Lại cháy di tích, đừng mãi thờ ơ
Cuối năm 2013, những người yêu di sản rất đau xót khi chứng kiến ngôi đền thờ Trung túc vương Lê Lai bị lửa thiêu rụi sau vài tiếng đồng hồ. Khi đó, đã có nhiều kế hoạch phòng cháy và chữa cháy được đưa ra, họp hành, “báo động”, song đáng buồn là “không hiểu sao” phòng cũng không được mà cứu thì toàn lúc đã thiệt hại khôn lường.
Cháy đền thờ Trung túc vương Lê Lai ở Thanh Hóa năm 2013
Sáng 7-7, “Bà Hỏa” lại hỏi thăm đền Nhạn Tháp tại xã Hồng Long, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ngôi đền từng được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc Quốc gia năm 1993 đã phải nhận những tổn thất nặng nề khi toàn bộ phần hậu cung bị lửa thiêu rụi, mái ngói đổ sập, đồ thờ tự cháy sém và ám khói đen. Ngôi đền này được khởi dựng từ thời Lý, thờ Lý Nhật Quang và Tam tòa Thánh mẫu.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên, một di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia cháy và gây những tổn thất không thể đo đếm được cho ngành bảo tồn di sản. Thế nhưng, xem ra cách người ta phản ứng và rút kinh nghiệm từ chuyện tổn thất này cũng chỉ như đối với tai nạn hy hữu. Nói gì đến việc đi tìm căn cốt, nguyên nhân rồi đề ra những giải pháp xử lý triệt để thì hình như vẫn đang… bàn.
Điểm lại những đám cháy chấn động. Rạng sáng 1-12-2013, ngôi đền thờ Trung túc vương Lê Lai thuộc Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa bốc cháy dữ dội. Khi cứu hỏa và các lực lượng PCCC đến thì cũng là lúc đám cháy đã tàn. Cột kèo cháy đen, tượng thờ đổ nát. Cuối năm 2011, cháy chùa Tảo Sách, Tây Hồ. Ngược dòng thời gian, năm 2007, chùa Dơi nổi tiếng ở Sóc Trăng cũng phát hỏa. Năm 2012, cháy ngôi chùa cổ 700 năm tuổi Tràsathkong (thường gọi là chùa Tắc-Gồng) tại ấp Tắc-Gồng, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Đến tháng 7-2013, hỏa hoạn tại chùa Hội Sơn – một ngôi chùa cổ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ở TP.HCM. Chính điện, hậu cung, các tượng cổ bằng gỗ quý và cả bức hoành phi với dòng đại tự “Vạn đức hồng danh” do vua Khải Định ban tặng cũng hóa tro tàn.
Trên đây mới chỉ là con số thống kê sơ sài nhưng đã đủ giật mình và hoài nghi về công tác PCCC bấy lâu nay đối với di tích. “Nước xa không cứu được lửa gần” khi xảy cháy đền thờ Trung túc vương Lê Lai, phải hơn nửa giờ đồng hồ sau, các lực lượng PCCC từ thành phố Thanh Hóa mới có mặt, vì quãng đường cách nhau cả mấy chục cây số. Trong khi tại đền thờ ngoài các bình bọt ra thì không còn gì khác. Có nhà quản lý đã đặt câu hỏi, tại sao trong lúc thiết kế tu bổ, không cho tiến hành xây dựng các trụ cứu hỏa. Với các đình chùa, đền, miếu có diện tích lớn và xa trung tâm, khi cần thì có thể sử dụng tại chỗ? Khó nữa là, các thiết bị PCCC dù được đầu tư, nhưng nếu không được bảo trì bảo quản thường xuyên cũng có ngày hoen gỉ, hỏng, lúc cần nhất lại không thể sử dụng.
