Lách luật để “xẻ thịt” động vật hoang dã
Việt Nam đang bị thẻ đỏ đối với hoạt động bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề lách luật
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) vừa công bố báo cáo đánh giá hiện trạng của các quốc gia về tuân thủ và thực thi các cam kết CITES (Công ước về buôn bán quốc tế những loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).
Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia thực thi đáng lo ngại nhất, với thẻ màu đỏ. Vụ việc đã khiến các nhà khoa học và nhà bảo tồn một lần nữa lên tiếng lo ngại về những bất cập đối với hoạt động bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam, đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề lách luật.
Khuyến khích săn trộm
Không quá bi quan với công bố của WWF, GS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Việt Nam, cho rằng việc bảo tồn ĐVHD đang có nhiều điểm sáng vì Nhà nước bắt đầu quan tâm tới lĩnh vực này thông qua nhiều chương trình, kế hoạch bảo tồn và quy định pháp luật.
Tuy nhiên, so với thế giới, Việt Nam đang đi sau nên không thể tránh khỏi những sai sót do thiếu kinh nghiệm. “Nói như vậy không có nghĩa là cứ tiếp tục sai sót mà cần nhanh chóng thay đổi để không xảy ra những trường hợp thương tâm như tê giác Java đã tuyệt chủng năm 2011!” – GS Đặng Huy Huỳnh nhấn mạnh.
Hiện nay, 2 quy định pháp luật gây lo ngại nhất đối với các nhà khoa học và các nhà bảo tồn là Nghị định 32/2006 do Chính phủ ban hành về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và Thông tư 90/2008 do Bộ NN-PTNT ban hành về việc hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi tịch thu.
Video đang HOT
Thả đồi mồi về Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Điều 9 của Nghị định 32 cho phép kinh doanh, chế biến với mục đích thương mại các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm II B là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước, không còn khả năng cứu hộ, thả lại môi trường. Theo GS Đặng Huy Huỳnh, những quy định này có sự không nhất quán vì pháp luật Việt Nam cấm buôn bán, săn bắn ĐVHD nhưng lại cho chế biến kinh doanh, dẫn đến việc cấm chưa triệt để và không đủ sức răn đe.
Còn Thông tư90 cho phépbán, chuyển ĐVHD cho các cơ sở bào chế thuốc nếu đã chết và bán cho các cơ sở nuôi động vật hợp pháp nếu còn sống. Đây là một sơ hở vì thuốc cũng là sản phẩm, được bán ra thị trường.Bên cạnh đó, việc phân tích tác dụng củaĐVHD trong việc làm thuốc vẫn chưa rõ ràng. Vì thế, ở một mức độ nào đó, việc cho phép kinh doanh hoặc làm thuốc sẽ kích thích việc săn bắn và tiêu thụ ĐVHD.
Hợp pháp hóa sai phạm
Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực ngăn chặn các vi phạm liên quan tới ĐVHD, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) – một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam – đã ghi nhận nhiều tang vật tịch thu trong các vụ vi phạm bị bán đấu giá. Ông Nguyễn Việt Hưng, Phó Giám đốc ENV, phân tích: “Những ĐVHD cho phép buôn bán do đã chết, không thể thả về môi trường nhưng lại không quy định rõ chết ở giai đoạn nào là một kẽ hở để lách luật vì có trường hợp cứu hộ xong, khi đưa về trụ sở tạm thời thì suy giảm sức khỏe do sinh cảnh sống không bảo đảm”.
Theo nhận xét của ENV, hầu hết các vụ bán đấu giá ĐVHD đều được tiến hành trong vòng một, hai ngày sau khi bị phát hiện và thu giữ, thậm chí ngay trong đêm. Tê tê là một trong những loài thường bị bán đấu giá nhất. Các cơ quan chức năng cho biết người mua là các trang trại gây nuôi tê tê.
