Lại đến với miền Trung ruột thịt
10 tấn gạo, hàng trăm bộ quần áo và sách vở đã được Công ty CP giới thiệu văn hóa nghệ thuật Đông Đô và các ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn phối hợp cùng Báo An ninh Thủ đô, đưa đến tận tay những gia đình nạn nhân vùng lũ của 2 xã Thượng Hóa, Xuân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).
Chuyển hàng đến tận tay bà con vùng lũ
Thương lắm Quảng Bình
Cơn bão số 10 và số 11 thay nhau tràn qua những vùng quê vốn đã rất đỗi khó khăn này càng khiến cho cuộc sống của người nông dân nơi đây thêm vất vả. Dù bão đi qua đã lâu, nhưng những hậu quả kinh hoàng vẫn hiển hiện. Đó là hình ảnh những vệt ngấn nước in trên tường nhà, những búi rơm rác treo vắt vẻo trên ngọn tre hay đoạn dốc bị băm vằm tan hoang trên con đường liên xã.
Hay tin có đoàn công tác từ thiện của Báo An ninh Thủ đô cùng hai ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn từ Hà Nội vào tặng quà cho đồng bào bị thiên tai lũ lụt, ông Đinh Xuân Thanh – Chủ tịch UBND xã Xuân Hóa đã thông báo những hộ dân bị thiệt hại tập trung tại sân Ủy ban từ sáng sớm: “Những sự giúp đỡ, tấm lòng của các anh, chúng tôi rất trân trọng. Dù ít dù nhiều thì đây cũng là sự sẻ chia giúp chúng tôi vượt qua khó khăn. Thú thật là liên tiếp hai cơn bão vừa rồi, xã cũng đã sức cùng lực kiệt lắm rồi. Thế nên mọi sự giúp đỡ của các anh là rất đáng quý”. Theo ông Thanh thì cả xã Xuân Hóa sau trận bão số 10 có tới 460 ngôi nhà của người dân bị hư hỏng nặng. Các tài sản khác gồm hàng trăm hecta cây nông nghiệp, hoa màu, cây ăn quả bị đổ gãy gần như mất trắng. “Cú đánh” chí tử ấy của thiên nhiên khiến người nông dân chưa kịp hoàn hồn thì họ lại bị “bồi” thêm cú nốc-ao thứ 2 là hoàn lưu cơn bão số 11. Trận lũ quét lần này tràn tới khiến cho hàng chục km đường giao thông, các trạm bơm nước sạch, đê thủy lợi và những ngôi nhà, vườn cây, ao cá còn trụ lại được từ cơn bão số 10 đã phải gục ngã, con số thiệt hại lên tới hàng chục tỷ đồng. Với một xã nghèo như Xuân Hóa thì chỉ nghe tới con số ấy thôi cũng đã đủ xây xẩm mặt mày.
Cũng đau xót như vậy, ông Cao Thanh Biên – Chủ tịch UBND xã Thượng Hóa chỉ ngắn gọn: “Xã tôi bây giờ thống kê chi tiết chắc các anh cũng khó hình dung. Đến cái trụ sở UBND xã là công trình kiên cố nhất nhì trong xã cũng bị tốc hết cả mái vì bão thì đủ hiểu là nhà dân sẽ khốn đốn đến mức nào”. Theo ông Biên thì xã Thượng Hóa với Báo An ninh Thủ đô vốn là chỗ ân tình cũ. Năm 1997 tòa soạn đã lên tận đây tặng 60 triệu đồng để xây dựng một trạm y tế quân dân giúp bà con có nơi khám chữa bệnh. Ông Biên dẫn chúng tôi đến thăm lại công trình năm xưa nói: “Bão lớn quá, làm tốc cả mái nhà của Trạm xá, xã vừa mới lợp lại xong. Đồ đạc, thuốc men ướt hết cả. Nhưng điều đáng lo hơn là cuộc sống người dân hiện rất khó khăn, không biết đến bao giờ chúng tôi mới khắc phục xong hậu quả”.
Video đang HOT
Ca sỹ Anh Thơ, Trọng Tấn cùng đại diện Công ty Đông Đô Show và Thượng tá An Văn Huân – Phó Tổng biên tập Báo ANTĐ trao quà cho bà con vùng lũ ở Quảng Bình
Sẻ chia với những cảnh đời cơ cực
Sau 2 trận bão, anh Cao Tự ở thôn Minh Xuân (xã Xuân Hóa) gần như trắng tay. Gia cảnh có 6 khẩu, một mình anh phải cáng đáng người vợ ốm yếu cùng bố mẹ già và 2 đứa con, cuộc sống thường nhật vốn đã rất đỗi khó khăn. Ấy thế mà ông trời vẫn không thương người nghèo, 2 trận bão lũ đã cuốn đi nốt căn nhà xập xệ – nơi trú mưa nắng của 6 con người. Hôm chúng tôi lên tặng quà, anh Tự lăn ra ốm, bố anh phải lụi cụi chống gậy ra xã nhận quà thay. Ôm mấy bao gạo cùng những tập sách về cho các cháu, ông cụ cứ bần thần mãi: “Nhà tui chừ không biết sống mần răng các chú à. Nhà cửa sập hết, thóc lúa, lợn gà, hoa màu cũng nỏ còn thì nói chi đến quần áo, sách vở cho lũ trẻ đi học”. Với gia đình anh Tự nỗi lo trước mắt bây giờ là cái ăn cái mặc còn quá sức thì nói gì đến việc tạo dựng lại chỗ che mưa che nắng hàng ngày.
