Lại cấm vì… không quản được
Không thiếu lý do chính đáng để “bắt lỗi” đối với vi phạm của ô tô khách. Vậy mà, mới đây người tham gia giao thông rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy xuất hiện nhan nhản biển “cấm chạy chậm” trên một số tuyến đường Hà Nội.
Xe khách phớt lờ biển báo tốc độ để bắt khách trên đường vành đai 3
Biển cấm chỉ để cho có
Thời gian gần đây, người tham gia giao thông trên tuyến Phạm Hùng và đường Giải Phóng bất ngờ phát hiện hàng loạt biển báo quy định tốc độ tối thiểu. Đó là những tấm biển cấm ô tô khách (từ 16 ghế ngồi trở lên) chạy dưới tốc độ 20km/h. Còn trên đường Phạm Hùng thì tất cả các loại phương tiện đều phải lưu thông với vận tốc tối thiểu 30km/h. Biển “cấm chạy chậm” được đặt tại các nút giao ở cả 2 chiều đường, quanh khu vực bến xe phía Nam và bến xe Mỹ Đình.
Mặc dù biển quy định tốc độ tối thiểu đã được ngành giao thông lắp đặt, song người và phương tiện lưu thông trên 2 tuyến đường này vẫn không hề quan tâm đến sự hiện diện của nó. Có mặt tại khu vực bến xe Mỹ Đình sáng 30-10, chúng tôi nhận thấy có đến 99% xe khách vẫn diễn “kịch bản” chạy chậm như thường lệ. Ra khỏi bến, các xe này đều “bò” trên đường, một số xe còn vô tư mở cửa để “bắt khách” ngay chân tấm biển cấm dừng đỗ và “cấm chạy chậm”. Hiện tượng này diễn ra đến trước cổng làng Đình Thôn. Đối với xe đi các tỉnh phía Bắc thì còn dềnh dang đến tận cầu vượt Mai Dịch. Các lỗi vi phạm trên xảy ra ở hầu hết các phương tiện chạy tuyến Mỹ Đình (Hà Nội) đi các tỉnh: Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Tương tự, chiều 29-10, có mặt trên đường Giải Phóng, chúng tôi cũng nhận thấy hầu hết xe ô tô khách đi các tỉnh phía Nam cũng đều chạy với tốc độ từ 5 – 10km/h và hễ không có bóng dáng CSGT là lập tức “nhấc” khách lên xe, bất chấp các loại biển cấm sừng sững trước mặt.
Là lái xe chuyên nghiệp, ông Trịnh Đặng Dũng (trú ở xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, mới đây ông lái ô tô đến trước cửa nhà hàng Xứ Lạng, đường Phạm Hùng bất ngờ “đọc” thấy biển “cấm đi chậm”. Ông Dũng vội đạp ga cho xe vọt lên vận tốc trên 30km/h, nhưng không tài nào đi nổi vì mật độ phương tiện giao thông quá đông. “Trước cửa bến xe, người và phương tiện nườm nượp, lẽ ra cần phải đi chậm để bảo đảm an toàn thì lại buộc phải đi nhanh. Thật chẳng hiểu ra sao nữa. Rất may là tôi đã không bị xử phạt” – ông Dũng tỏ ra ngạc nhiên. Trao đổi với PV ANTĐ, ông Hoàng Văn Mạnh – Phó Chánh thanh tra (Sở GTVT Hà Nội) khẳng định, mục đích duy nhất của lệnh cấm này là nhằm triệt tiêu tình trạng ô tô chạy tốc độ “rùa bò” để đón trả khách, gây cản trở giao thông. Vị thanh tra giao thông nhìn nhận, dù chưa áp dụng xử phạt, song biển quy định tốc độ tối thiểu đã phần nào phát huy tác dụng, khiến lái xe khách đỡ vi phạm vì thế giao thông đã thông thoáng hơn trước. Song ông Mạnh nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải thu hút được khách vào bến mới xóa bỏ được tình trạng đón trả khách tùy tiện.
Video đang HOT
“Phớt lờ” biển cấm, chiếc xe này vẫn chạy “rùa bò” và mở cửa để sẵn sàng vợt khách
Đầy rẫy bất hợp lý
Lý giải vì sao lực lượng CSGT chưa thể xử phạt đối với những trường hợp vi phạm tốc độ tối thiểu trên đường Giải Phóng, Trung tá Nguyễn Hồng Thái – Đội trưởng Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT đường bộ – đường sắt) cho biết, để những trường hợp vi phạm phải “tâm phục, khẩu phục”, lực lượng chức năng buộc phải “bắn tốc độ”. Thế nhưng để kiểm tra được tốc độ đối với xe khách trong điều kiện giao thông tại khu vực “cấm chạy chậm” hiện nay là vô cùng khó khăn.
