Lai Châu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở
Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016 – 2020″, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở tỉnh Lai Châu có chuyển biến tích cực.
Từ nguồn vốn ưu đãi, đồng bào dân tộc Khmer xã Thuận Hòa ( huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả, chuyển sang trồng rau màu, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: TRẦN VIỆT (TTXVN)
Ngay sau khi Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy được ban hành, các huyện ủy, thành ủy, các cấp, các ngành đã nghiêm túc, kịp thời quán triệt triển khai; thành lập ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa Nghị quyết gắn với lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Các đảng ủy cấp xã đã kiện toàn cấp ủy và duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt đảng định kỳ; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đến cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã và cấp ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ, từ đó từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Hoạt động của HĐND ở cơ sở, chất lượng các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, giám sát luôn được nâng cao. UBND cấp cơ sở đã nhạy bén hơn trong việc ban hành kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cơ sở cơ bản duy trì tốt chế độ sinh hoạt, dần khắc phục tình trạng hình thức, hành chính hóa trong hoạt động. Ngoài ra, các huyện ủy, thành ủy chỉ đạo rà soát, sắp xếp cán bộ, công chức xã gắn thực hiện tinh giản biên chế và điều động, luân chuyển cán bộ. Đến nay, tỉnh đã tinh giản đối với 67 cán bộ, công chức cấp xã, điều động 119 công chức từ xã này sang xã khác, bố trí phù hợp vị trí việc làm.
Tỉnh ủy Lai Châu cũng quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt cán bộ, công chức giai đoạn 2016-2020 (trong đó có cán bộ, công chức xã). Nhờ đó, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên cả về học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị. Hiện nay, đội ngũ cán bộ cơ sở có 85,1% đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 81,05% có trình độ lý luận chính trị trung cấp… Tính đến đầu năm 2019, Lai Châu có 108 đảng bộ xã, phường, thị trấn với 17.852 đảng viên, 1.716 chi bộ trực thuộc, 1.421 cấp ủy viên, 2.193 cán bộ, công chức. Tỉnh có 24,07% đảng bộ xã đạt trong sạch, vững mạnh, 44,09% chi bộ trực thuộc đảng ủy đạt trong sạch, vững mạnh; hơn 91% số đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, hơn 67% số chính quyền cơ sở đạt khá và tốt, hơn 86% số cán bộ, công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên… Việc thực hiện Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy Lai Châu đã góp phần xây dựng đảng bộ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội cơ sở trong sạch, vững mạnh; từ đó, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Lai Châu đề ra.
Trà Vinh hỗ trợ đồng bào dân tộc Khmer nâng cao đời sống
Video đang HOT
* Trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có gần 328 nghìn người dân tộc Khmer, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ đồng bào Khmer nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; hạ tầng vùng đồng bào Khmer ngày càng được hoàn thiện.
Năm 2018, từ nguồn vốn được Trung ương phân bổ gần 52 tỷ đồng, tỉnh Trà Vinh đã đầu tư xây dựng 76 công trình hạ tầng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135; hỗ trợ gần 800 hộ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Tỉnh cũng đang giải ngân nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Ai-len (9 tỷ đồng) xây dựng 10 công trình hạ tầng, dự kiến năm 2019 sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng. Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ, phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội các địa phương trong tỉnh đã giải ngân tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng, hỗ trợ gần 800 hộ vay vốn phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh còn được thụ hưởng các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương, đơn vị thực hiện việc cấp phát báo, tạp chí ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020; có chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm tổ chức. Dự án xây dựng nhà hỏa táng tiếp tục được thực hiện, góp phần bảo tồn phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Khmer… Ngoài ra, Trà Vinh còn tranh thủ các nguồn lực từ những dự án triển khai trên trên địa bàn để hỗ trợ đồng bào Khmer cải thiện kinh tế gia đình. Nhờ vậy, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh Trà Vinh còn hơn 16 nghìn hộ nghèo, giảm 2,46% so với cuối năm 2017; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer giảm 4,4%/năm, vượt 1,4% so với chỉ tiêu đề ra.
PV và TTXVN
Theo NDĐT
Lai Châu nâng cao hiệu quả hệ thống chính trị cơ sở
Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về "Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2016 - 2020", chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên.
Đặc biệt, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức có chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Tính đến đầu năm 2019 Lai Châu có 108 đảng bộ xã, phường, thị trấn với 17.852 đảng viên, 1.716 chi bộ trực thuộc, 1.421 cấp ủy viên, 2.193 cán bộ, công chức. Tỉnh có 24,07% đảng bộ xã đạt trong sạch vững mạnh, 44,09% chi bộ trực thuộc đảng ủy đạt trong sạch vững mạnh; trên 91% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, hơn 67% chính quyền cơ sở đạt khá và tốt, trên 86% cán bộ, công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy có hiệu lực, các huyện ủy, thành ủy, các cấp, các ngành đã nghiêm túc, kịp thời quán triệt triển khai; thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai đồng bộ nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa Nghị quyết gắn với lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Bên cạnh việc các cấp ủy, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, nhân dân thì các đảng ủy cấp xã đã kiện toàn cấp ủy và duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt Đảng định kỳ; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ đến cấp ủy viên, ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp xã và cấp ủy viên, bí thư, phó bí thư chi bộ, từ đó từng bước nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ.
