Lại đổ xô tìm cổ vật ở vùng biển Bình Châu
Bất chấp lệnh cấm của tỉnh Quảng Ngãi, hàng chục ngư dân lại đổ xô trục vớt cổ vật ở vùng biển Bình Châu – nơi phát hiện nhiều tàu cổ chìm.
Nhiều ngư dân trục vớt cổ vật trái phép ở vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín.
Nhiều ngày qua, khoảng 40 ngư dân đã đưa sáu tàu thuyền đến bơm thổi cát, lặn vớt cổ vật trái phép ở vùng biển thôn Châu Tân (xã Bình Châu) và xã Bình Phú, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Ông Đoàn Sung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đoàn Ánh Dương (đơn vị được phép khảo sát, thăm dò cổ vật ở vùng biển Bình Châu) cho biết, tháng 8 hàng năm khi gió Đông Nam về, thủy triều rút đi kéo lớp cát ra xa phát lộ dấu tích tàu cổ kèm theo mảnh gốm sứ vỡ ở vùng gần bờ. Đây cũng là thời điểm tình trạng trục vớt cổ vật trái phép tái diễn.
Căn cứ một số mảnh vỡ cổ vật còn vương lại trên bãi biển, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi – nhận định, có thể người dân đang tìm kiếm, trục vớt cổ vật có niên đại từ thời Minh, khoảng thế kỷ 14-15.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan chức năng phải bảo vệ, ngăn chặn các hoạt động tìm kiếm, trục vớt trái phép. Theo kế hoạch, đến cuối tháng 8, các chuyên gia, nhà khảo cổ sẽ kết thúc sau ba tháng thăm dò, khảo sát cổ vật ở vùng biển Bình Châu.
Thời gian qua các nhà khoa học khảo sát 10 km2 ở eo biển Vũng Tàu (xã Bình Châu) phát hiện 10 tàu cổ đắm. Trong đó, hai con tàu đã được khai quật, số còn lại có nhiều cổ vật gốm sứ, vật dụng thủy thủ đoàn được xác định với nhiều niên đại khác nhau từ thế kỷ 8 đến 18 nằm gần bờ.
Tỉnh Quảng Ngãi đã mời chuyên gia quốc tế nghiên cứu lập bản đồ, hồ sơ di sản văn hóa biển Bình Châu, đề xuất Bộ Văn hóa thể thao – Du lịch công nhận là quần thể di tích tàu cổ đắm cấp quốc gia; mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch gắn với lặn biển ở những khu vực có tàu cổ đắm.
Video đang HOT
Trí Tín
Theo VNE
Thanh Hóa: Nỗi đau trong gia đình có 3 người mất tích do tàu chìm
7 ngư dân vẫn đang mất tích khi đi câu mực tại vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng.
Đúng Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, hai chiếc tàu của ngư dân Hậu Lộc (Thanh Hóa) bị sóng đánh chìm do lốc xoáy bất ngờ ập đến khi đang trên đường vào nơi trú ẩn.
14 ngư dân trên hai con tàu trôi nổi giữa biển sóng dữ, may mắn chỉ có 7 người thoát chết, 7 người còn lại vẫn đang mất tích. Những người thân ở nhà đang mỏi mắt mong chờ trong tuyệt vọng.
Các đoàn thể và người dân liên tục đến thăm hỏi, động viên gia đình có người thân gặp nạn
Trở lại vùng cửa biển Hưng Lộc (Hậu Lộc) sau 4 ngày hai con tàu gặp nạn, tiếng kêu góc ai oán của người già, trẻ nhỏ văng vẳng giữa xóm chài nghèo Tân Hưng (xã Hưng Lộc). Những người thân giờ chỉ biết khóc trong tuyệt vọng khi từng ngày trôi đi tin tức của người chồng, người cha, người con vẫn bặt vô âm tín.
Chính quyền địa phương cho biết, khoảng ngày 10/7, một đoàn tàu gồm 5 chiếc bắt đầu nhổ neo ra khơi đi câu mực tại vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng. Sang ngày 27/7, do thời tiết ngày càng xấu, cả 5 chiếc tàu liên lạc với nhau để chạy vào huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) trú ẩn.
Nhưng đến đầu giờ chiều 27/7, trong 5 chiếc thì chỉ có 3 chiếc vào bờ an toàn, hai chiếc tàu số hiệu TH 91278-TS và TH 90446-TS đã bất ngờ bị lốc xoáy ập đến nhấn chìm tàu. 14 ngư dân trên hai chiếc tàu trôi dạt trên biển giữa trùng khơi sóng dữ.
Bà Nguyễn Thị Hồng, vợ ông Oanh, mẹ anh Toanh bị bại liệt nhiều ngày nay không nuốt nổi thìa cháo
May mắn, các thuyền bạn đã cứu vớt được 6 ngư dân trên tàu mang số hiệu TH 90446 ( do anh Hoàng Văn Duẩn, trú tại xã Ngư Lộc, Hậu Lộc, làm thuyền trưởng) thoát chết, còn một ngư dân là Hoàng Văn Thuần (SN 1998, trú tại xã Hưng Lộc) mất tích.
