Lại Bắc Hải Đăng bật mí về chương trình không thể lên sóng
Chàng đạo diễn trẻ của Điều ước thứ 7 cho biết, có lần thực hiện xong câu chuyện về một anh chàng học nhạc viện yêu cô gái mù và mơ ước thi Sao Mai nhưng hóa ra anh ta đã có vợ.
Để đem những ý tưởng lãng mạn, hiện thực hóa ước mơ cho từng người vào mỗi tuần không phải việc đơn giản. Ê-kíp Điều ước thứ 7 (DUT7) đã phải lao tâm khổ tứ, không quản ngại cả nguy hiểm để hiện thực hóa ước mơ của những người họ cho là xứng đáng được nhận.
Đi tìm những điều ước
- Mỗi tuần khán giả truyền hình lại được chứng kiến ê-kíp thực hiện điều ước cho một người nào đó. Khi khán giả đã quen mặt ê-kíp, liệu chương trình còn gây được bất ngờ nữa không?
- Trong quá trình tiếp cận nhân vật chúng tôi chỉ cử một người đi thôi và lấy một lý do nào đó để nhân vật không nghi ngờ. Cho đến giờ vẫn chưa bị lộ lần nào. Mặt khác những người mà chương trình tiếp cận có 60 đến 70% không xem ti-vi, nên họ không hề biết về chương trình.
Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng.
- Để tìm điều ước có khó không?
- Để tìm câu chuyện hay không khó, nhưng tìm được đúng người có điều ước đúng với tiêu chí của chương trình rất khó. Ngoài ra, như chúng tôi đã nói, DUT7 không phải chương trình từ thiện nên sẽ không thể hiện thực hóa những mong ước vật chất như mong có tiền để chữa bệnh cho người thân chẳng hạn. Chúng tôi sẽ chỉ có thể đem tới những món quà tinh thần để mọi người cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa và đáng sống hơn.
- Chúng tôi cũng cảm thấy hơi lo ngại cho ê-kíp đấy vì nghe đâu nhà đài muốn duy trì DUT7 như một chương trình dài hơi?
- Khi mới ra mắt, anh Lại Văn Sâm (Trưởng ban VTV3) nói với báo chí muốn làm chương trình này tới 5 năm, 10 năm khiến ê-kíp tá hỏa vì cho đến giờ chúng tôi vẫn ăn đong từng chương trình, chưa bao giờ có của để dành cả. Lúc nào ê-kíp cũng trong tình trạng như làm truyền hình trực tiếp, có những tuần sắp đến ngày phát sóng mà vẫn chưa tìm ra điều ước.
Có rất nhiều tình huống phát sinh ngoài ý muốn. Đơn cử khi tiếp xúc nhân vật, thấy họ rất “cứng”, gặp tình huống bất ngờ không có phản ứng gì cả thì mình có làm gì bất ngờ cũng vô nghĩa. Ngoài ra, chúng tôi còn phải làm nhiều chương trình khác nữa nên bị chia sẻ thời gian.
- Điều đó có ảnh hưởng đến sức sáng tạo của ê-kíp không?
Video đang HOT
- Ít nhiều chúng tôi cũng thấy mệt mỏi. Nhưng việc mỗi tuần chỉ làm có một số cũng có cái hay, vì chúng tôi sẽ chỉ chăm chăm thực hiện một điều ước, dành tất cả mọi tâm huyết cho nó, và không bị chi phối là cái này hay phải để dành cho ý tưởng sau… Hiện tại chúng tôi vẫn cố gắng làm mỗi tuần một số, nếu làm không xong thì xin phép phát lại số cũ.
Hình ảnh đám cưới anh Vượng, chị Loan trong chương trình truyền hình thực tế Điều ước thứ 7 đã đoạt giải Hình ảnh nhân văn ấn tượng nhất của giải Ấn tượng VTV vừa qua.
Khi điều ước ngoài tầm với của chương trình…
- Nếu nhân vật hay, nhưng điều ước của họ ngoài tầm với, chương trình có thể thay bằng điều ước khác?
- Trong mọi trường hợp chúng tôi cố gắng thực hiện đúng điều ước của họ, tất nhiên chỉ là điều ước về mặt tinh thần thôi nhé. Ngoài ra thì chúng tôi cũng phải chọn nhân vật có điều ước phù hợp với chương trình.
