Lại bắt lô hàng hiệu nghi nhập lậu
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện lô mang nhãn hiệu Gucci, YvL, MCQ… có tổng giá trị lên đến 4 tỷ đồng và nghi vấn đây là hàng nhập lậu.
Chiều 14/12 thông tin từ Cục Hải quan TP.HCM cho biết, đã hoàn tất hồ sơ có liên quan đến nghi vấn nhập lậu hàng hiệu của Công ty TNHH TMDV Tạ Giang Linh (trụ sở ở số 4/2 đường Bàu Bàng, phường 12, quận Tân Bình, TP.HCM) cho Viện KSND và cơ quan CSĐT công an TP.HCM xử lý theo thẩm quyền.
Theo điều tra từ Cục Hải quan TP.HCM, ngày 4/9, Công ty Tạ Giang Linh có lập tờ khai với Chi cục Hải quan cửa khẩu Sài Gòn khu vực I về việc nhập lô hàng có tổng giá trị 2.500 USD và chịu mức thuế 13,6 triệu đồng. Theo khai báo của công ty này thì hàng hiệu gồm nhiều chủng loại như: túi xách, ví bằng vải, màng nhựa PE, thắt lưng, vòng đá… được nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam theo đường tàu biển.
Tuy nhiên, đến ngày 12 và 13/9, đội Kiểm soát Hải quan và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I làm thủ tục kiểm tra lô hàng này thì phát hiện đại diện Công ty Tạ Giang Linh khai gian, không đúng sự thật.
Lô hàng hiệu Gucci, D&G nổi tiếng của Ý bị công an bắt quả tang vào ngày 27/11
Video đang HOT
Cụ thể, qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện 1 số hàng hiệu gồm: Thắt lưng, giày nam, giày nữ, áo, túi xách, khăn choàng, nhẫn, nơ… Tất cả đều thuộc thương hiệu nổi tiếng của Gucci, YvL, MCQ… có nguồn gốc từ các nước Ý, Brazil, Pháp.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, qua kiểm định thì lô hàng này có tổng giá trị lên đến 4 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc công ty này phải đóng thuế 1,6 tỷ đồng. Sau khi bị tình nghi vì có hành vi buôn lậu hàng hiệu, lách thuế với số tiền lớn, đại diện Công ty Tạ Giang Linh mới giải trình rằng, phía đối tác chuyển nhầm hàng hóa và xin Cục Hải quan TP.HCM cho làm thủ tục để chuyển lại cho đối tác nhưng không được chấp nhận.
Sau khi có kết luận điều tra, đến tháng 11/2012 vừa qua, Cục Hải quan TP.HCM đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Tạ Giang Linh về hành vi: “Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng trị giá, mã số hàng hóa, thuế xuất hàng hóa nhập khẩu mà cơ quan Hải quan phát hiện trong quá trình thông quan”.
Trong một diễn biến khác, ngày 27/11 qua theo dõi, tổ trinh sát của phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP.HCM phát hiện, thu giữ và lập biên bản quả tang đối với số lượng lớn hàng hiệu với tổng giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng trên 4 chiếc xe tải. Lô hàng này mang nhãn hiệu Gucci, D&G nổi tiếng của Ý, nhưng lại được nhập về Việt Nam từ Trung Quốc, do Công ty Nam Đế đứng tên.
Những đôi giày nhập về nước được khai báo với giả rẻ nhưng bán ra với giả đắt đỏ
Người có liên quan đến lô hàng là ông Lê Hồng Đức (SN 1978, ngụ quận 1, TP.HCM) đã đến trình diện và làm việc với cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Bình, người đại diện cho công ty TNHH TM&DV Nam Đế (trụ sở đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3, TP.HCM) là đơn vị đứng tên nhập lô hàng trên vẫn đang lánh mặt, chưa đến trụ sở công trình diện để làm rõ vụ việc.
Trong tờ khai của Công ty Nam Đế, các mặt hàng gồm: Áo sơ mi nam, áo thun nữ, quần dài nam, túi xách, thắt lưng… dù là hàng “xịn” nhưng lại được nhập với giá rẻ mạt. Toàn bộ lô hàng này khi về Việt Nam chỉ phải đóng 27 triệu đồng tiền thuế.
Đến ngày 6/12 cơ quan chức năng đã đình chỉ kinh doanh và niêm phong cửa hàng Gucci – Milano (tại số 88 Đồng Khởi, quận 1, TPHCM) để phục vụ công tác điều tra.
Hiện 2 vụ hàng hiệu được nghi là hàng nhập lậu đang được cơ quan chức năng mở rộng điều tra làm rõ.
Theo TNO
Hô biến bột ngọt TQ thành Miwon, Ajinomoto
Lực lượng quản lý thị trường đang xử lý cơ sở sang chiết bột ngọt Trung Quốc thành Miwon và Ajinomoto
Sáng 26/11, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Phan Tấn Anh Việt và bà Trịnh Thị Thùy Trang (P.8, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) do sang chiết bột ngọt Trung Quốc qua bao bì mang nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto.
Kiểm tra địa điểm trên, lực lượng quản lý thị trường và công an kinh tế đã phát hiện 60kg bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc cùng 10 vỏ bao bột ngọt loại này đã sử dụng, 300 gói bột ngọt loại 100 gam mang nhãn hiệu Miwon, 114 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Miwon, 36 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Ajinomoto, 9kg bao bóng (để đóng gói bột ngọt giả nhãn hiệu sau khi sang chiết) và 2 máy dập bao bì.
Theo lời bà Trang, gia đình bà mua các bao bột ngọt Trung Quốc từ một tiểu thương ở chợ Tuy Hòa, giá 800.000 đồng về sang chiết qua các bao bì nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto (mua lại của một người khách vãng lai) để bán kiếm lời, thị trường tiêu thụ chính là xã Sơn Thành, huyện Tây Hòa (Phú Yên).
Bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc trên bao bì ghi sản xuất ngày 2/9/2012, thời gian sử dụng 3 năm. Tuy nhiên, trên các bao bì nhỏ được gia đình bà Trang sang chiết và những bao bì trống mang nhãn hiệu Miwon lại ghi ngày sản xuất 28/12/2012, Ajinomoto ghi ngày 16/10/2012; thời hạn sử dụng 5 năm.
Theo 24h
Bắt hàng chục tấn hàng lậu Sáng nay 19.10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ - Công an TP.Hà Nội, cho biết vừa phối hợp cùng lực lượng quản lý thị trường, Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ), phát hiện bắt giữ một khối lượng hàng nhập lậu lớn trên phố Nguyễn Tư Giản (P.Phúc Tân, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội). Theo...