Lai Châu: Đất của tỉnh giao cho công ty trồng rừng bị đem bán
Gần 20ha đất để trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu bị một số cá nhân tự cho là đất nông nghiệp thu gom được từ người dân rồi đem bán, thu lợi hàng tỷ đồng.
Mua phải đất rừng sản xuất…
Mới đây anh Nguyễn Thanh Tùng (trú tại bản Xéo Sin Chải, xã San Thàng, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu) có đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng tố cáo nhóm 4 người thường trú ở huyện Tam Đường và TP Lai Châu có hành vi lừa đảo trong việc bán đất trồng rừng tại huyện Tân Uyên.
Anh Tùng trình bày, do có nhu cầu mua đất để trồng chè nên tháng 3/2018 anh đã làm hợp đồng mua 17ha đất có giá 1,7 tỷ đồng tại bản Hô Bon, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu với ông Nguyễn Văn Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hạnh, ông Phong Anh Quân và bà Nguyễn Thị Hương.
Đất trồng rừng tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên do UBND tỉnh Lai Châu giao cho Công ty Minh Sơn.
Sau khi làm hợp đồng anh Tùng đã chuyển số tiền hơn 1,5 tỷ đồng vào tài khoản của ông Phong Anh Quân để mua đất, còn lại sẽ trả khi hoàn tất các thủ tục mua bán. Trước đó anh Tùng đã đặt cọc 70 triệu đồng với ông Nghĩa, bà Hạnh và bà Hương, có ký xác nhận các bên.
Quá trình làm hợp đồng những người trên đều khẳng định rằng diện tích đất 17ha này là đất nông nghiệp và đất trồng cây lâu năm thu gom lại từ người dân, muốn bán lại. Để tạo niềm tin, anh Tùng còn được cung cấp một bản Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đứng tên ông Nghĩa được chuyển nhượng từ hộ ông Sùng A Phủ. Bản hợp đồng này còn ghi đất tự khai hoang và được chứng thực bởi UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên.
Mặc dù hợp đồng mua bán đất cho anh Tùng chỉ có ông Nghĩa và bà Hạnh đứng tên, nhưng trong quá trình từ khi tìm hiểu để mua đất cho đến khi ký kết hợp đồng đều có sự chứng kiến của các bên. Các giao dịch mua bán anh Tùng đều thỏa thuận với ông Quân, bà Hương cùng ông Nghĩa, bà Hạnh. Trong đó, ông Quân đã nhiều lần dẫn anh Tùng đi xem đất.
Video đang HOT
Điều đáng nói khi làm hợp đồng mua đất, ông Quân luôn khẳng định sẽ làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Tùng. Thế nhưng, sau một thời gian dài chờ đợi không nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lại phát hiện diện tích đất mua đang có tranh chấp, không đủ như trong hợp đồng, anh Tùng đã lên UBND huyện Tân Uyên hỏi và được biết, toàn bộ diện tích đất anh mua đều là đất rừng sản xuất…
Dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Sau khi tiếp nhận đơn thư, phóng viên đã về địa phương để tìm hiểu, về nguồn gốc đất, chúng tôi đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lai Châu và UBND huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Tại đây chúng tôi được cung cấp bản đồ đất rừng kèm theo Quyết định số 238/QĐ-UBND, ngày 6/3/2009 của UBND tỉnh Lai Châu về việc cho phép Công ty Cổ phần Minh Sơn (Công ty Minh Sơn) thuê đất thực hiện dự án: Đầu tư trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất tại địa bàn các xã Phúc Khoa, Mường Khoa, huyện Tân Uyên…Tổng diện tích là 5.140,2ha; thời hạn cho thuê 50 năm.
Ông Đỗ Đình Định, Phó trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tân Uyên cho biết: Vừa qua chúng tôi đã kết hợp cùng một số đơn vị xuống kiểm tra thực địa, qua đo đạc ban đầu bằng thiết bị GPS cầm tay cho thấy, toàn bộ số đất anh Nguyễn Thanh Tùng mua đều là đất của UBND tỉnh Lai Châu giao cho Công ty Minh Sơn trồng rừng sản xuất.
Trong buổi làm việc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu, ông Vũ Minh Thức, Trưởng phòng Quản lý đất đai Đo đạc bản đồ, cho biết: Đất là do UBND tỉnh giao cho Công Minh Sơn tại Quyết định số 238, thời hạn là 50 năm. Hiện UBND tỉnh và các sở, ngành đang điều chỉnh dự án, do vậy đất vẫn của Công ty Minh Sơn.
