Lại chuyện sống chung với nhà chồng: Vợ trẻ bị chồng tát “cháy mặt” khi muốn đề nghị ông bà góp tiền sinh hoạt
Cảm thấy hai vợ chồng trẻ không đủ sức gánh vác chi tiêu trong nhà, Mai muốn đề nghị bố mẹ chồng góp phần nào tiền sinh hoạt. Ai ngờ vì chuyện này mà cô đã nhận một cái tát cháy mặt từ chồng.
Nhà chồng Mai có hai anh em trai. Anh chồng Mai đã lấy vợ và chuyển ra ở riêng từ khá lâu. Vì vậy mà như một lẽ đương nhiên, vợ chồng cô sau khi cưới thì sống chung để tiện chăm sóc ông bà. Làm dâu đã khổ, sống chung với bố mẹ chồng còn khó khăn hơn gấp bội nhưng cũng chẳng còn cách nào thoái thác nên Mai đành chấp nhận.
Ngay hôm đầu tiên về làm dâu nhà ông bà, trong bữa ăn đầu tiên, mẹ chồng Mai đã tuyên bố rằng từ bây giờ mọi việc chợ búa, bếp núc sẽ do cô đảm nhận. Đó là chuyện phận dâu con như cô phải đảm nhận nên cô cũng chẳng có ý kiến gì dù hàng ngày vẫn phải đi làm bình thường. Hôm nào cô cũng dậy sớm đi chợ, đồ tươi thức ngọt chuẩn bị sẵn sàng, buổi trưa hai vợ chồng cô không về thì ông bà tự nấu ăn, buổi chiều thì cô là người lo liệu.
Bố mẹ chồng Mai là viên chức về hưu nên cũng có lương và đồng ra đồng vào. Cô chưa từng quan tâm xem lương ông bà bao nhiêu nhưng chuyện từ ngày làm dâu, mẹ chồng không đưa một đồng tiền đi chợ nào khiến cô không khỏi thắc mắc. Không chỉ có thế, đến bữa ăn là bà lại kể chuyện dâu nhà này mua hết thứ này thứ kia cho mẹ chồng, dâu nhà kia sắm sanh nhà cửa…
Trong bữa ăn đầu tiên, mẹ chồng Mai đã tuyên bố rằng từ bây giờ mọi việc chợ búa, bếp núc sẽ do cô đảm nhận. (Ảnh minh họa)
Chuyện đi chợ mua gì nấu gì là điều khiến Mai phải đau đầu. Nhà có 4 người lớn nhưng mỗi người một vẻ, mẹ chồng lại thường xuyên muốn thay đổi món ăn nên hôm nào có món giống đã ăn vài hôm trước là cả nhà chống đũa nhìn. Mà ai đi chợ chẳng hiểu thời buổi này, mua được đồ ăn tươi, ngon, rẻ đâu phải chuyện dễ dàng gì.
Đã thế, cứ đến cuối tuần, mẹ Hùng lại gọi vợ chồng con trai cả và các cháu về ăn uống. Người đi chợ nấu cơm là Mai, người dọn dẹp cũng là Mai. Chị dâu mượn cớ con nhỏ nên chẳng làm gì, chỉ ngồi trông con đến bữa là ăn cơm.
Không riêng tiền đi chợ, vợ chồng Mai cũng là người chi trả mọi loại tiền sinh hoạt khác trong nhà, từ tiền điện, tiền nước đến cả tiền rác. Những ngày hè, ông bà ở nhà lại có cháu sang chơi, điều hòa lẫn ti vi mở cả ngày, quạt làm việc hết công suất. Mỗi tháng nhìn hóa đơn tiền điện mà cô chỉ biết thở dài ngao ngán.
Video đang HOT
Lương của Hùng cũng gần hai chục triệu còn Mai thì khoảng 7 – 8 triệu. Hàng tháng anh đưa cho cô 10 triệu còn lại thì anh giữ. Tính ra mỗi tháng cô cũng có khoảng 17, 18 triệu trong tay để tiêu mà chẳng dư được đồng nào. Nói thì nghe nhiều nhưng với mức sống ở thành phố và sự đòi hỏi không có điểm dừng như mẹ chồng Mai thì ai trong hoàn cảnh này cũng sẽ hiểu mà thôi.
Mai là gái tỉnh lẻ nên tính vốn tiết kiệm. Tháng nào cũng hết sạch tiền lại chẳng dành dụm được đồng nào để còn tính chuyện sinh đẻ con cái nên cô vô cùng nóng ruột. Lâu lâu mẹ chồng lại rủ đi siêu thị thì cô chỉ còn nước khóc ròng. Bởi không đi thì không được mà đi thì không biết bao nhiêu tiền cho đủ.