Nhưng trên thực tế, gây nuôi tê tê gần như không đem lại hiệu quả kinh tế bởi đặc tính sinh thái của loài này khiến chúng gần như không có khả năng sinh trưởng trong môi trường nuôi nhốt. Điều tra của ENV cho thấy có không ít đối tượng núp bóng “trang trại nuôi nhốt tê tê” để tham gia các cuộc bán đấu giá của cơ quan chức năng địa phương, rồi chuyển ra ngoài tiêu thụ.
Ngoài tê tê, hổ cũng là loài ĐVHD bị buôn bán trái phép trên thị trường. Vừa qua, ENV đã tiến hành điều tra 12 cơ sở nuôi nhốt hổ có phép tại Việt Nam và phát hiện 6 cơ sở buôn bán trái phép.
“Nhìn một cách tổng quát, việc bán đấu giá đi ngược lại chức năng ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD của cơ quan thực thi pháp luậtvì bán đấu giá dưới hình thức nào cũng là tham gia đường dây tiêu thụ, buôn bán ĐVHD. Nguy hiểm hơn, việc bán đấu giá của cơ quan chức năng không khác gì hợp thức hóa các sản phẩm phi pháp trên thị trường, gây khó khăn cho quá trình quản lý” – ông Hưng nhận định.
Cần minh bạch việc cấm – cho Theo ông Nguyễn Việt Hưng, một trong số những lý do được đưa ra là nhiều loài ĐVHD có giá trị kinh tế cao nên bán đấu giá sẽ tăng thêm kinh phí cho ngân sách. “Nếu muốn tăng ngân sách nên tăng khung hình phạt và xử phạt đối tượng vi phạm nghiêm minh, chứ không nên bán đấu giá. Phải tách bạch rõ ràng hai chức năng bảo vệ ĐVHD và tăng nguồn thu cho ngân sách để bảo đảm quá trình thực thi pháp luật được minh bạch, nghiêm khắc” – ông Hưng nhấn mạnh. GS Đặng Huy Huỳnh cho rằng đã cấm thì phải thực hiện thật triệt để. Nếu các cơ quan chức năng thấy rằng loài nào số lượng còn nhiều, có tiềm năng khai thác thì phải tiến hành khảo sát về vai trò của chúng với thiên nhiên, trữ lượng…, sau đó công bố giới hạn khai thác. “Cấm hay cho phải minh bạch chứ không thể vừa cấm vừa hạn chế khai thác, rất dễ cho các đối tượng lợi dụng lách luật!” – GS Huỳnh nói.
Theo NLD
"Xẻ thịt" động vật hoang dã ngâm rượu: Kẽ hở chế tài
Ngoài thu mua hàng tươi sống để chế biến các món ăn, nấu cao, động vật hoang dã (ĐVHD) còn được dân buôn tìm kiếm để "xẻ thịt" ngâm rượu. Thực trạng trên diễn ra ngày càng phổ biến, công khai, song chế tài xử lý lại bộc lộ những kẽ hở.
Dân buôn tích cực tìm kiếm rắn hổ mang chúa để ngâm rượu
Đại diện Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội cho hay: Tội phạm mua bán, vận chuyển ĐVHD trên địa bàn Thủ đô vẫn diễn biến phức tạp, "hàng" chủ yếu thẩm lậu từ một số nước lân cận vào Việt Nam, trong đó hổ vẫn là "món hàng" được chuộng nhất. Từ đầu năm 2012 đến nay, lực lượng PCTP về môi trường đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ các đối tượng mua bán, vận chuyển, giết thịt hổ, sản phẩm từ hổ trên địa bàn Thủ đô. Điển hình phải kể đến vụ Đội 2 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, bắt Nguyễn Thị Thanh (SN 1967), cùng 3 đối tượng đang tổ chức xẻ thịt, róc xương cá thể hổ nặng 150kg, nấu cao tại khu bếp nhà hàng Tây Bắc Quán (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân).
