Lại đề xuất thiến hóa học, gắn chip với tội phạm xâm hại tình dục trẻ
“ Tội phạm hiếp dâm trẻ em cần bổ sung thêm hình phạt thiến hóa học, gắn chíp theo dõi, hoặc đeo vòng tay để người dân nhận diện phòng tránh và giám sát”, Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ (Đoàn luật sư TPHCM) đề xuất tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, do Ủy ban Quốc gia về trẻ em tổ chức sáng 6/8.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đầu tiên về công tác bảo vệ trẻ em.
Theo Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, hiện ở Mỹ, Indonesia đã gắn chíp quản lý tội phạm hiếp dâm trẻ em sau khi mãn hạn tù. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu áp dụng một số biện pháp quản lý tội phạm dâm ô trẻ em 24/24h.
Luật sư Ngọc Nữ cho rằng, hiện nay quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em còn bất cập, như việc lấy lời khai của trẻ em tương tự người lớn, trong khi các em nhớ kém, lời khai lần trước khác lần sau. Ngoài ra, khi có tố giác đối tượng xâm hại tình dục trẻ em, việc thu thập chứng cứ thường chậm. Điều này dẫn tới khởi tố vụ án hết sức khó khăn vì thiếu chứng cứ, trễ chứng cứ…
Dẫn chứng trường hợp hai em gái sinh đôi 5 tuổi bị hàng xóm hiếp dâm ở Bình Chánh, TPHCM, bà Lữ cho biết, cơ quan công an mời hai cháu lên lấy lời khai nhiều lần, mỗi lần lấy lời 2 cháu không thể nhớ chính xác, rõ ràng nên lời khai khác nhau. Từ đó, cơ quan công an cho rằng lời khai bị hại bất nhất, nên đưa ra nhận định người bị tố không phạm tội.
Bà Lữ kiến nghị cần có quy trình tố tụng thân thiện. Cụ thể, quy định về số lần và cách thức lấy lời khai bị hại là trẻ em, tránh trường hợp lấy lời khai nhiều lần. Bên cạnh đó, quy định quy trình tố tục cần thuận tiện, nhanh chóng, dễ dàng hơn, đặc biệt công tác giám định để thu thập chứng cứ đối với các tội xâm hại trẻ em. Ngoài ra, phải tăng nặng hình phạt với các tội danh xâm hại tình dục trẻ em.
Theo thống kê của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng công an đã xác minh, điều tra xử lý hình sự 538 vụ và 579 đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những thành quả đạt được trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em thời gian qua, trong đó Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á phê duyệt Công ước của Liên hợp Quốc về quyền trẻ em.
Tuy vậy, theo Thủ tướng, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em còn nhiều vấn đề đặt ra, đặc biệt là nạn bạo hành, xâm hại trẻ em còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, có tới 17 cơ quan được giao chức năng chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, công việc này chưa được quán triệt chặt chẽ, liên tục trong thời gian qua. Một số cơ quan, đặc biệt cấp địa phương, chưa bố trí nhân lực, kinh phí tương xứng để thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quán triệt tinh thần bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn nữa. Đồng thời, công tác phổ biến, thực thi pháp luật tới xử lý các đối tượng xâm hại trẻ em cần hiệu quả hơn, đủ sức răn để để thay đổi nhận thức xã hội. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức, nhận thức của gia đình, nhà trường về giáo dục kỹ năng phòng ngừa cho trẻ em. “Việc này được xem là tế nhị nhưng cũng cần giáo dục, định hướng để các em biết và phòng tránh,” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng giao Bộ GT&ĐT phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu để có chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em phù hợp cho từng lứa tuổi, giới tính.
