, xuống cấp nghiêm trọng.
Tại nhiều gốc cây bạch đàn, kim tiêm của người nghiện ma tuý cắm đầy và đó cũng có thể là nguyên nhân khiến ít ai dám lui tới.
Tượng Phật nằm giữa quả đồi trên QL51 hiện vẫn còn bí ẩn với nhiều lời đồn chưa thể kiểm chứng.
Theo Kiến Thức
Tượng Phật trăm tấn đổ do lực đỡ yếu
Công an Thái Bình kết luận phần mái chùa Sắc Thiên Vương được gia cố bằng sắt nhỏ, không chịu được sức nặng trăm tấn dẫn tới việc tượng Phật ở trên bị nghiêng, đổ về phía trước.
Công trình tượng Phật cao 15,2 mét đổ sập sau 2 năm xây dựng. Ảnh: Giang Chinh
Một tuần vào cuộc điều tra việc tượng Phật đặt trên mái chùa Sắc Thiên Vương, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) bị đổ, Công an tỉnh Thái Bình xác định nguyên nhân do lực đỡ yếu. Phần mái chùa chủ yếu được gia cố bằng sắt xoắn, loại phi 10 nên không chịu được sức nặng của bức tượng Phật trăm tấn đặt trên.
Mặt khác, tượng cao hơn 15 m, phần thân chỉ được đan bằng sắt 6 và phần "xương sống" được thiết kế 4 thanh bê tông cốt thép quá nhỏ, độ liên kết giữa các thanh và phần thân tượng không vững chắc.
Kết luận của Công an Thái Bình chỉ ra phần đầu bức tượng không có cốt thép, được cuốn toàn bằng gạch chỉ đỏ. Quá trình thi công liên tục phải bồi đắp lớp vữa dẫn tới phần đầu có khối lượng rất nặng, còn phần thân không được gia cố tương xứng. Những điều này đã khiến mái trần của chùa hình bát giác gãy sụt, kéo theo pho tượng bị nghiêng, đổ sập hoàn toàn.
Tổng thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ đồng - tiền được nhà chùa quyên góp từ các tăng ni, phật tử và các nhà hảo tâm công đức.
Mái tòa Chánh điện không chịu đươc sức nặng của bức tượng trăm tấn đã bung ra, lộ rõ sắt loại nhỏ. Ảnh: Giang Chinh
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình phát hiện công trình không có giấy phép của cơ quan chức năng, không thuê đơn vị tư vấn giám sát. Lực lượng thi công không chuyên nghiệp, được thuê khắp nơi hoặc ngay tại địa bàn. Vào hôm xảy ra sự cố có 10 công nhân làm việc, do hết vật liệu họ nghỉ sớm hơn mọi ngày nên không xảy ra thương vong.
Ngày 13/7, trao đổi với VnExpress, ông Vũ Trung Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa huyện Quỳnh Phụ cho biết, chùa Sóc (tên mới là chùa Sắc Thiên Vương) được xây dựng vào đầu thế kỷ 14. Trải qua hơn 600 năm, quần thể chùa và chùa xuống cấp, chỉ còn lại nền móng cũ và 3 bảo tháp nhỏ, tất cả đều hư hại.
Do chùa Sóc chỉ còn lại phế tích và không phải di tích lịch sử được xếp hạng nên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không quản lý mà giao cho Ban Tôn giáo và Sở Nội vụ theo dõi.
Hiện UBND huyện Quỳnh Phụ đã đình chỉ thi công xây dựng chùa Sắc Thiên Vương, dừng mọi hoạt động tôn giáo, giao công an xã cùng công an huyện bảo vệ hiện trường. "Việc cho xây dựng tiếp hay không phụ thuộc vào các cơ quan có thẩm quyền", ông Tuấn nói.
Giang Chinh
Theo VNE
Tượng Phật "khủng" đổ sập do cốt sắt quá nhỏ! Cơ quan Công an tỉnh Thái Bình đã xác định được nguyên nhân ban đầu của vụ sập tượng Phật tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (hay còn gọi là chùa Sóc, ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là do sử dụng sắt thép cỡ nhỏ... Vụ tượng phật đổ sập do sử dụng sắt thép nhỏ, mái...