So với các loài ĐVHD khác, buôn hổ đem lại lợi nhuận cao, nhưng vận chuyển dễ bị phát hiện. Cơ quan công an đang xác minh thông tin về một đường dây buôn hổ tinh vi từ nước ngoài vào Việt Nam. Tài liệu ban đầu cho thấy, ngay từ biên giới, hổ được các đối tượng sơ chế, róc thịt, chặt nhỏ xương, chia lẻ rồi vận chuyển vào nội địa. Thậm chí, các đối tượng còn tổ chức nấu cao từ nước ngoài rồi mang vào Việt Nam tiêu thụ - một cán bộ Đội 3, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội nói.
Mua bán ĐVHD trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp
Ngoài thu mua hàng tươi sống để chế biến làm món ăn, nấu cao, ĐVHD đang được dân buôn tích cực tìm kiếm để "xẻ thịt" ngâm rượu. Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều nhà hàng, quán ăn bày công khai các bình rượu ngâm với rắn hổ mang chúa, tay gấu, kỳ đà, bất chấp các quy định của pháp luật.
Dẫn chứng vụ thu giữ 11 bình rượu ngâm động vật hoang dã tại một cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình, cuối tháng 4-2012 vừa qua, Trung úy Lê Ngọc Thái - cán bộ Đội 3 cho biết: Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện cửa hàng bày bán 3 bình rượu ngâm 3 cá thể rắn hổ mang chúa - loài động vật nhóm IB, nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, săn bắt, giết mổ vì mục đích thương mại; 5 bình ngâm 5 cá thể rắn hổ mang thường; 3 bình ngâm 3 cá thể kỳ đà hoa - đều thuộc nhóm IIB, các loài động vật hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.
Ông Khuất Phú Hưởng - chủ cửa hàng cho hay, ông mua các bình rượu ngâm động vật hoang dã trên của một người không quen biết, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo Trung úy Lê Ngọc Thái: hành vi kinh doanh động vật hoang dã nhóm I, IIB, chế biến thành hàng hóa, sản phẩm của ông Hưởng có dấu hiệu của tội: "Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm". ĐVHD ngâm rượu được các chuyên gia nhận định là sản phẩm động vật. Tuy nhiên, hơn 3 tháng qua, cơ quan có thẩm quyền chưa thể định giá loại "rượu bổ" này vì chưa có căn cứ, hướng dẫn định giá. "Nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đây chính là kẽ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động" - đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường thẳng thắn. Thử hình dung, lợi dụng kẽ hở này, quá trình vận chuyển, "giao dịch" ĐVHD, các đối tượng đối phó cơ quan công an bằng cách ngâm các cá thể động vật quý hiếm vào dung dịch cồn, xử lý ra sao?
Một trong những khó khăn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán động vật, sản phẩm ĐVHD hiện nay chính là việc nhiều địa phương cho phép phát triển ồ ạt các trại nuôi nhốt động vật quý hiếm. Số loài, cá thể ĐVHD đang tăng lên đáng kể, song việc kiểm soát "đầu ra" của các trang trại này thiếu chặt chẽ. Cơ quan công an từng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển ĐVHD, song các đối tượng xuất trình được đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có xác nhận của cơ quan kiểm lâm. Việc quay vòng giấy phép vận chuyển, "độn" ĐVHD ngoài tự nhiên với động vật nuôi nhốt, đến các chuyên gia cũng khó phân định, chưa nói đến Cảnh sát PCTP về môi trường - đại diện cơ quan công an chia sẻ.
Theo ANTD
Khởi tố 8 đối tượng giết hại bò tót Các đối tượng này đã dùng súng tự chế bắn chết một con bò tót ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung rồi xẻ thịt chia nhau. Ngày 31.7, Công an huyện Krông Nô (Đăk Nông) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với: Chìu A Lộc (SN 1962), Lý Văn Đức (SN 1970), Trương Văn...