Bên cạnh đó, hoạt động của HĐND ở cơ sở, chất lượng các kỳ họp, tiếp xúc cử tri, giám sát luôn được nâng cao. UBND cấp cơ sở đã nhạy bén hơn trong việc ban hành kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở cơ bản duy trì tốt chế độ sinh hoạt, dần khắc phục tình trạng hình thức, hành chính trong hoạt động. Ngoài ra, các huyện ủy, thành ủy đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp cán bộ, công chức xã gắn thực hiện tinh giản biên chế và điều động, luân chuyển cán bộ. Đến nay, tỉnh đã tinh giản đối với 67 cán bộ, công chức cấp xã, điều động 119 công chức từ xã này sang xã khác bố trí phù hợp vị trí việc làm.
Tỉnh ủy Lai Châu quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho hàng nghìn lượt cán bộ công chức giai đoạn 2016-2020 (trong đó có cán bộ, công chức xã). Nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên cả về học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị. Hiện nay, về đội ngũ cán bộ cơ sở có 85,1% có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, 81,05% có trình độ lý luận chính trị trung cấp...
Tại xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), vận dụng Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy Lai Châu, xã đã giải thể Chi bộ Văn phòng Đảng ủy xã Trung Chải, phân công cán bộ chủ chốt xuống các chi bộ bản tham gia sinh hoạt. Từ 30 đảng viên với 6 chi bộ đầu năm 2017, đến nay Đảng bộ xã Trung Chải đã có 73 đảng viên, 10 chi bộ.
Đánh giá mô hình đưa cán bộ đảng viên về sinh hoạt tại chi bộ, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) Trần Văn Nam khẳng định: Việc đưa cán bộ đảng viên xuống sinh hoạt ở chi bộ nhằm gắn trách nhiệm tham mưu với việc giúp đỡ tổ chức bộ máy chính quyền ở các bản hoạt động hiệu quả. Cán bộ, đảng viên thuận tiện, có trách nhiệm hơn trong việc trực tiếp giúp đồng bào phát triển kinh tế. Trước đây ba bản là Nậm Sảo 1, Nậm Nó 1, Nậm Nó 2 chỉ có một chi bộ sinh hoạt ghép trong đó cán bộ biên phòng, giáo viên, công chức xã cùng sinh hoạt Đảng. Hiện nay Đảng bộ xã có 3/3 chi bộ độc lập, chất lượng đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả, nhiều đảng viên đã học hết lớp 12, học sơ cấp lý luận chính trị. Các đảng viên trong chi bộ thường xuyên tuyên truyền đến người dân về chủ trương định canh định cư, thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Ông Phạm Văn Huỳnh, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lai Châu, cho biết: Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cả hệ thống thống trị, nhất là vai trò chủ thể của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở. Tỉnh quan tâm thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Đặc biệt, Lai Châu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đủ năng lực, từ đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh, toàn diện.
Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn, để chất lượng đảng viên được tốt, đảm bảo chất lượng và có nguồn lực cán bộ người dân tộc địa phương kế cận, Tỉnh ủy Lai Châu chủ trương phải tiếp tục phát triển giáo dục. Tỉnh Lai Châu triển khai Đề án phát triển giáo dục vùng đặc biệt khó khăn (62 xã khó khăn) nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, huy động học sinh, duy trì tỷ lệ chuyên cần các cấp học; nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tại các xã vùng khó khăn thì phải huy động hệ thống chính trị cùng nhà trường vào cuộc vận động duy trì con em đến trường, thực hiện tốt chính sách cho giáo dục vùng khó khăn.
Việc thực hiện Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy Lai Châu đã góp phần xây dựng đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở trong sạch, vững mạnh; từ đó thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh Lai Châu, xây dựng Lai Châu trở thành tỉnh trung bình ở khu vực miền núi phía Bắc./.
Theo Việt Hoàng/TTXVN
Người đàn ông 53 tuổi chết trong tư thế hai tay bị trói Tại bãi bồi của kênh nội đồng ở xã Hiệp Hoà (huyện Cầu Ngang, Trà Vinh), thi thể người đàn ông 53 tuổi được phát hiện chết trong tư thế 2 tay bị trói. Khoảng 6h sáng 4/2 (30 Tết), người dân ấp Hòa Lạc (xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) tá hỏa phát hiện một tử thi nam giới nằm...