Còn 7 ngư dân trên tàu TH 91278, do anh Đặng Văn Toanh (SN 1978, trú tại thôn Tân Hưng, Hưng Lộc, Hậu Lộc) làm thuyền trưởng, chỉ có thuyền viên Nguyễn Văn Tuấn (23 tuổi, trú tại xã Ngư Lộc) sau hơn 20 giờ đồng hồ bám được vào can nhựa, lênh đênh trên biển đã trôi dạt vào bờ huyện đảo Cô Tô và được cứu giúp, hiện sức khỏe đã ổn định.
Trong ngôi nhà mới xây xong chưa kịp khánh thành của thuyền trưởng Đặng Văn Toanh (một trong 7 người mất tích) tại thôn Tân Hưng (xã Hưng Lộc), tiếng khóc của người mẹ già bị bại liệt pha lẫn tiếng gọi bố, gọi ông của 5 đứa trẻ nhỏ khiến cả khu dân cư thắt lòng, thương xót.
Gia đình của những ngư dân ngày hiện rất cần sự chia sẻ bằng vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng
Năm 2002, anh Đặng Văn Toanh kết hôn với chị Nguyên Thị Hân (SN 1979) rồi lần lượt sinh được 5 đứa con gái, đứa lớn tuổi nhất mới 13, đứa nhỏ tuổi nhất mới lên hai. Cuộc sống khó khăn nhưng để thoát cái nghèo, cái khổ, vợ chồng anh đã vay mượn anh em họ hàng, vay lãi ngân hàng mua một chiếc tàu đi đánh bắt hải sản kiếm sống.
Không may mắn, đến năm 2009, chiếc tàu đã bị đánh chìm tại đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), bao tiền của công sức bỗng trắng tay của đôi vợ chồng trẻ. Nhưng không bám lấy biển cũng chẳng biết nghề nào khác, anh Toanh chị Hân lại đánh cược số phận mình, một lần nữa vay mượn tiền của mua tiếp con tàu số hiệu TH 91278-TS (vừa gặp nạn) rồi huy động anh em con cháu đi tàu vừa có thu nhập, vừa giải quyết việc làm.
Chuyến tàu định mệnh ấy đã khiến cả gia đình anh Toanh tan tác, đau thương trong nước mắt khi ngoài anh Toanh còn có bố là Đặng Văn Oanh (SN 1952) và cháu ngoại ông Oanh là Triệu Văn Đức (SN 1998) mất tích cùng 3 ngư dân khác.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau, trong một gia đình có 3 người gặp nạn. Tiếng khóc cứ thét lên rồi nấc nghẹn của người vợ Nguyễn Thị Hân. Ngoài kia, tiếng sóng xé lòng vẫn đang nhấn chìm người thân của họ. 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi học ôm mẹ khóc nức nở, khiến bà con lối xóm đến chia sẻ động viên cũng không khỏi chạnh lòng xót xa.
Bà Nguyễn Thị Hồng (62 tuổi, mẹ anh Toanh, vợ ông Oanh) vốn đã mang trong mình đủ thứ bệnh, đang bị bại liệt, giờ nghe tin chồng, con và đứa cháu ngoại gặp nạn, mất tích nhiều ngày nay không thể gượng dậy nổi.
Bốn ngày trôi qua cũng là thời gian bà không nuốt nổi thìa cháo mà hàng xóm nấu sẵn đưa đến cho bà. Người đàn bà khắc khổ ấy cùng con dâu và 5 đứa cháu nhỏ giờ đây sẽ sống như thế nào khi họ mất mát quá lớn người thân, gánh nặng cơm áo, nợ nần sẽ đè lên vẫn còn đó.
Ông Nguyễn Văn Biển - Chủ tịch UBND xã Hưng Lộc cho biết: Sau hai chiếc tàu bị chìm ngày 27/7 vừa qua, xã Hưng Lộc có 6 người đang mất tích (còn 1 người mất tích tại xã Ngư Lộc), trong đó, gia đình nhà anh Đặng Văn Toanh là đau thương nhất. Ngoài anh Toanh còn có bố là Đặng Văn Oanh, cháu ngoại Triệu Văn Đức.
Gia đình anh Toanh thuộc diện khó khăn, mới đây có vay mượn tiền bạc của anh em, bạn thuyền để xây nhà mới vì nhà cũ dột nát, nhưng vừa xây xong thì gặp nạn. Để giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn, chính quyền xã đang vận động người dân quyên góp, ủng hộ các gia đình bị nạn, thường xuyên thăm hỏi, động viên họ.
"Mỗi con tàu ở đây trị giá từ 1,5 - 2 tỷ đồng, nhưng ít có gia đình nào có đủ tiền sắm, phần đông là vay mượn, vay ngân hàng hoặc nhiều gia đình góp sắm chung" - ông Biển cho biết thêm./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Phát hiện cổ vật nghìn năm khi làm ruộng Trong lúc cuốc đất trồng lúa ở khu vực La Thành thành nhà Hồ, một nông dân Thanh Hóa đào được nhiều bình gốm, bát đĩa được cho là có niên đại từ thế kỷ 10. Ngày 24/6, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ cho biết, một nông dân địa phương bất ngờ phát hiện nhiều hiện vật cổ có...