Theo giới chuyên môn, thiến hóa học là biện pháp tiêm (hoặc uống) hormone kháng hormone sinh dục nam testosterone, khiến nồng độ testosteron trong cơ thể giảm xuống mức thấp. Từ đó làm giảm tới mức thấp nhất nhu cầu ham muốn về tình dục, thậm chí cả suy nghĩ về tình dục cũng biến mất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng hình phạt này dành cho tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, như một số bang của Mỹ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Ba Lan, Indonesia, Hàn Quốc…
LÊ HỮU VIỆT
Theo TPO
Bắt kẻ chủ mưu 23 vụ lừa bán bạc giả tại các tiệm vàng
Chỉ với thủ đoạn tráng tĩnh điện một lớp bạc bên ngoài dây chuyền với 70% kẽm, Đỗ Xuân Luận, quê tỉnh Nam Định, đã đi bán cho 23 cửa hàng vàng bạc trên 9 huyện tại tỉnh Nghệ An mà không bị phát hiện.
Liên tiếp bị lừa mua bạc giả
Ngày 30/7, Trung tá Nguyễn Đức Thịnh, Phó Trưởng Công an huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An xác nhận, đơn vị đang tạm giữ 3 đối tượng gồm Đỗ Xuân Luận (SN 1990), quê xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; Nguyễn Đình Đức (SN 1999) và Nguyễn Thái Hòa (SN 2000), cùng trú xã Yên Sơn, huyện Đô Lương để điều tra làm rõ hành vi sản xuất, lừa bán bạc giả tại các tiệm vàng bạc.
Theo hồ sơ, Công an huyện Đô Lương nhận được trình báo của chị Nguyễn Thị Hà, trú khối 4, thị trấn Đô Lương về việc, ngày 19/7, có 2 thanh niên lạ mặt đến cửa hàng của chị bán 5 dây chuyền bạc với số tiền gần 8 triệu đồng. Sau khi kiểm tra, chị mới biết đó là bạc giả. Ngày 22/7, Công an huyện Đô Lương tiếp tục nhận được đơn trình báo của anh Nguyễn Quốc Dũng, trú khối 9, thị trấn Đô Lương về việc bị 2 thanh niên lừa bán dây chuyền bạc giả với thủ đoạn như trên.
Xác định sự việc nghiêm trọng, lãnh đạo Công an huyện Đô Lương đã báo cáo cho Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An và xác lập chuyên án để điều tra. Bằng các biện pháp nghiệm vụ, Công an huyện Đô Lương xác định 2 đối tượng trên là một nhóm và chúng đã thực hiện nhiều vụ ở nhiều địa bàn khác nhau.
Trích xuất camera an ninh từ cửa tiệm vàng, Công an huyện Đô Lương lập tức xác minh được danh tính 2 đối tượng trên là Nguyễn Đình Đức (SN 1999) và Nguyễn Thái Hòa (SN 2000), cùng trú xã Yên Sơn, huyện Đô Lương. Sau khi củng cố chứng cứ, 2 đối tượng đã được triệu tập lên trụ sở để làm việc. Biết không thể thoát tội, Đức và Hòa đã khai nhận hành vi bán bạc giả để kiếm lời.
"Nguyễn Đình Đức và Nguyễn Thái Hòa khai không biết nguồn gốc của số bạc này ở đâu. Được 1 nam thanh niên nhờ bán và hứa sẽ chia đôi lợi nhuận, do đang thiếu tiền nên 2 đối tượng này đã đồng ý. Các đối tượng đã thực hiện trót lọt một số vụ trên địa bàn huyện Đô Lương, thấy "ngon ăn" nên đang định mở rộng sang các huyện lân cận thì bị bắt", Trung tá Nguyễn Đức Thịnh cho biết. Liên quan đến vụ án, ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Công an xã Yên Sơn cho biết thêm: "Nguyễn Đình Đức và Nguyễn Thái Hòa chưa có tiền án tiền sự. Đức đang làm thuê một cửa hàng điện, còn Hòa vừa tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, 2 đối tượng khá nổi tiếng là ăn chơi, phá phách, lười lao động".
Phát hiện có kẻ đứng sau chỉ đạo, các điều tra viên tiếp tục điều tra và xác định đó là Đỗ Xuân Luận. Tuy nhiên đối tượng có hành tung bí ẩn nên khó theo dõi. Đặc biệt, sau khi 2 đối tượng trên bị triệu tập thì Luận cũng "biến mất"...