Theo Trung tá Thái, giao thông trên đường Giải Phóng vẫn là giao thông hỗn hợp. Mặc dù đã phân làn ô tô, xe máy và xe thô sơ riêng rẽ, song ô tô khách và các loại xe ô tô khác vẫn đi chung một làn đường với mật độ san sát nhau. Trong khi đó, yêu cầu khi kiểm tra tốc độ là phải thông thoáng, xe bị kiểm tra phải được loại trừ không có phương tiện “án ngữ” hoặc chướng ngại vật phía trước. Nói cách khác là xe khách phải có đường riêng. Thời điểm này, nếu cứ “đè” ra để xử lý sẽ khó tránh khỏi những thắc mắc, khiếu nại của người vi phạm. Chính vì bất cập đó mà trong gần 2.900 trường hợp xe khách vi phạm trật tự ATGT từ đầu năm đến nay được Đội CSGT số 4 xử lý không hề có bất kỳ trường hợp nào vi phạm tốc độ tối thiểu. Cùng chung quan điểm, một cán bộ Đội CSGT số 6 đặt câu hỏi, từ bến xe Mỹ Đình tới trước cổng làng Đình Thôn (khu vực “cấm chạy chậm” – pv) chỉ cách nhau vài trăm mét nên việc triển khai “bắn tốc độ” sẽ như thế nào đây. Và về nguyên tắc theo “biển cấm” thì phải xử lý tất cả phương tiện vi phạm chứ không riêng gì xe khách.
Ở góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Văn Hà (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận, biển báo giao thông là quy định cụ thể, chi tiết của Luật Giao thông đường bộ. Vì thế nó đòi hỏi phải có sự công bằng giữa tất cả các đối tượng tham gia giao thông, nhất là trong trường hợp quy định về tốc độ. Luật sư cho rằng việc “cấm chạy chậm” đối với một loại phương tiện nào đó trong “mớ” giao thông hỗn hợp rất khác với quy định cấm giờ. “Thật bất hợp lý nếu cứ bắt ô tô khách phải chạy nhanh, trong khi một chiếc xe buýt hoặc một đoàn ô tô con, xe máy “bịt đầu” – luật sư Hà nói. Về góc độ xử lý, luật sư Hà chia sẻ sẽ không thể xử phạt cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nếu Nhà nước không bảo đảm được các điều kiện để những đối tượng bị điều chỉnh chấp hành,
Theo ANTD
Ô tô và xe đầu kéo đâm nhau, 2 người chết
Vào khoảng 6 giờ sáng nay 25.10, trên đường Nguyễn Hoàng (TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 2 người chết tại chỗ, ít nhất 6 người bị thương.
Theo đó, vào thời điểm trên, chiếc ô tô khách mang BKS 47B-002.81, do Huỳnh Văn Đức (37 tuổi, trú tại Tân An, H.Sông Hinh, Phú Yên) điều khiển, chạy tuyến cố định Buôn Ma Thuột - Đà Nẵng đang lưu thông theo hướng bắc - nam đã mất lái, băng qua dải phân cách.
Trước khi va chạm vào xe đầu kéo mang BKS 43H-6578, do Nguyễn Đức Hùng (40 tuổi, trú tại Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) điều khiển đang lưu thông theo chiều ngược lại, ô tô khách đã đâm gãy một trụ điện chiếu sáng.
Tại hiện trường, chiếc ô tô khách nằm chắn ngang trên dải phân cách, phần đầu và đuôi xe biến dạng hoàn toàn. Chiếc đầu kéo nổ bánh trước bên trái, phần đầu xe bị biến dạng và phần thùng container bị móp méo.
Hai người chết được xác định là bà Võ Thị Hồng (43 tuổi, trú tại Bình An, H.Thăng Bình, Quảng Nam) và Hoàng Ngọc Anh Tuấn (40 tuổi, trú tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).
Sáu người bị thương nặng đã được cấp cứu tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Theo nhân chứng Nguyễn Văn Tuyên (trú tại Tam Ngọc, H.Núi Thành, Quảng Nam), thời điểm xảy ra vụ tai nạn, trời mưa rất lớn. Chiếc ô tô khách chạy trên đường với vận tốc khá cao.
Vụ tai nạn đã làm tắc đường cục bộ trong khoảng 30 phút. Lực lượng CSGT Quảng Nam đã đến hiện trường điều tiết, phân làn, trật tự giao thông mới được vãn hồi.
Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, UBND TP.Tam Kỳ đã hỗ trợ cho gia đình mỗi người chết 2 triệu đồng để mai táng, hỗ trợ 1,5 triệu đồng cho mỗi người bị thương.
Lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra vụ tai nạn, xác định danh tính những người bị thương.
Sau cú va chạm, chiếc ô tô khách chắn ngang dải phân cách
Phần đuôi xe khách bị biến dạng nặng nề
Phần đầu chiếc đầu kéo cũng bị móp méo
Ô tô khách cày nát dải phân cách một đoạn gần 1 mét
Nhiều nhân chứng còn bàng hoàng trước vụ tai nạn
Theo Vietbao
Cắm biển báo, ngăn xe khách cố tình "rùa bò" trong nội đô Nhằm dẹp bỏ tình trạng xe khách cố tình chạy theo kiểu "rùa bò" để bắt khách, Sở GTVT Hà Nội đã tiến hành cắm biển giới hạn tốc độ tối thiểu trên trục đường Giải Phóng, Phạm Hùng. Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Mạnh - Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội - cho biết, sau 2 tuần...