Thời gian đầu, Mai không dám có ý kiến gì về chuyện này vì cứ nghĩ rằng rồi ít lâu nữa bố mẹ chồng cũng nói chuyện này. Thế nhưng đã gần 1 năm kể từ khi lấy Hùng, mẹ chồng cô vẫn chẳng đả động gì mà dồn hết mọi chi tiêu lên cô.
Tháng trước Hùng về nhà bảo Mai đưa anh 30 triệu thêm vào hùn vốn làm ăn với bạn. Nghe vợ nói không có mà anh không tin. Anh còn bảo mỗi tháng anh đưa 10 triệu, thêm tiền lương của cô mà cả năm trời chẳng nhẽ không dành dụm được 30 triệu.
Mai chưa dứt lời thì Hùng đã dang tay tát cô một cái cháy mặt. (Ảnh minh họa)
Sau khi liệt kê ra hàng loạt thứ phải lo phải chi cho chồng nghe thì Mai cũng đề cập luôn chuyện muốn đề nghị ông bà góp thêm tiền sinh hoạt với hai vợ chồng. Tưởng chồng sẽ hiểu và chia sẻ với mình ai ngờ anh lập tức làm ầm lên, anh mắng cô nhỏ mọn, chi li, tính toán đến cả bữa ăn hàng ngày với bố mẹ. Anh còn cho rằng bố mẹ có công nuôi lớn thì bây giờ con cái nuôi bố mẹ là chuyện đương nhiên và cấm tôi nói đề cập đến chuyện này với ông bà.
Sẵn nỗi bực dọc cả năm nay, cô liền bảo: “Bố mẹ anh nuôi anh chứ có nuôi tôi đâu mà sao tôi lại phải hầu hạ, chăm sóc họ như một đứa ở thế này?” Mai chưa dứt lời thì Hùng đã dang tay tát cô một cái cháy mặt. Rồi anh mặc kệ cô nằm khóc mà bỏ đi suốt đêm hôm đó.
Ngày chưa lấy Hùng, Mai đã từng cảm thấy may mắn khi không phải lo lắng chuyện nhà cửa, ông bà cũng có lương nên đỡ mệt mỏi phần nào. Nhưng “trong chăn mới biết chăn có rận”, cô đã quá chán nản với cảnh tiền có đồng nào bay đi đồng nấy mà chẳng dành dụm được gì. Bây giờ chưa có con thì không sao, sau này con cái rồi thì cô không biết lấy gì để lo cho nó đây.
Theo Afamily
Chỉ vì câu hỏi của chồng trước khi về thăm mẹ đẻ mà vợ đã quyết định ly hôn không do dự
3 năm chung sống, cô không hay về ngoại dù khoảng cách chẳng xa xôi gì, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cô bước chân ra khỏi nhà là Tùng lại hỏi cô một câu quen thuộc...
Ba năm nay, Hoài chưa một lần biết đến đồng tiền của chồng. Tùng - chồng cô tuyên bố, lương của cô cứ chi tiêu đi, lương của anh ta để dành tiết kiệm. Quả nhiên là để dành tiết kiệm, anh ta chưa bao giờ bỏ ra một đồng lo cho gia đình, từ chi tiêu sinh hoạt hàng ngày tới mua sắm vật dụng trong nhà.
Chưa nói, tiền Hoài làm ra vẫn chẳng được tiêu theo ý mình. Cô mua cho mình cái váy cũng phải qua Tùng đồng ý, nếu cô tự ý mang về anh ta sẽ cằn nhằn cả mấy ngày không dứt. Trong khi bản thân anh ta sắm sửa thì cô đâu can thiệp được, bởi anh ta giải thích: "Đàn ông cần giao du, quan hệ xã hội nhiều, đàn bà mặc đẹp chỉ có đi ngoại tình!". Ăn gì, mặc gì cho gia đình hay cho con cũng phải qua Tùng duyệt thì Hoài mới được mua.
Chuyện Tùng mua quà tặng vợ hay dẫn vợ con đi ăn bằng tiền của anh ta lại càng không bao giờ có. Hỏi Hoài có chán nản không, câu trả lời là cô thực sự đã quá mệt mỏi. Nhưng mỗi lần đề cập tới tiền bạc thì Tùng lại nói cô chi li, tính toán. Anh ta tiết kiệm tiền cũng là lo cho tương lai con cái sau này, chứ có mất đi đâu đâu mà thiệt. Hoài lại thôi. Nếu chẳng có chuyện gì xảy ra thì có lẽ thật như Tùng nói, song đời ai nói trước được điều gì, khi đó cô biết kêu ai?