Đơn cử ở Viện huyết học có rất nhiều em bé hoàn cảnh, có em sức khỏe ngàn cân treo sợi tóc, gia cảnh khó khăn. Chúng tôi đã chọn thực hiện điều ước được gặp ca sĩ yêu thích của một em bé. Ngoài ra DUT7 cũng có thể thực hiện điều ước do nhiều người mong muốn cho một nhân vật nào đó. Chúng tôi có đọc một bài báo về một bà lão cô đơn, cưu mang một bầy mèo. Cư dân mạng nhìn gia cảnh của bà đã ước giá mà bà có một môi trường tốt hơn. Thế là chúng tôi đến đó thuyết phục bà để chúng tôi dọn dẹp lại căn nhà. Ban đầu bà đuổi dữ lắm, nhưng sau đó đã đồng ý. Khi chương trình dọn dẹp xong, bà đã rất vui.
- Điều ước nào ê-kíp thấy khó thực hiện nhất?
- Đó là trường hợp lớp học của một thầy giáo người Kinh ở Lũng Mần, nơi xa nhất ở Cao Bằng. Chúng tôi trao đổi với thầy giáo rồi, thấy trên đó thiếu đủ thứ cơ bản, nhưng cuối cùng vẫn chưa biết sẽ thực hiện điều gì cho thầy. Muốn có nước thì chịu rồi, chỉ có thể chờ mưa, hoặc xuống núi gánh lên. Còn điện thì có thể tặng thầy máy phát điện. Biên tập đi tiền trạm về cho biết, các cháu học sinh ở đó không biết tiếng Kinh, hỏi 10 câu không trả lời 1 câu. Giao tiếp với người không hiểu ý nghĩa của việc mình làm thì chương trình rất khó có cảm xúc. Mà nếu không làm ngay thì không thể kịp cho số phát sóng vào ngày khai giảng 5/9.
Cuối cùng chúng tôi quyết định sẽ làm một lễ khai giảng cho lớp học của thầy, tặng quà cho học sinh, với mong muốn đem niềm vui, kỷ niệm đáng nhớ ngày đầu năm cho các em học sinh. Cả ê-kíp và thiết bị truyền hình được bộ đội biên phòng chở bằng ô-tô lên. Đường lên đó xa 10 km, dốc ngược, toàn đá rất trơn. Lúc về, nghe anh lái xe kể có lúc mất lái, xe suýt lồng xuống vực khiến cả ê-kíp sợ hết hồn.
Xem lại chương trình thấy quả thực ê-kíp quá liều. Bọn tôi lên rừng, xuống biển rồi, nhưng lần này quá nguy hiểm. Vợ tôi xem chương trình này đã trách tôi rất nhiều. Nhưng chúng tôi cũng rất vui vì hành trình lên Lũng Mần đã cho khán giả thấy đường tới trường của những em bé dân tộc khó khăn thế nào, càng cảm phục những người thầy đã tình nguyện ở lại nơi này.
- Những điều ước nào ê-kíp không thể thực hiện được?
- Có một chương trình rất hay, trước lúc phát sóng đúng 1 tiếng, nhân vật nói ra sự thật, và không phát được nữa. Anh này học nhạc viện, yêu một cô gái mù, dù gia đình phản đối họ vẫn lấy nhau. Cả hai cùng ước mơ được tham gia Sao Mai – Điểm hẹn nên khi sinh con họ đặt tên con là Sao Mai. Thời điểm làm chương trình đúng lúc cuộc thi Sao Mai – Điểm hẹn diễn ra. Khi đưa anh ấy lên sân khấu hát, kể câu chuyện của hai anh chị khán giả ai cũng bất ngờ, cảm động. Sau chương trình báo chí đưa tin, lúc đó mới vỡ lở ra là anh ấy đã có vợ từ trước. Cô vợ này khi biết tin đã lên tiếng…
Cuối cùng chúng tôi quyết định không phát chương trình nữa. Vì trong chương trình anh ấy là con người tuyệt vời, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Anh Lại Văn Sâm có nói một câu rằng DUT7 thực hiện ước mơ tử tế dành cho người tử tế. Đó là sự tử tế, đúng đắn, chính trực hàng ngày chúng tôi muốn hướng đến.
Theo Ngọc Diệp/ Thể thao Văn hóa cuối tuần
Chuyện ngày ấy, bây giờ của 10 BTV và MC quen thuộc trên VTV
Những BTV truyền hình nổi tiếng như Kim Tiến, Lại Văn Sâm, Tạ Bích Loan... luôn có chỗ đứng riêng trong lòng khán giả.