Khi được hỏi về việc vì sao UBND xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên chứng thực cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Nguyễn Văn Nghĩa với hộ ông Sùng A Phủ ở vị trí đất trồng rừng, ông Thức cho biết, UBND xã Phúc Khoa đã làm sai nguyên tắc, bởi khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 66, Nghị định 84 năm 2007, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận mới được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Trước đó, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tân Uyên từng nhận được hồ sơ đề nghị đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Sùng A Phủ với diện tích 17ha, tại vị trí đất anh Tùng đã mua. Ngày 7/3/2018, Phòng Tài nguyên & Môi trường trả lời, sau khi thẩm định hồ sơ, vi trí đất trên đã được UBND tỉnh Lai Châu cho Công ty Minh Sơn thuê đất tại Quyết định số 238/QĐ-UBND; UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Minh Sơn. Do đó hồ sơ đề nghị đăng kí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Phủ không đủ điều kiện.
Một số cá nhân tự cho rằng đất rừng là đất nông nghiệp rồi đem bán.
Trao đổi với chúng tôi anh Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Những người bán đất cho tôi đều là cán bộ y tế, vì tin tưởng lại cần đất để sản xuất nên tôi đã không ngần ngại bỏ số tiền gần 2 tỷ để mua đất. Sau khi phát hiện mua phải đất rừng tôi đã đòi lại số tiền trên nhưng không được. Mọi giao dịch mua đất tôi đều thực hiện với vợ chồng ông Nguyễn Văn Nghĩa, bà Nguyễn Thị Hạnh đang công tác tại Trung tâm Y tế huyện Tam Đường; bà Nguyễn Thị Hương là Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tam Đường; ông Phong Anh Quân, công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu”.
Báo Công lý sẽ tiếp tục thông tin.Văn Hoàng
Theo congly.vn
Tận diệt chim rừng: "Thiên la, địa võng" súng cồn trên đỉnh Pu Ta Leng
Tận cùng góc ngách của cánh rừng già trên đỉnh Pu Ta Leng, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã dần vắng bóng chân thú. Động vật ở nơi này đã bị tàn sát không thương tiếc. Loài dưới đất đã hết, loài chim trên trời cũng dần không còn.
Đường lên đỉnh Pu Ta Leng vẫn còn bạt ngàn rừng nguyên sinh. Những thân cây cổ thụ to bằng người ôm nối nhau dài tít tắp. Có một điều lạ là trên đường đi, chúng tôi bắt gặp nhất nhiều chàng trai Mông mang súng tự chế. Họ bảo đó là súng cồn bắn bằng đạn bi.
Con trai người Mông khi vào rừng thường mang theo súng cồn để săn bắt.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, súng cồn do những người "thợ săn" ở đây tự chế có một ống nén khí, mỗi lần bắn lượng khí bị nén sẽ đẩy viên bi bay xa. Sau khi chính quyền đã vận động thu hết súng kíp trong bản, nay nhiều người lại tự chế ra chiếc súng cồn này. Súng ngọn nhẹ, dễ sử dụng nên động vật trong rừng Pu Ta Leng cũng biến mất nhanh hơn.
Một chú chim bị bắn hạ.
Đã đi rừng là các chàng trai nơi đây thường mang theo súng. Họ bắn bất cứ con vật gì gặp trên đường đi. Trong chuyến leo núi Pu Ta Leng, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến họ tận diệt chim rừng một cách không thương tiếc. Những chú chim ngày ngày cất lên tiếng hót tự do đã bị tàn sát trong giây lát.
Chú chim này chỉ bé bằng ngón tay cũng bị hạ bởi súng cồn.
Những con chim bé bằng ngón tay cũng bị tàn sát tại rừng.
Những năm trước đây, rừng già Pu Ta Leng còn vô số các loài chim to, chím quý, nhưng nay chỉ còn những loại chim bé như ngón tay. Vậy mà mạng sống của chúng đang bị đe dọa từng ngày. Với đà tận diệt của súng cồn này, chẳng mấy chốc rừng già cũng không còn tiếng chim hót.
Ở thời điểm hiện tại, theo quan sát của phóng viên DANVIET.VN, rừng Pu Ta Leng đã dần vắng bóng chim hót.
Theo Danviet
Một lãnh đạo có tới 4, 5 bằng: Sao phải nhiều bằng đến thế? Từ vụ nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk sử dụng bằng cấp 3 của chị gái đến 1 trưởng phòng cảnh sát ở Lai Châu dùng bằng giả cho thấy mặt tiêu cực trong đời sống xã hội quá "sính" bằng cấp. PGS-TS Lê Đức Quý "Theo tôi, đây là một vấn đề trong công tác tổ chức của ta. Tại...