Lai Châu ban bố công điện khẩn vì dịch tả lợn Châu Phi
Hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra tại 48 xã, 8/8 huyện, thành phố và địa phương đã tiêu hủy trên 7.400 con lợn.
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi tái phát tại 5 xã và lây lan sang địa phương thứ 8 là huyện Than Uyên, ngày 18/7, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã ký công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp không chế bệnh dịch.
Dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra tại 48 xã, 8/8 huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu.
Công điện nêu rõ, ngày 14/7 dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra tại 48 xã, ở 8/8 huyện, thành phố và địa phương đã tiêu hủy trên 7.400 con lợn. Thời gian gần đây, dịch diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh tái phát rất cao. Để hạn chế nguy cơ trên và giảm thiểu thiệt hại do bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan, chủ tịch UBND các huyện và thành phố quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng là chính, cơ sở và người dân là chính”; đồng thời chỉ đạo chính quyền cơ sở phát hiện xử lý tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng.
Chính quyền địa phương các cấp và lực lượng chức năng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nguyên tắc “5 không”, kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nuôi nhốt đàn lợn và thực hiện các biện pháp vệ sinh lợn khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, để giảm áp lực về số lượng lợn phải tiêu hủy. Kiểm tra việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các điểm mua bán, giết mổ lợn trên địa bàn và hỗ trợ đảm bảo đầy đủ, kịp thời đến chủ hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy theo chính sách quy định.
Công điện nhấn mạnh, chính quyền cơ sở phải tăng cường phân công kiểm tra công tác phòng chống dịch tại cơ sở, đặc biệt là công tác thống kê, kiểm đếm số lượng, trọng lượng từng loại lợn phải tiêu hủy. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh. Rà soát lại việc bố trí các chốt trên địa bàn, đảm bảo các chốt thực sự hiệu quả, tránh lãng phí. Đội công tác liên ngành, các đơn vị chuyên môn tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển động vật và các sản phẩm của động vật không rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật…
Video đang HOT
Như vậy, dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ cuối tháng 3/2019, tại xã Thèn Sin, huyện Tam Đường và sau đó lây lan ra đàn lợn tại các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè, Tân Uyên và thành phố Lai Châu. Cuối tháng 6 vừa qua, Than Uyên là huyện cuối cùng của tỉnh Lai Châu cũng xuất hiện bệnh dịch. Nhờ chính quyền quyết liệt chỉ đạo công tác phòng chống, dập dịch nên đến thời điểm này đã có gần 30 xã công bố hết dịch và chỉ có 5 xã tái phát lại./.
Theo Khắc Kiên/VOV-Tây Bắc
Ninh Bình: Từ tỷ phú giàu nhất huyện thành con nợ vì dịch tả lợn
Sau nhiều năm liên tục đối mặt với khó khăn, "khủng hoảng giá", đến khi "bão" dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ập đến, nhiều nông dân nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lâm cảnh hoàn toàn trắng tay. Nhờ chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú, tỷ phú, nhưng cũng vì con lợn mà nay có người thành "con nợ" phải bỏ nhà đi làm ăn xa, hoặc trốn nợ...
Từ hai bàn tay trắng làm nên một... khối nợ
Sau hơn 1 tháng mất đàn lợn 300 con vì nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi, đến nay vợ chồng ông Nguyễn Phúc Thương (xã Khánh Công, huyện Yên Khánh) vẫn chưa thể gượng dậy làm được việc gì. Hàng ngày bà Phượng (vợ ông Thương) cứ ngồi ở góc nhà, thỉnh thoảng lại kêu khóc thảm thiết, có lúc lại cười nói một mình.
Người dân Ninh Bình đau xót nhìn các "đầu cơ nghiệp" của mình lần lượt ra đi vì dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: T.Q
Hôm đầu tháng 6/2019 vừa qua, khi đến thăm gia đình ông Thương, chứng kiến cảnh này mà chúng tôi cũng rơi nước mắt.
"Trước khi tiêu hủy lợn, gia đình ông Thương nợ nhiều lắm. Lứa lợn vừa rồi gia đình ông nuôi mong để trả được bớt nợ, nhưng cuối cùng cũng mất hết nên họ sốc quá thành ra như vậy" - bà Hiền, hàng xóm với gia đình ông Thương nói.