Lại thêm một lỗ hổng không thể chấp nhận được nữa là đường dây điện được ròng vào một số di tích rất tùy tiện, trong khi nhang khói nghi ngút suốt ngày. Có ý kiến cho rằng nên chạy ngầm các đường điện, vừa đảm bảo mỹ quan, vừa an toàn trong quá trình sử dụng, tuy nhiên, việc này cũng cần có sự quan tâm điều chỉnh của cơ quan quản lý nhà nước, chứ cũng không thể để người trông coi di tích tự túc làm. Phần vì theo chuẩn tu bổ, phần nữa phải tuân theo những quy định chặt chẽ an toàn và đương nhiên, yếu tố quan trọng không kém là kinh phí.
Ai cũng biết, phòng cháy hơn chữa cháy. Muốn có kỹ năng PCCC thì đều phải có hướng dẫn, học hỏi và đương nhiên công tác tập huấn PCCC cho người trông coi di tích là hết sức quan trọng. Thế nhưng, xưa nay cái sự chủ quan vẫn lơ lửng trên đầu. Có cơ sở di tích khi đề nghị tập huấn PCCC thì… kiêng, đang hẳn hoi lại nói chuyện xui xẻo. Có nơi vào đề nghị tập huấn cho sư trụ trì, gặp được sư trụ trì xong thì bỏ ý định tập huấn vì vị sư đã già yếu. Nguy cơ cháy nổ trong di tích, đặc biệt là kiến trúc gỗ là điều ai cũng nhìn thấy, ví dụ đau xót cũng đã rành rành. Có lẽ đã đến lúc, ngành văn hóa cần phải có một cuộc rà soát tổng thể về PCCC trong di tích. Của mình mình phải giữ, phải xót, chứ đừng nghĩ phân cấp rồi thì địa phương lo. Bởi đối với các di tích văn hóa, nếu có thiệt hại thì không thể đo đếm bằng tiền. Chẳng có tiền nào mua nổi giá trị lịch sử.
Theo ANTD
Yêu cầu xóa bỏ điểm đổi tiền lẻ ở di tích
Chiều qua, 20-2, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái đã chủ trì cuộc họp sơ kết công tác quản lý lễ hội năm 2014.
Thi nhau xoa tiền vào tượng để lấy lộc
Theo đánh giá của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái, bên cạnh những thành công trong việc tổ chức, mùa lễ hội năm nay xuất hiện nhiều biến tướng, cả trong nghi lễ lẫn thực hành lễ hội. Tình trạng rải tiền, áp tiền lẻ lên tượng, đốt đồ mã... vẫn tràn lan. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phối hợp giữa các ngành cùng với địa phương chưa rõ ràng, chưa phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị trong các lễ hội lớn. Vì đã giao phân cấp quản lý nên vai trò của ngành văn hóa trong lễ hội khá mờ nhạt.
Tiến sĩ Lương Hồng Quang, Viện phó Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam, đơn vị chủ trì đề án đổi mới phát ấn đền Trần- Nam Định cũng thẳng thắn thừa nhận không thể lường trước hành vi của người đi lễ lại có nhiều biến tướng đến như thế. Từ thực tế ở đền Trần, rất cần nghiên cứu và tìm giải pháp với các lễ hội "nở"- tức là các lễ hội trước đây vốn là của một làng, một địa phương, nay trở thành lễ hội có quy mô toàn quốc để từ đó có có mô hình hay giải pháp nào ứng xử cho phù hợp với loại hình này...
Trong thời gian tới, Bộ VHTT&DL sẽ có các biện pháp siết chặt, hạn chế tiến tới xóa bỏ các điểm đổi tiền lẻ; hoàn thiện quy hoạch lễ hội; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các biến tướng.
Theo ANTD
Hàng loạt hành động ngược đời của sư thầy ném tượng cổ xuống sông Tự ý ném tượng cổ xuống sông, đem tượng mới về thờ cúng tại chùa, cùng hàng loạt những việc làm trái quy định về tôn giáo của sư thầy Thích Minh Phượng (trụ trì chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã gây nên sự phẫn nộ của người dân. tượng mới đã "được" hạ xuống nhưng tung...