Cũng trắng tay như anh Tự là gia cảnh chị Cao Thị Loan ở thôn Quang (xã Thượng Hóa). Nhà chị Loan còn khó khăn hơn ở chỗ tài sản, gia cầm, ruộng vườn bị bão lũ “cướp đi” gần như hết sạch trong khi chị phải nuôi đến 8 miệng ăn.
Hai trận vừa bão vừa lũ liên tục tràn đến với người dân của huyện Minh Hóa vừa qua không khác gì một quả bom ném xuống những túp lều vốn đã liểng xiểng vì đói nghèo. Hỏi bất cứ người dân nào về cuộc sống trước mắt thì thứ đầu tiên mà bà con nghĩ đến là việc lo kiếm hạt gạo để duy trì cuộc sống. Cái ăn, cái mặc ám ảnh từ lâu và những trận thiên tai liên tiếp càng khoét sâu thêm nỗi ám ảnh ấy. Có một điều chúng tôi nhận thấy là hầu hết những căn nhà bị tốc mái, những gia đình bị lũ cuốn mất nhà đều là những hộ nghèo. Ông Cao Xuân Sơn – Chủ tịch Mặt trận xã Thượng Hóa nói một câu nghe đắng lòng: “Chừ tôi chỉ ước, giá dân chúng tôi ai cũng có nhà kiên cố bằng gạch thì sẽ không còn cảnh mất của, sập nhà mỗi khi bão lũ”. Cái ước mơ ấy với người dân vùng lũ mong sẽ thành hiện thực một ngày không xa.
Theo ANTD
Người dân cần hiểu rõ tác hại của ốc bươu vàng
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội (ĐBQH TP Hà Nội) đã nói như vậy với PV phóng viên ANTĐ, xung quanh việc có nhiều người dân hiện nay đang nuôi ốc bươu vàng, để bán cho thương lái nước ngoài và không hề biết hậu quả sẽ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp.
PV- Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua ốc bươu vàng, khiến người dân ồ ạt nuôi loại ốc này để bán, mà không lường trước ảnh hưởng của loại ốc này đến môi sinh và sản xuất nông nghiệp. Bà đánh giá vấn đề này như thế nào?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Để xảy ra tình trạng như vậy là do người nông dân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng không hiểu được hậu quả, cũng như chưa thấy được sự ảnh hưởng sau này đối với sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền của các ban ngành như Hội nông dân, đặc biệt là do công tác quản lý Nhà nước còn chưa kịp thời, chặt chẽ nên đã dẫn tới tình trạng này. Phải tuyên truyền kịp thời cho bà con về tác hại của việc nuôi ốc bươu vàng.
Bà Trần Thị Quốc Khánh, ĐBQH Hà Nội
Việc thương lái nước ngoài thu mua những mặt hàng như ốc bươu vàng đã không còn hiếm thấy. Trước đây, đã có tình trạng thương lái đổ xô đi mua đỉa, lá điều rồi thương lái lại bất ngờ không mua nữa, khiến cho người nông dân sau khi thu mua lại đổ đỉa tràn lan ra ao hồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Theo tôi trách nhiệm trước hết là của ngành nông nghiệp, Hội nông dân, hai ngành này phải gắn kết, phối hợp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nông dân. Tôi cho rằng, vấn đề khuyến nông bảo vệ thực vật là phải tập trung kiểm tra và rà soát để nhắc nhở, xử lý sớm không để tình trạng mất bò mới lo làm chuồng.
Trứng ốc bươu vàng nở nhiều ở đồng ruộng
Bà đánh giá ra sao, khi mà những tình trạng tương tự như vậy vẫn tái diễn và không được các cơ quan nhà nước kịp thời xử lý?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Việc các cơ quan quản lý Nhà nước vào cuộc muộn đã phổ biến, vì khi xảy ra trường hợp này thì không phải lần sau nó lại tái diễn đúng trường hợp như vậy, mà sẽ diễn ra tình trạng khác, như trường hợp thương lái nước ngoài mua đỉa sau lại thôi ngay. Bởi vì thương lái nước ngoài luôn mua những mặt hàng mà chúng ta không thể lường trước được. Việc quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho người dân, để họ tự bảo vệ mình và bảo vệ môi trường sống. Rõ ràng người nông dân chưa được tuyên truyền phổ biến đến nơi đến chốn để nâng cao nhận thức. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền trong nông nghiệp vẫn còn yếu kém.
Muốn xử lý dứt điểm tình trạng này, cần phải có những biện pháp gì, theo bà?
Bà Trần Thị Quốc Khánh: Muốn xử lý dứt điểm những tình trạng này, ngành nông nghiệp cần có phương án để phòng chống các tình trạng tương tự. Từ công tác tuyên truyền, vận động cho người nông dân, đến tuyên truyền từ những chi hội nông dân của thôn, xóm đến xã, để người dân nhận thức về những hậu quả sau này của việc ồ ạt chăn nuôi ốc bươu vàng theo phong trào, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không thấy hậu quả sau này. Ốc bươu vàng sẽ gây tàn phá cây nông nghiệp, ảnh hưởng đến mùa màng, đỉa cũng vậy. Theo tôi, khi thương lái không còn mua đỉa, ốc thì ngành nông nghiệp cần thu gom đỉa, ốc bươu vàng tập trung lại để xử lý, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến việc sản xuất của bà con và môi trường.
Theo ANTD
Hàng trăm người kéo tàu bị nạn vào bờ Lúc 1h sáng 18-11, tại cửa biển Đà Rằng, phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên), tàu cá số hiệu PY 92691TS khi rời cảng cá phường 6 chừng 500m thì bị gãy hộp số, trôi tự do. Trạm Biên phòng Đà Rằng phải huy động 30 chiến sĩ cùng hàng trăm bà con địa phương đến kéo tàu vào bờ. Rất may...