Tóm gọn kẻ chủ mưu trong đám cưới
Sau khi xác minh, ban chuyên án phát hiện vào thời gian này Đỗ Xuân Luận đang về quê nhà tại xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định để dự đám cưới. Nhận định rằng Luận chưa biết hành vi phạm pháp của mình đã bị lộ nên ban chuyên án lập tức cử một tổ công tác ra tận Nam Định, nhờ sự giúp đỡ của công an địa phương lên kế hoạch bắt gọn đối tượng.
"Yêu cầu đặt ra với ban chuyên án là phải bí mật bởi đám cưới là nơi đông người, lại toàn người nhà của đối tượng, nếu công khai có thể dẫn đến sự cố không hay. Ngoài ra, yếu tố bất ngờ cũng phải đặt lên hàng đầu, nếu đối tượng phát hiện ra có thể bỏ trốn bởi thông thạo địa hình, lúc này việc truy đuổi sẽ vô cùng khó khăn", Trung tá Thịnh cho biết.
Sau khi tính toán các phương án, tổ công tác quyết định nhờ Công an xã Yên Thắng mời đối tượng Đỗ Xuân Luận lên trụ sở. Tại đây, các trinh sát sẽ bao vây, khống chế rồi tiến hành bắt giữ. Đúng như kế hoạch, khi thấy công an xã mời lên thì Luận chỉ nghĩ bị triệu tập để hỏi về việc rời xa địa phương lâu ngày chứ không hề biết rằng mình đã "rơi vào lưới". Sau khi thông báo với người thân, Luận đến trụ sở UBND xã Yên Thắng và lập tức bị các trinh sát Công an huyện Đô Lương ập đến bắt giữ trong sự ngỡ ngàng.
Theo lời khai của các đối tượng, từ đầu tháng 6/2018, Đỗ Xuân Luận đã mua nhiều dây kim loại bạc kém chất lượng của 1 người không rõ lai lịch thông qua mạng xã hội. Sau đó, Luận làm giả bạc theo tỉ lệ 3 phần bạc trộn 7 phần kẽm. Để đánh lừa người mua, Luận tráng tĩnh điện một lớp bạc bên ngoài dây chuyền, sau đó bắt xe vào tận Nghệ An để lừa bán. Mục đích của Luận là nếu bị phát hiện có thể dễ dàng bỏ trốn về quê.
Do không thông thạo địa hình, Luận nhờ Đức và Hòa tiêu thụ số bạc giả trên tại địa bàn huyện Đô Lương. Không chỉ vậy, các đối tượng này còn bán bạc giả tại các tiệm vàng thuộc huyện Đô Lương, Tân Kỳ, thị xã Thái Hòa, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Nam Đàn, Yên Thành, Diễn Châu.
Từ lời khai của đối tượng, ban chuyên án đã tiến hành khám xét nhà riêng của Luận tại Nam Định. Tại đây, cơ quan công an thu giữ 23 dây chuyền kim loại bạc giả, 1 máy hơi, 1 thùng dung môi tĩnh điện, các vật dụng khác dùng để đúc dây chuyền bạc.
Đây là thủ đoạn mới của bọn tội phạm, nhìn qua mắt thường rất khó phân biệt giả, thật. Thậm chí, nhiều tiệm vàng có kinh nghiệm cũng bị các đối tượng "qua mặt". Trung bình, 1 sợi dây các đối tượng kiếm lời từ 800.000 đồng - 1.200.000 đồng. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, nhóm trên đã gây ra 23 vụ lừa đảo bằng hình thức mua, bán bạc giả trên địa bàn 9 huyện nói trên.
Anh Ngọc
Theo doisongphapluat
Điều tra 3 vụ đất đai có dấu hiệu tội phạm ở Đà Nẵng Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng vừa có báo cáo công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm của thành phố. Đà Nẵng điều tra 3 vụ đất đai có dấu hiệu tội phạm. Trong ảnh: Nhà không phép tại khu vực dự án ga đường sắt bị cưỡng chế Theo Ban nội chính Thành ủy Đà...