Lady Gaga dịu dàng hôn chồng chưa cưới trên thảm đỏ
Nữ ca sĩ được vị hôn phu tới ủng hộ khi bộ phim đầu tiên của cô ra mắt.
Lady Gaga diện váy đỏ rực rỡ tới lễ ra mắt phim “American Horror Story: Hotel” ở Los Angeles tối 3/10. Cô sánh đôi ngọt ngào bên vị hôn phu – nam diễn viên Taylor Kinney.
Gaga và Taylor đã đính hôn từ lâu nhưng vẫn giữ kín kế hoạch tổ chức đám cưới.
Mỗi khi xuất hiện bên người yêu, “bà mẹ quái vật” đều rất dịu dàng, quyến rũ.
Gaga hạnh phúc khi được Taylor đến ủng hộ trong buổi ra mắt phim đầu tay của cô. Đây là lần đầu tiên nữ ca sĩ thử sức trong lĩnh vực diễn xuất.
Gaga hào hứng chia sẻ trên Twitter trước khi đến rạp: “Không thể tin nổi là tôi sắp tới buổi ra mắt bộ phim đầu tiên trong đời với tư cách là một diễn viên! Tôi không thể nào vinh dự hơn khi được tham gia vào dàn diễn viên tài năng tuyệt vời”.
Video đang HOT
Gaga bên dàn diễn viên của “American Horror Story: Hotel” – phần 5 trong bộ phim truyền hình kinh dị ăn khách “American Horror Story”. Phim được phát sóng từ ngày 7/10 trên kênh FX của Mỹ.
Gaga được nhà sản xuất phim ca ngợi là một người “hài hước, chuyên nghiệp và rất có năng khiếu diễn xuất”. Cô nhận được sự yêu mến đặc biệt của toàn bộ ê-kíp làm phim.
Theo VNE
Người phụ nữ 40 năm thủ tiết thờ chồng chưa cưới
Cô thôn nữ ở làng quê sỏi đá xứ Nghệ đem lòng yêu một người lính. Chưa kịp nói lời thương, chàng trai đã phải cầm súng ra trận. Tình yêu lớn dần trong mưa bom, bão đạn. Oan nghiệt thay, đúng ngày anh chuẩn bị về quê làm đám cưới với cô thì đơn bị anh bị bom Mỹ đánh trúng...
Mối tình cách trở nhiều nước mắt
Cô thôn nữ năm nào với câu chuyện tình yêu cảm động ấy, bây giờ là bà Hoàng Thị Trinh - người hơn 40 năm qua vẫn thủ tiết với "người chồng" hy sinh ngay trước ngày cưới.
Cô sinh ra tại quê nghèo xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Tuổi thơ Trinh êm đềm, vui vẻ cho tới năm lên 7 tuổi thì bị một cái nhọt lớn ở bắp chân trái. Chữa mãi không khỏi, cô mang tật đi tập tễnh. Tuy bị dị tật ở chân nhưng bù lại cô Trinh có nhan sắc, lại được đi học hơn chúng bạn nên được nhiều người thương, trong đó có anh Hồ Đức Tín.
"Hồi đó tui dại lắm, có biết chi mô. Ưa anh Tín rồi mà không biết nói. Gặp anh là tui ngượng chín cả mặt. Mà anh Tín cũng lạ, con trai mà cũng không ngỏ lời chi hết. Mãi sau ni đi bộ đội viết thư về anh mới nói", bà Trinh bùi ngùi tâm sự.
Hơn 40 năm qua, bà Trinh vẫn thủ tiết thờ chồng chưa cưới.
Một ngày tháng 2/1965, anh Tín lên đường nhập ngũ, làm linh bao vu, phu trach Đai vô tuyên 15W ơ Khu trung tâm chiên trương Hương Hoa, Quang Tri. Sau môi lân hanh quân hay chiên thăng giăc, anh Tín đêu viêt thư vê cho cô, lúc này đã là cô giáo làng. Những cánh thư xa gói trọn niềm nhung nhớ. Cư thê, tinh cam của họ lơn dân, vượt qua mưa bom, bão đạn...
Năm 1971, anh Tín gửi thư về cho cô, hẹn đến ngày được nghỉ phép, anh sẽ về cùng cô làm đám cưới.
Bà đã quyết định xin "nhà chồng" cho đưa ảnh "chồng" về nhà mình để thờ phụng.
Ngày 30/4/1971, anh Tín báo cáo với chỉ huy xin cắt phép về quê cưới vợ. Oan nghiệt thay, tối ngày 1/5, sau bữa cơm chiều chia tay đồng đội, đơn vị anh Tín bị bom Mỹ đánh trúng. Anh cùng hai đồng đội khác hy sinh.
Ở hậu phương, cô giáo làng lâng lâng chờ đợi. Nhưng hết tháng 5 rồi qua tháng 6 vẫn chưa thấy anh về. Bao nhiêu lá thư đi đều không có hồi âm.