Bà Hiền cho biết thêm, không chỉ hộ nhà ông Thương trắng tay mà ở xã Khánh Công còn rất nhiều hộ bị thiệt hại nặng hơn, có hộ mất lợn, nợ nần nhiều quá phải bỏ lên thành phố để trốn nợ. "Trước làng này đông vui lắm, khách ra vào mua lợn tấp nập nhưng giờ vắng lặng, ai cũng buồn đau như nhà có tang vậy" - bà Hiền chia sẻ.
Từng là người giàu nhất, nhì ở huyện Gia Viễn nhờ nghề nuôi lợn giống, lợn thịt, nhưng đến giờ ông Phạm Tiến Ngọc cũng lâm vào cảnh "nợ chất cao như núi". Trước đây gia đình ông Ngọc chỉ nuôi lợn ít, nhỏ lẻ, nhưng 4 năm trở lại đây, vợ chồng ông đã đầu tư chuồng trại rất hiện đại với số vốn lên đến nhiều tỷ đồng.
Tưởng rằng làm lớn, chăn nuôi an toàn sinh học khép kín sẽ tránh được dịch bệnh, nào ngờ "án tử" vẫn đến với đàn lợn của ông. "Chúng tôi thực sự nản và mất niềm tin vào chăn nuôi lợn rồi" - ông Ngọc ngậm ngùi nói.
Dịch vẫn diễn biến phức tạp
Nói về diễn biến DTLCP ở địa phương mình, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, tính đến ngày 8/7/2019, DTLCP đã xuất hiện tại 9.576 hộ; 950 thôn; 139 xã phường, thị trấn của 8/8 huyện, thành phố. Toàn tỉnh đã tiêu hủy gần 79.000 con (chiếm 21% tổng đàn), trọng lượng lợn tiêu hủy trên 4.500 tấn. Đến thời điểm này, tỉnh Ninh Bình đã cấp gần 92 tỷ đồng phục vụ công tác phòng chống bệnh DTLCP.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, giai đoạn cao điểm DTLCP hoành hành ở Ninh Bình, mỗi ngày các địa phương trong tỉnh tiêu hủy khoảng 1.000 con lợn với trọng lượng từ 60 - 100 tấn. Thời điểm hiện tại, số lượng lợn bị tiêu hủy có xu hướng giảm, còn 300 con/ngày với trọng lượng 20 - 30 tấn/ngày.
Ông Thạch cho biết thêm, thời gian đầu, do dịch bệnh bùng phát ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên hầu hết lợn bị dịch bệnh đều buộc phải tiêu hủy hết. Vì thế, số lượng lợn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn rất ít, nhiều nơi cơ bản không còn. Hiện nay, các trang trại chăn nuôi tập trung lớn vẫn kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Cũng theo ông Thạch, lũy kế số hố chôn lợn mắc DTLCP trên địa bàn tỉnh đến nay là trên 3.700 hố, trong đó có 9 hố chôn có hiện tượng bốc mùi sụt lún gây ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Người dân đã có ý kiến, phản ánh về vấn đề này và đã được chính quyền địa phương xử lý kịp thời.
"Dự báo dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, số lượng lợn bị tiêu hủy sẽ còn tăng, việc tái đàn phát triển chăn nuôi lợn rất khó khăn, do vậy dịp Tết Nguyên đán 2020 có thể thiếu hụt thịt lợn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân" - ông Nguyễn Ngọc Thạch cho hay.
Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình cũng thông tin thêm, trước tình trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn DTLCP đang lan ra nhiều nơi khác trên địa bàn nhằm giảm thiệt hại tới mức thấp nhất có thể.
"Theo đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng chống, khống chế nhanh bệnh dịch để ổn định sản xuất, ổn định đời sống nhân dân. Thực hiện các giải pháp tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng đa dạng hóa đối tượng vật nuôi. Đồng thời, tiếp tục công tác thông tin tuyên truyền về dịch bệnh để người dân cùng chung tay với chính quyền phòng chống, dập dịch bệnh; nhất là hiểu rõ được chủ trương của nhà nước về hỗ trợ chính sách cho các đối tượng chăn nuôi bị thiệt hại..." - ông Nguyễn Thạch khẳng định.
Theo Danviet
Mất hàng thập kỷ Trung Quốc mới phục hồi từ dịch tả lợn châu Phi Nhận định trên được đưa ra bởi Cargill, một trong những nhà kinh doanh nông sản lớn nhất thế giới. Virus dịch tả lợn châu Phi có thể giết chết phần lớn các con lợn bệnh trong vòng chỉ 10 ngày, virus này đã lan sang phần lớn các tỉnh thành của Trung Quốc. Virus dịch tả lợn có thể giết chết phần...