Nhưng trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Cô đã từng làm căng, mà đâu vẫn vào đấy. Nếu cô còn muốn giữ gia đình này, thì cô buộc phải là người nhượng bộ. Hễ nói đến ly hôn, ai cũng bảo cô nông nổi, có chuyện như thế cũng đòi bỏ nhau, tưởng cặp bồ hay vũ phu đánh vợ nọ kia chứ. Hoài cười buồn, chuyện tuy không to tát, nhưng nó diễn ra hàng ngày hàng giờ, và nó sẽ dần mài mòn hết tình cảm cũng như sự kiên nhẫn trong cô.
Ảnh minh họa
Cuối tuần, cô và con xếp đồ về nhà bà ngoại cách đó hơn 20 cây số. Bà bị ốm mấy hôm nay, nhưng cô bận việc quá không xin nghỉ nổi, giờ mới về thăm bà được. Cô đã nói với chồng mẹ mình ốm, nhưng Tùng ừ hữ chẳng thể hiện gì. Hoài chán, biết anh ta không muốn đi cùng mình, nên chả buồn mở miệng.
Hai mẹ con chuẩn bị ra khỏi nhà thì Tùng đột ngột hỏi vợ: "Có định cho bà ngoại tiền không đấy? Bà ốm nhẹ thì chả cần làm quá lên đâu. Tháng này nhiều thứ cần chi tiêu, liệu mà tính toán, không đủ đừng kêu ca đấy. Lúc ấy chả lẽ lại chạy về vay bà ngoại?".
Hoài khựng người lại, im lặng một lát, song không trả lời chồng, mà một tay bế con một tay xách hành lí, bước nhanh ra khỏi nhà. 3 năm chung sống, cô không hay về ngoại, nhất là từ khi có con. Khoảng cách đâu xa, mà vài tháng có khi cô mới về được 1 lần, nhưng lần nào cũng như lần nào, hễ cô bước chân ra khỏi nhà là Tùng chưa bao giờ quên hỏi cô một câu quen thuộc: "Có định cho bà ngoại tiền không đấy?".
Ban đầu cô còn giận, còn khó chịu. Vài lần, cô chai lì, không thèm trả lời cũng không bức xúc gì hết. Nhưng lần này, không hiểu sao nước mắt cô lại chẳng tự chủ được mà rơi lã chã. Mẹ cô đang ốm đấy, vất vả nuôi con bao năm chưa được báo đáp gì... Con gái nhỏ chưa biết gì, còn "ê xì" mẹ khóc nhè, cô cố gắng gạt nước mắt, mỉm cười với con.
Ơ hay, tiền cô làm ra, cô cho mẹ cô thì sao nhỉ, cô có xin của anh ta đâu? Mà anh ta lúc nào cũng sợ cô mang tiền về nhà đẻ mất. Trong khi anh ta cho ai, mua cái gì, cô nào có hay. Ơ hay, mẹ cô ốm, cô biếu bà vài đồng là chuyện quá bình thường. Anh ta chặn trước rào sau chuyện tháng này chi tiêu tốn kém làm gì? Ơ hay, kể cả cô hết tiền thì trong nhà không phải lù lù còn anh ta đó sao? Anh ta cũng đi làm, còn chẳng cần chi tiêu cho gia đình, thừa sức có tiền, vậy sao cô lại phải chạy về vay bà ngoại?
Ảnh minh họa
Trước đây, cô cứ tặc lưỡi nghĩ, thôi thì coi như để con có bố, để gia đình được toàn vẹn, để mẹ mình đỡ suy nghĩ. Cùng lắm thì cô vất vả hơn người ta mà thôi. Nhưng lúc này cô thật sự thấy ghê sợ, khinh bỉ người đàn ông mình gọi là chồng ấy. Keo kiệt, ích kỉ, tính toán và bần tiện tới mức không còn gì để nói. Chả hiểu trước nay cô cố gắng sống với con người ấy để làm gì? Giúp người ngoài còn được câu cảm ơn. Đằng này cô nuôi báo cô anh ta mấy năm trời, còn nhận về sự coi thường, hoạnh họe.
Nghĩ đến cảnh tiếp tục chung sống với Tùng, Hoài bỗng thấy cạn kiệt chẳng còn chút sức lực nào. Sau 2 ngày cuối tuần ở nhà mẹ đẻ về, trong hành lí của Hoài đã có thêm một lá đơn ly hôn.
Theo Afamily
Tôi mua sắm lãng phí để trêu ngươi chồng chi li, cuối cùng thì... Không chạy về với mẹ nữa, tôi khóc với chính mình. "Sao mãi mà vẫn chưa trưởng thành hả con?". Bây giờ tôi mới hiểu câu nói của mẹ. Xấu chàng hổ thiếp ích gì cho gia đình tôi? Lần thứ ba tôi bế con về, mẹ tôi lắc đầu: "Mãi mà vẫn chưa trưởng thành được hả con?". Tôi quay trở lại...