"Mãi đến đầu tháng 9 năm đó, một đồng đội của anh mới báo về cho tui và gia đình. Tui nhận được thư khi đang đứng lớp, mở ra đọc được mấy dòng thì ngất luôn không còn biết chi nữa", nói tới đây bà lại khóc, nước mắt lăn dài qua khóe mắt chân chim...
Hóa vàng nhật ký!
Từ ngày ấy, bao nhiêu nỗi nhớ anh cô gửi vào trang nhật ký. "Tui khóc đến mức cơ thể gầy lép như con mắm mòi. Ban đầu bố tui chỉ đi vô đi ra im lặng không nói năng chi. Nhưng sau đó thấy tui cứ ôm đống thư và nhật ký mà khóc ngày ni qua ngày khác, ông sợ tui chết mòn nên bắt tui phải đoạn tuyệt với anh Tín bằng cách phải đốt hết thư và nhật ký. Tui nói "dạ", nhưng sau đó lén bố bỏ tất cả vào cái rương rồi gác lên trần nhà. Nhưng chỉ quên được mấy hôm. Sau đó đi dạy về là tui lại ngước mắt lên trần nhà và khóc. Có lần bố tui phát hiện, nói: "con không đốt được thì để bố đốt". Rứa là ông ôm cái rương ra sân, thắp hương van vái chi đó tui nghe không rõ rồi hóa vàng hết cả".
Cả cuộc đời bà Trinh ôm trọn một mối tình.
Nhưng đốt cuốn này lại có cuốn khác. Tuổi thanh xuân cứ lặng lẽ trôi qua như thế. Rồi người phụ nữ thủy chung ấy bỗng bừng tỉnh nghĩ: Mình phải sống, không chỉ sống cho mình mà sống cả cho anh.
Nhật ký bà Trinh viết: "Đến hôm nay em phải mạnh mẽ thôi, nước mắt chẳng còn chảy dài trên má mà chảy ngược vào trong. Chiến tranh đã lấy đi anh. Nhưng em phải dặn lòng vững tâm lên để sống, để làm việc, để có thể ngẩng cao đầu mỗi khi sang ngôi nhà nơi đã từng có hình bóng anh, nơi mà em đã từng ước rằng mình sẽ là một người vợ, người con dâu tốt".
Sau bận đó, bà lại có một quyết định gây sốc. Bà tuyên bố: "Cả đời ni tui là vợ anh Tín. Tui đã nói, anh Tín là chồng tui. Chồng tui mất thì tui thờ, nên tui sang xin phép bố mẹ, người thân của anh nhận tui làm con dâu. Tui cũng xin đưa ảnh anh về lập bàn thờ ở nhà mình để hằng ngày lo hương khói cho anh".
"Lúc đầu bố, các em tui phản đối dữ lắm. Họ sợ tui làm thế sau này không ai lấy nữa. Nhưng tui đã nói rồi mà cả đời ni tui là vợ anh Tín thì còn lấy ai nữa. Sau ngày anh mất, cũng có vài ba đám đến hỏi cưới tui. Nhưng tui luôn nhắc mình rằng tui là vợ anh Tín nên 40 năm ni có đám mô hỏi tui từ chối hết. Tui biết, tui không thương ai được nữa cũng như không ai có thể mang lại hạnh phúc cho tui mô. Anh Tín lấy hết tình yêu của tui rồi".
40 năm thủ tiết thờ chồng chưa cưới
Năm tháng chồng chất năm tháng, cô giáo trường làng trẻ trung ngày nào giờ đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, đầu điểm 2 thứ tóc. Bà vẫn ngày đêm thui thủi với quầy hàng tạp hóa áp tường nhà người em trai. 40 năm đã trôi xa, bà vẫn ôm di ảnh người thương để sống.
Chọn cuộc sống chăn đơn gối chiếc, hàng ngày lẻ bóng nhưng chưa một lần bà than thở nuối tiếc. Bà cất giữ những kỷ niệm về "chồng" như cất giữ những báu vật. Nhìn lên bàn thờ còn mỗi bát nhang, bà rơi lệ: "Kỷ vật duy nhất của anh mà tui còn giữ được là di ảnh thì năm ngoái cháy nhà, cháy luôn bàn thờ nên cũng hóa vàng mất rồi. Giờ chỉ còn mỗi bát nhang trơ trọi trên bàn thờ chung. Có lẽ anh muốn tui quên nên thiêu trụi hết đó".
Giờ bà chỉ còn bức ảnh truyền thần của người "chồng" đã hy sinh. Ký ức, kỷ vật ít ỏi nhưng là nhựa sống cho bà suốt 40 năm qua. Chính kỷ niệm tình yêu với người bà chưa một lần được gọi là chồng đã giúp bà vượt qua bao cô đơn, tủi hờn trong cuộc sống...
Hồng Thắm
Theo Dantri