NSƯT Kim Tiến là một trong những thế hệ biên tập viên truyền hình đầu tiên để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả truyền hình bằng một giọng nói ngọt ngào, truyền cảm. Khán giả nhớ đến bà nhiều nhất qua giọng thuyết minh bộ phimTây Du ký. Hiện nay, bà đã nghỉ hưu và đảm nhận vai trò hướng dẫn, giảng dạy cho cho các phát thanh viên, MC trẻ.
Nhà báo Lại Văn Sâm gắn liền với khán giả VTV gần 20 năm qua thông qua các chương trình như SV 96, Trò chơi liên tỉnh, Đấu trí, Chúng tôi là chiến sĩ... Hiện nay, anh đang đảm nhận cương vị Trưởng ban sản xuất các chương trình Giải trí và dẫn gameshow ăn khách Ai là triệu phú.
Nhà báo Tạ Bích Loan là người đứng sau tạo nên thành công cho các chương trình Đường lên đỉnh Olympia, 7 sắc cầu vồng, Người đương thời... Hiện tại, chị đang đảm nhận vai trò quản lý và hiện là Trưởng ban Thanh thiếu niên (VTV6) của Đài THVN.
Nhà báo Trịnh Long Vũ gắn liền với công việc MC của chương trình Chiếc nón kỳ diệu. Mặc dù có chuyên môn nghiệp vụ về thể thao song tên tuổi của anh vẫn gắn chặt với gameshow này. Hiện nay anh đã lui về hậu trường làm công tác quản lý với cương vị Trưởng ban biên tập truyền hình Cáp của Đài THVN.
MC Thảo Vân được khán giả biết đến thông qua chương trình Gặp nhau cuối tuần. Sau khi chia tay diễn viên Công Lý, chị sống cùng cậu con trai nhỏ và tiếp tục công việc ở một trường ĐH lớn tại Hà Nội. Cách đây không lâu, Thảo Vân mắc bệnh teo thuỳ não dù cô mới bước qua tuổi tứ tuần.
MC Anh Tuấn nổi tiếng với vai trò người dẫn chương trình của Trò chơi âm nhạc phiên bản đầu tiên cùng với Diễm Quỳnh. Ngoài vai trò MC, BTV truyền hình, Anh Tuấn còn biết đến với vai trò nhà sản xuất âm nhạc quốc tế nổi tiếng. Anh từng lập gia đình 2 lần. Hiện nay, anh đang sống cùng với người vợ 9X tên là Hồng Nhung.
Diễm Quỳnh nổi tiếng cùng với MC Anh Tuấn khi dẫn dắt chương trình Trò chơi âm nhạc. Sau thời gian dài làm việc, chị dần lui vào hậu trường và đảm nhận vị trí phó trưởng ban Thanh thiếu niên (VTV6). Ngoài ra, Diễm Quỳnh còn tham gia trong các chương trình Cầu vồng với cương vị Ban giám khảo của cuộc thi.
MC Minh Vũ là con trai cố nhà thơ Lưu Quang Vũ. Khán giả bắt đầu biết tới Lưu Minh Vũ khi anh tham gia dẫn chương trình Hãy chọn giá đúng. Sau thành công của chương trình, anh tiếp tục được đảm nhận vai trò MC trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia vào các năm 2000, 2002 và 2003.
BTV Quang Minh là gương mặt thường xuyên xuất hiện trên Bản tin thời sự 19h. Đây là bản tin quan trọng nhất của Đài THVN. Hiện anh đang là một trong những BTV thời sự được yêu thích nhất của VTV.
Hoài Anh là MC nói giọng Nam đầu tiên xuất hiện trong chương trình Bản tin thời sự 19h của ĐTH Việt Nam. Hiện tại cô vẫn tiếp tục đảm nhận vai trò này và được nhiều khán giả truyền hình yêu mến.
Đan Lê được nhiều người chú ý khi tham gia dẫn chương trình Dự báo thời tiết của Bản tin thời sự 19h. Sau khi kết hôn cùng đạo diễn Khải Anh, người đẹp chuyển sang một đài truyền hình khác và chủ yếu làm công việc biên tập.
Theo Zing
MC, BTV nổi tiếng của VTV - Ngày ấy, bây giờ Dù còn lên hình hay không, dù công tác ở vị trí nào, họ luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả truyền hình Việt Nam qua nhiều thế hệ. Nhà báo Lại Văn Sâm Nhắc đến nhà báo Lại Văn Sâm, khán giả của VTV gần 20 năm qua luôn liên tưởng đến những chương trình như: SV 96, Trò...